Sa kê là loại rượu nổi tiếng của người Nhật, được xem là biểu tượng cho văn hóa ẩm thực của đất nước hoa anh đào, bên cạnh món sushi.
Rượu sa kê vẫn được xem là một loại rượu gạo vì hương vị của chúng khá giống rượu gạo nhưng cách chế biến lại giống bia hơn là rượu.
Lịch sử của sa-kê
Không ai biết chắc chắn về nguồn gốc của rượu sa kê. Tuy nhiên, một vài nhà nghiên cứu ẩm thực cho rằng sa kê có nguồn gốc từ Trung Quốc, du nhập đến Nhật Bản khi người Nhật bước vào giai đoạn trồng lúa (khoảng những năm 300 trước Công nguyên).
Sa kê xưa được làm theo cách khác hẳn cách làm rượu hiện đại ngày nay. Người Nhật (thời điểm xa xưa) đã nhai cơm, hạt kê và hạt dẻ rồi nhổ chúng vào một chiếc bình lớn. Loại rượu này đã được chế biến như vậy trong suốt nhiều thế kỷ. Quá trình này được thay thế bằng một phương pháp khác, khi con người phát hiện ra rằng men và enzyme nấm có thể thay thế cho nước bọt (một loại enzyme giúp các thành phần của rượu lên men).
Việc chế biến rượu sa kê tiếp tục được cải tiến qua nhiều thế kỷ.Thay đổi cuối cùng trong cách chế biến rượu diễn ra trong giai đoạn Chiến tranh thế giới lần thứ 2. Kết quả là chúng ta có được cách sản xuất rượu hiện đại như ngày nay. Do thiếu gạo, chính phủ Nhật đã đồng ý cho thêm cồn nguyên chất và đường glucose trộn cùng với gạo. Nhờ đó, sản lượng rượu thành phẩm cao gấp bốn lần so với cách chế biến truyền thống trước kia. Ngày nay, khoảng 90% rượu sa kê được làm theo phương pháp này và được bán với giá rẻ hơn, ở các chợ, cửa hàng và siêu thị. Thành phần duy nhất được cho thêm vào để làm tăng chất lượng của rượu thường là nước, đặc biệt là nước cứng (loại nước có nhiều muối vô cơ).
Phân loại rượu sa kê
Nếu chỉ uống sa kê ở các nhà hàng Nhật, có thể bạn sẽ không được thưởng thức loại sa kê ngon nhất. Ngoài loại rượu bình thường, sa kê còn có một loại nồng độ cồn tương đối nhẹ được gọi theo tiếng Nhật là “futsu - shu”, tương đương với rượu vang. Còn Tokutei meishoshu là một loại rượu sake đặc biệt, có độ cồn cao và khá ngon.
Cách uống sa kê
Rượu sa kê có thể uống lạnh bằng cách ướp với đá, uống nóng bằng cách ngâm vào nước nóng hoặc uống ở nhiệt độ bình thường. Một số loại sa kê luôn được phục vụ nóng nhằm giấu đi những chất cặn có trong rượu.
Loại rượu này không thể để lâu. Rượu sa kê, đặc biệt là những loại có chất lượng cao, sẽ bắt đầu bị ô-xy hóa một cách nhanh chóng sau khi đã mở chai. Do đó, bạn chỉ có thể bảo quản lạnh chai rượu đã khui chỉ trong vòng hai ngày. Tuy nhiên, có thể sử dụng những chai rượu còn thừa này cho việc nấu nướng, chế biến món ăn.
Mùi vị của sa-kê
Vị của sa kê tương tự như rượu gạo. Nếu để lâu ngày, sa kê có màu vàng nhạt và tỏa hương thơm. Để thưởng thức hương vị của sa kê, bạn phải biết cách uống loại rượu này: Đầu tiên, nhấp một ít rượu, để rượu tan trong lưỡi rồi miệng. Sau đó, hãy thở lên bằng mũi thật chậm. Cuối cùng là nuốt chúng xuống để cảm nhận hết toàn bộ hương vị của sa kê.
Cách kết hợp giữa sa kê và thực phẩm
Giống như rượu gạo, sa kê mang lại rất nhiều mùi vị khác lạ cho món ăn. Bạn nên thử sử dụng nhiều loại sa kê khác nhau trong chế biến thực phẩm để tìm ra mùi vị thích hợp và thơm ngon nhất. Cần bảo quản lạnh loại rượu này và chỉ dùng trong vòng vài tháng kể từ ngày mua.
Lịch sử của sa-kê
Không ai biết chắc chắn về nguồn gốc của rượu sa kê. Tuy nhiên, một vài nhà nghiên cứu ẩm thực cho rằng sa kê có nguồn gốc từ Trung Quốc, du nhập đến Nhật Bản khi người Nhật bước vào giai đoạn trồng lúa (khoảng những năm 300 trước Công nguyên).
Sa kê xưa được làm theo cách khác hẳn cách làm rượu hiện đại ngày nay. Người Nhật (thời điểm xa xưa) đã nhai cơm, hạt kê và hạt dẻ rồi nhổ chúng vào một chiếc bình lớn. Loại rượu này đã được chế biến như vậy trong suốt nhiều thế kỷ. Quá trình này được thay thế bằng một phương pháp khác, khi con người phát hiện ra rằng men và enzyme nấm có thể thay thế cho nước bọt (một loại enzyme giúp các thành phần của rượu lên men).
Việc chế biến rượu sa kê tiếp tục được cải tiến qua nhiều thế kỷ.Thay đổi cuối cùng trong cách chế biến rượu diễn ra trong giai đoạn Chiến tranh thế giới lần thứ 2. Kết quả là chúng ta có được cách sản xuất rượu hiện đại như ngày nay. Do thiếu gạo, chính phủ Nhật đã đồng ý cho thêm cồn nguyên chất và đường glucose trộn cùng với gạo. Nhờ đó, sản lượng rượu thành phẩm cao gấp bốn lần so với cách chế biến truyền thống trước kia. Ngày nay, khoảng 90% rượu sa kê được làm theo phương pháp này và được bán với giá rẻ hơn, ở các chợ, cửa hàng và siêu thị. Thành phần duy nhất được cho thêm vào để làm tăng chất lượng của rượu thường là nước, đặc biệt là nước cứng (loại nước có nhiều muối vô cơ).
Phân loại rượu sa kê
Nếu chỉ uống sa kê ở các nhà hàng Nhật, có thể bạn sẽ không được thưởng thức loại sa kê ngon nhất. Ngoài loại rượu bình thường, sa kê còn có một loại nồng độ cồn tương đối nhẹ được gọi theo tiếng Nhật là “futsu - shu”, tương đương với rượu vang. Còn Tokutei meishoshu là một loại rượu sake đặc biệt, có độ cồn cao và khá ngon.
Cách uống sa kê
Rượu sa kê có thể uống lạnh bằng cách ướp với đá, uống nóng bằng cách ngâm vào nước nóng hoặc uống ở nhiệt độ bình thường. Một số loại sa kê luôn được phục vụ nóng nhằm giấu đi những chất cặn có trong rượu.
Loại rượu này không thể để lâu. Rượu sa kê, đặc biệt là những loại có chất lượng cao, sẽ bắt đầu bị ô-xy hóa một cách nhanh chóng sau khi đã mở chai. Do đó, bạn chỉ có thể bảo quản lạnh chai rượu đã khui chỉ trong vòng hai ngày. Tuy nhiên, có thể sử dụng những chai rượu còn thừa này cho việc nấu nướng, chế biến món ăn.
Mùi vị của sa-kê
Vị của sa kê tương tự như rượu gạo. Nếu để lâu ngày, sa kê có màu vàng nhạt và tỏa hương thơm. Để thưởng thức hương vị của sa kê, bạn phải biết cách uống loại rượu này: Đầu tiên, nhấp một ít rượu, để rượu tan trong lưỡi rồi miệng. Sau đó, hãy thở lên bằng mũi thật chậm. Cuối cùng là nuốt chúng xuống để cảm nhận hết toàn bộ hương vị của sa kê.
Cách kết hợp giữa sa kê và thực phẩm
Giống như rượu gạo, sa kê mang lại rất nhiều mùi vị khác lạ cho món ăn. Bạn nên thử sử dụng nhiều loại sa kê khác nhau trong chế biến thực phẩm để tìm ra mùi vị thích hợp và thơm ngon nhất. Cần bảo quản lạnh loại rượu này và chỉ dùng trong vòng vài tháng kể từ ngày mua.
Theo Phụ nữ online
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét