Hãng thiết kế Albert Speer & Partner đã thất bại nặng nề với dự án Anting German Town gần Thượng Hải vì không phù hợp với cái gu “sao chép” và thuật phong thủy của người Trung Quốc.
Tìm cách “sao chép” làng Hallstatt ( Áo), một Di sản thế giới
Khi nhìn thấy hai bức tượng Johann Wolfgang von Goethe và Friedrich Schiller, người Trung Quốc qua đường tự hỏi: Hai “ông Tây” này là ai và vì sao lại đứng ở cái thị trấn hiện đại nhưng bị bỏ không này?
Hai vị đại thi hào người Đức này đã bị đặt nhầm chỗ: không phải ở thành phố Weimar hay Heidelberg mà ở một thị trấn ngoại ô Anting German Town, cách Thượng Hải 30km. Đây là một thành phố thuần Đức nằm giữa lòng đất nước Trung Hoa và là hiện thân của một sự tính toán sai lầm.
Anting German Town là một thành phố ma. Các đường phố vắng bóng người qua lại, đám nhân viên canh cửa ngồi ngủ gà ngủ gật và biển quảng cáo bán căn hộ nhan nhản khắp nơi. Bưu điện, các hàng quán đua nhau đóng cửa và các hòm thư chỉ được mở “mỗi ngày một lần”.
Anting German Town trông giống như một quận của các thành phố Stuttgart hay Kassel ở Đức, với các ngôi nhà chỉ cao từ 3 đến 5 tầng. Cho đến nay thị trấn Đức giữa lòng Trung Quốc này mới có diện tích 1 km2. Theo qui hoạch ban đầu, nó rộng tới 5 km2.
Thị trấn Đức này do hãng thiết kế Albert Speer & Partner phác họa trong năm 2011. Thị trấn này chỉ cách thị trấn cổ Anting vài cây số và nằm gần Automobile City có nhà máy sản xuất của Volkswagen Trung Quốc.
Sao chép các thành phố Châu Âu hiện đang là mốt thời thượng ở Trung Quốc. Ở gần thành phố Thượng Hải có Thames Town theo phong cách kiến trúc Anh thời Victoria hay Holland Town với đặc trưng là những ngôi nhà xây bằng gạch màu nâu đỏ. Ở miền nam Trung Quốc, người ta đang xây dựng một ngôi làng “sao y bản chính” của làng Hallstatt của Áo, một ngôi làng được UNESCO công nhận là Di sản thế giới.
Vấn đề ở chỗ người Trung Quốc lại không muốn cư ngụ ở cái thị trấn Đức dành cho 50.000 cư dân này. Theo kế hoạch, Anting German Town rộng 5 km2 sẽ được hoàn tất trong năm 2008, nhưng cho đến nay mới xây dựng được có 20%.
Các giới chức ở đây cho biết 4/5 các căn hộ ở đây không có người ở. Cửa hàng kiểu Đức Wirthaus “vắng như chùa Bà Đanh” và thậm chí kế hoạch tổ chức lễ hội bia Oktoberfest ở đây cũng bị gạt bỏ.
Người Trung Quốc vốn tin vào phong thủy, điều mà các nhà thiết kế của Albert Speer & Partner đã không tính đến trong khi xây dựng Anting German Town. Những người mua nhà không muốn những ngôi nhà hướng Đông và hướng Tây, mà chỉ nhắm vào có các căn hộ nhìn ra hướng Nam và hướng Bắc.
Trên thực tế, các căn hộ ở đây có giá cả rất phải chăng và phong cảnh xung quanh cũng hết chỗ chê, với sông ngòi và không gian xanh mướt, rất thích hợp cho việc nghỉ ngơi sau những giờ làm việc căng thẳng. Do chưa xây dựng xong, nên hạ tầng cơ sở của Anting German Town vẫn chưa được hoàn chỉnh. Ngôi nhà thờ ở đây xem ra khá lạc lõng, nhất là khi chưa có bệnh viện và trường học.
Kiến trúc sư Dell, đại diện cho hãng thiết kế Albert Speer & Partner than thở: “Người Trung Quốc không thích một thành phố Đức chính hiệu mà chỉ thích một bản sao của nó”. Tuy nhiên, ông cũng hy vọng sẽ bán hết được số căn hộ đã xây dựng xong vì “giá bất động sản ở Trung Quốc vẫn leo cao vùn vụt”.
Cũng may là mặc dù chê Anting German Town nhưng người Trung Quốc lại rất mê xe Đức, đặc biệt là hai thương hiệu Audi và Volkswagen.
Theo Tamnhin / Spiegel International
Tìm cách “sao chép” làng Hallstatt ( Áo), một Di sản thế giới
Khi nhìn thấy hai bức tượng Johann Wolfgang von Goethe và Friedrich Schiller, người Trung Quốc qua đường tự hỏi: Hai “ông Tây” này là ai và vì sao lại đứng ở cái thị trấn hiện đại nhưng bị bỏ không này?
Hai vị đại thi hào người Đức này đã bị đặt nhầm chỗ: không phải ở thành phố Weimar hay Heidelberg mà ở một thị trấn ngoại ô Anting German Town, cách Thượng Hải 30km. Đây là một thành phố thuần Đức nằm giữa lòng đất nước Trung Hoa và là hiện thân của một sự tính toán sai lầm.
Anting German Town là một thành phố ma. Các đường phố vắng bóng người qua lại, đám nhân viên canh cửa ngồi ngủ gà ngủ gật và biển quảng cáo bán căn hộ nhan nhản khắp nơi. Bưu điện, các hàng quán đua nhau đóng cửa và các hòm thư chỉ được mở “mỗi ngày một lần”.
Anting German Town trông giống như một quận của các thành phố Stuttgart hay Kassel ở Đức, với các ngôi nhà chỉ cao từ 3 đến 5 tầng. Cho đến nay thị trấn Đức giữa lòng Trung Quốc này mới có diện tích 1 km2. Theo qui hoạch ban đầu, nó rộng tới 5 km2.
Thị trấn Đức này do hãng thiết kế Albert Speer & Partner phác họa trong năm 2011. Thị trấn này chỉ cách thị trấn cổ Anting vài cây số và nằm gần Automobile City có nhà máy sản xuất của Volkswagen Trung Quốc.
Sao chép các thành phố Châu Âu hiện đang là mốt thời thượng ở Trung Quốc. Ở gần thành phố Thượng Hải có Thames Town theo phong cách kiến trúc Anh thời Victoria hay Holland Town với đặc trưng là những ngôi nhà xây bằng gạch màu nâu đỏ. Ở miền nam Trung Quốc, người ta đang xây dựng một ngôi làng “sao y bản chính” của làng Hallstatt của Áo, một ngôi làng được UNESCO công nhận là Di sản thế giới.
Vấn đề ở chỗ người Trung Quốc lại không muốn cư ngụ ở cái thị trấn Đức dành cho 50.000 cư dân này. Theo kế hoạch, Anting German Town rộng 5 km2 sẽ được hoàn tất trong năm 2008, nhưng cho đến nay mới xây dựng được có 20%.
Các giới chức ở đây cho biết 4/5 các căn hộ ở đây không có người ở. Cửa hàng kiểu Đức Wirthaus “vắng như chùa Bà Đanh” và thậm chí kế hoạch tổ chức lễ hội bia Oktoberfest ở đây cũng bị gạt bỏ.
Người Trung Quốc vốn tin vào phong thủy, điều mà các nhà thiết kế của Albert Speer & Partner đã không tính đến trong khi xây dựng Anting German Town. Những người mua nhà không muốn những ngôi nhà hướng Đông và hướng Tây, mà chỉ nhắm vào có các căn hộ nhìn ra hướng Nam và hướng Bắc.
Trên thực tế, các căn hộ ở đây có giá cả rất phải chăng và phong cảnh xung quanh cũng hết chỗ chê, với sông ngòi và không gian xanh mướt, rất thích hợp cho việc nghỉ ngơi sau những giờ làm việc căng thẳng. Do chưa xây dựng xong, nên hạ tầng cơ sở của Anting German Town vẫn chưa được hoàn chỉnh. Ngôi nhà thờ ở đây xem ra khá lạc lõng, nhất là khi chưa có bệnh viện và trường học.
Kiến trúc sư Dell, đại diện cho hãng thiết kế Albert Speer & Partner than thở: “Người Trung Quốc không thích một thành phố Đức chính hiệu mà chỉ thích một bản sao của nó”. Tuy nhiên, ông cũng hy vọng sẽ bán hết được số căn hộ đã xây dựng xong vì “giá bất động sản ở Trung Quốc vẫn leo cao vùn vụt”.
Cũng may là mặc dù chê Anting German Town nhưng người Trung Quốc lại rất mê xe Đức, đặc biệt là hai thương hiệu Audi và Volkswagen.
Theo Tamnhin / Spiegel International
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét