Thứ Tư, 14 tháng 3, 2012

Kathmandu – Thành phố của thanh bình và chiến tranh


 
9249-p1
Nepal, tên chính thức theo Hiến pháp là Cộng hòa dân chủ liên bang Nepal, là một quốc gia nằm kín trong lục địa tại vùng Himalaya ở Nam Á có phần chồng gối với Đông Á, giáp biên giới với Tây Tạng của Trung Quốc ở phía bắc và Ấn Độ ở phía nam, đông và tây.

Kathmandu là thành phố, thủ đô của Nepal, nằm ở miền Trung của nước này. Thành phố toạ lạc trên một vùng đất thấp màu mỡ (Thung lũng Nepal) ở phía Nam Himalayas, tại độ cao khoảng 1220, gần đoạn hợp lưu của sông Bāghmati và sông Vishnumati.

 Đây là thành phố lớn nhất và cũng là trung tâm văn hóa, hành chính, kinh tế chính của vương quốc núi non này. Người ta không chỉ biết tới Kathmandu là thành phố của tôn giáo và nghệ thuật, của nghi thức và lễ hội, của cổ kính và hiện đại, của thánh thiện và tâm linh, của suy tư và khát vọng, của du lịch và mộng mơ, của nắng gió và tuyết. Ngoài ra Kathmandu còn là thành phố của thanh bình và chiến tranh. Một đường quốc lộ kéo dài về phía Bắc đến Lhasa ở Tây Tạng và một tuyến đường khác nữa nối Kathmandu với Raxaul, một trung tâm đường sắt ở Ấn Độ. Thành phố có một số ngôi chùa với kiến trúc đặc sắc. Ở đây cũng có Đại học Tribhuvan (1959) và Bảo tàng quốc gia Nepal.


đại học tribhuvan

baotang.jpg baotang1.jpg
Bảo tàng quốc gia Nepal
Kathmandu được thành lập năm 723 và được dân tộc Newar cai trị trong nhiều thế kỷ. Năm 1768, thành phố này bị Triều Shah chiếm đóng và trở thành kinh đô của họ. Từ 1846 đến 1951, dòng họ hùng mạnh Rana đã cai trị Nepal từ thành phố này.
Nếu chỉ nhìn trên bản đồ du lịch, người ta dễ có cảm tưởng Kathmandu đền chùa nhiều hơn nhà ở. Nơi đây hai tôn giáo lớn là Ấn Độ giáo và Phật giáo cùng song song tồn tại qua hằng ngàn năm. Cùng góp phần tạo nên bản sắc văn hoá Nepal. Và bằng cách riêng của mình, cùng tưới lên đời sống Nepal suối nguồn đạo hạnh và đức tin. Nepal tự hào là quê hương đã sinh ra Phật Thích Ca (Lâm Tì Ni thuộc Nepal). Từ thế kỷ thứ III trước CN, đất nước nầy đã là một trong những quốc gia Phật giáo. Trong vô số những đền chùa, bảo tháp ở Kathmandu, các công trình sau nổi tiếng hơn cả: Pashupatinath, Bouddhanath, Swayambhunath, Basantapur.


đèn chùa ở khắp mọi nơi
Swayambhunath với bảo tháp hình tròn đường kính 20m, cao 10m, nằm trên một ngọn đồi phía tây thành phố. Dân địa phương gọi là “Chùa khỉ”, bởi đây là trú xứ rất nhiều khỉ. Nếu không để đảnh lễ chư Phật, quay bánh xe Mani nguyện cầu những điều gan ruột, và ngắm toàn cảnh thành phố, chắc không ai màng lên đây. Bởi du khách phải leo những 324 bậc cấp mới đến được.
thap2.jpg
thap1.jpg
thap.jpg
thapchua.jpg thapnho.jpg
 Swayambhunath
 Pashupatinath là khu đền Ấn giáo, nằm bên bờ sông Bagmati mà những ngày đầu tháng hai nước cạn khô chỉ còn như một dòng suối. Tại đây người ta tiến hành các nghi lễ hoả táng người chết. Những khuôn mặt sùng kính, tiếng cầu kinh, mùi hương trầm, mùi sáp chảy, mùi thịt cháy, tiếng cồng chiêng rền vang, và những đôi mắt sững sờ của du khách phương Tây, tất cả tạo nên cái cảm giác lạ lùng không nơi nào có được. Bouddhanath là ngôi chùa Tây Tạng. Rất dễ nhận ra bởi bảo tháp hình tròn, bánh xe Mani và rợp trời 5 màu phướng cầu nguyện.
tong.jpg
pashupatinath2.jpg
Pashupatinath-Temple-nepal.jpg

 Pashupatinath
Tất cả những đền đài, chùa tháp, cung điện nguy nga tráng lệ hàng ngàn năm tuổi đời ấy đều bằng gỗ, với nghệ thuật chạm trổ khéo léo, tinh vi, kỳ tuyệt đến mức người ta ngờ rằng đó chỉ có thể là công phu của các vị thần. Nghệ thuật ấy chi phối toàn bộ các công trình đô thị khác của thành phố. Ngày nay, Kathmandu đã có vài dấu hiệu thay đổi, hiện đại hơn, văn minh hơn, nhưng tựu trung cái hồn của nó thì vẫn còn nguyên – vẫn là thành phố của nghìn thu xa xôi. Một dân tộc biết gìn giữ nền văn hoá đặc sắc của mình một cách trọn vẹn.
Thái Linh tổng hợp
Ảnh Internet

Không có nhận xét nào: