Thứ Năm, 22 tháng 9, 2011

Khám phá Chernobyl và thị trấn ma ở Pripyat

Trước đây, Pripyat đã từng là một trong những địa điểm thu hút nhiều khách du lịch nhất trên thế giới với khoảng 10.000 du khách mỗi năm.

Khám phá Chernobyl và thị trấn ma ở Pripyat
Sau thảm họa nguyên tử Chernobyl năm 1986, khu vực xung quanh nhà máy điện hạt nhân đã bị bỏ hoang
Khám phá Chernobyl và thị trấn ma ở Pripyat
Tổng cục Du lịch Ukraina đã quyết định đóng cửa thị trấn vì lo ngại tiền thu được không được sử dụng vào việc khắc phục thảm họa
Khám phá Chernobyl và thị trấn ma ở Pripyat
Vụ nổ nhà máy hạt nhân Chernobyl là một tai nạn hạt nhân trầm trọng nhất trong lịch sử
Khám phá Chernobyl và thị trấn ma ở Pripyat
Toàn cảnh Chernobyl và thị trấn ma Pripyat trước đây
Khám phá Chernobyl và thị trấn ma ở Pripyat
Quang cảnh hoang tàn sau vụ nổ hạt nhân khủng khiếp
Khám phá Chernobyl và thị trấn ma ở Pripyat
Sự im lặng đáng sợ của thành phố đã đi vào huyền thoại
Khám phá Chernobyl và thị trấn ma ở Pripyat
Khám phá Chernobyl và thị trấn ma ở Pripyat
Nơi đây đã từng là một lớp học
Khám phá Chernobyl và thị trấn ma ở Pripyat
Sân bóng rổ đã bỏ hoang
Khám phá Chernobyl và thị trấn ma ở Pripyat
Một tòa nhà bỏ hoang xung quanh nhà máy điện hạt nhân Chernobyl
Khám phá Chernobyl và thị trấn ma ở Pripyat
Sân chơi của trẻ em
Khám phá Chernobyl và thị trấn ma ở Pripyat
Khám phá Chernobyl và thị trấn ma ở Pripyat
Đàn cừu thảnh thơi trên con đường dẫn tới Chernobyl
Khám phá Chernobyl và thị trấn ma ở Pripyat
Phòng khách với những bàn ghế ngổn ngang
Khám phá Chernobyl và thị trấn ma ở Pripyat
Một hành lang với những bức tường nham nhở
Khám phá Chernobyl và thị trấn ma ở Pripyat
Khám phá Chernobyl và thị trấn ma ở Pripyat
Những bức tranh bị mờ dần theo năm tháng
Khám phá Chernobyl và thị trấn ma ở Pripyat
Con đường dẫn tới lò phản ứng số 4, nhà máy điện hạt nhân Chernobyl
Khám phá Chernobyl và thị trấn ma ở Pripyat
Khám phá Chernobyl và thị trấn ma ở Pripyat

Vũ Vũ
Theo Bưu Điện Việt Nam

Bạn có dám đến "thành phố ma" Prypiat?

Trên thế giới có biết bao nhiêu thị trấn trở thành nỗi ám ảnh với ngay cả những người chưa từng đặt chân tới đó. Hãy tìm hiểu một trong những thành phố đáng sợ này nhé: Đó là Pripyat ở Ukraine.
Prypiat là một thành phố ở miền Bắc Ukraine, được xây dựng cho công nhân của trạm điện hạt nhân Chernobyl năm 1970. Sau đó, thành phố đã bị bỏ rơi sau thảm họa nổ hạt nhân năm 1986, lấy đi biết bao sinh mạng của người dân tại đây.
Thành phố Prypiat vốn là một trung tâm lớn với trung tâm mua sắm, trung tâm của chính phủ, khách sạn, công viên công cộng, nằm trên tuyến đường sắt kết nối Prypiat tới Kiev.
Năm 1970, Nga thúc đẩy “chiến dịch năng lượng hạt nhân” nên đã cho xây dựng rất nhiều nhà máy điện hạt nhân trong đó có Chernobyl. Ngày 26/4/1986, một trong những lò phản ứng tại đây phát nổ gây ra thảm họa tồi tệ nhất trong lịch sử hiện đại. Thành phố được sơ tán hoàn toàn trong vòng 2 ngày nhưng …
Đã có nhiều người bị nhiễm bức xạ, nhiều năm sau có khoảng 1800 trường hợp ung thư tuyến giáp ở trẻ nhỏ và nhiều hiện tượng bệnh chưa được giải thích ở nhiều trường hợp.
Cho đến nay, Prypiat vẫn bị bỏ rơi và trở thành một trong những thành phố ma “nguyên vẹn”. Mọi thứ bất động, gần như động vật và thực vật đều đã chết hết. Ký ức về thảm họa Chernobyl vẫn kéo dài dai dẳng tại nơi đây khiến Prypiat trở thành nguyên nhân của nhiều vụ tự tử, nghiện ngập và trầm cảm. Thật là một địa danh ám ảnh và buồn đau.
Theo Ione
  

Một ngày ở Chernobyl

Bạn muốn thăm một thành phố Châu Âu yên tĩnh đến mức có thể nghe thấy tiếng chim ca vọng từ nơi xa nào đó ngay ở những con phố chính. Hãy đến với Pripyat, thành phố ma của Chernobyl.
Vào tháng 4 năm 1986, lò phản ứng số 4 ở nhà máy năng lượng hạt nhân Chernobyl phát nổ đã tạo ra một đám mây phóng xạ dày đặc lan ra khắp Châu Âu, chỉ vài người có thể tưởng tượng được rằng khu vực này một ngày nào đó sẽ trở thành một điểm thú vị, thu hút sự chú ý của khách du lịch.
 
Một ngày ở Chernobyl
Biển báo phóng xạ ở Bảo tàng Chernobyl (Ảnh: lonelyplanet.com).
Nhưng với việc Ukraina gần đây đã thông báo rằng khách du lịch sẽ có thể được đến tham quan vùng cấm 30 dặm quanh lò phản ứng đã từng phát nổ, thì sự ý tưởng ấy đã trở thành sự thật.
“Mọi người nên biết về những điều mà thế giới có thể mong chờ ở một thảm họa hạt nhân” – Lyudvig Medyani, một nhà phát ngôn của ngành du lịch Ukraina nói. – “Một chuyến du lịch đến Chernobyl sẽ thay đổi chính họ.”
Nơi này an toàn đến đâu?
Các chuyên gia nói rằng những “điểm nóng” về phóng xạ rải vương vãi khắp khu vực, vậy nên mọi khách tham quan đều được khuyên làm theo hướng dẫn một cách cực kỳ cẩn thận. Ở đây không được tách đoàn để đi tìm hiểu riêng.
 
Một ngày ở Chernobyl
Mẫu trưng bày về quần áo bảo vệ và mặt nạ phòng độc (Ảnh: lonelyplanet.com)
Cơ quan Năng lượng Hạt nhân Thế giới xác nhận rằng cho dù chất đồng vị phóng xạ vẫn còn trong khu vực cấm, chúng vẫn ở trong “mức phơi phóng xạ có thể chấp nhận được nếu ở trong một khoảng thời gian nhất định”
Ở đây có gì để tham quan?
Pripyat: Đây đã từng là mái nhà cho 50.000 người, bao gồm cả những công nhân làm trong nhà máy nguyên tử Chernobyl cho đến khi có lệnh tản cư 36 giờ đồng hồ sau vụ nổ lò phản ứng. Họ được phổ biến rằng sẽ đi đến nơi khác trong vài ngày, nhưng rồi cư dân của thành phố này chẳng bao giờ quay lại nữa.
Ngày nay, qua hai thập kỷ, đường phố đều bỏ hoang, trường học, khu chung cư và các cửa hàng đều trở nên đổ nát dưới sự tấn công của thời gian và môi trường. Từ những món đồ chơi bị quên lãng trong nhà trẻ cho đến bảng biểu tuyên truyền thời kỳ Xô Viết cũ kỹ ở khắp mọi nơi, một cuộc dạo chơi vòng quanh Pripyat sẽ đem lại cảm giác giống như bạn đang lạc vào phim trường của một bộ phim Hollywood nào đó.
 
Một ngày ở Chernobyl
Những bức ảnh của các em nhỏ đã bị ảnh hưởng bởithảm họa hạt nhân (Ảnh: lonelyplanet.com).
Một trong những địa điểm cảm động nhất đang chờ đợi du khách là khu hội chợ, nơi vừa mới được mở cửa vài ngày trước khi thảm họa xảy ra. Đó là chiếc đu quay khổng lồ chưa từng được hoạt động, giờ đây nó trở thành một biểu tượng không thể nào quên của thảm họa này.
Những ngôi làng bỏ hoang: Có rất nhiều ngôi làng hoang vắng quanh khu vực cấm. Nhiều trong số chúng đã từng có cơ sở vật chất tốt hơn Pripyat và đem đến cái nhìn đặc biệt về cuộc sống nông thôn thời Xô Viết. Có thông tin rằng nhà thờ thánh Michael trong làng Krasnoe vẫn được sử dụng để thể hiện sự tôn kính với Chúa trời bởi nhóm người cao tuổi đã trở lại mái nhà trước đây của mình sau thảm họa một cách bí mật.
Cảnh báo: lượng phóng xạ trong khói bụi và rong rêu ở đây cao hơn những khu vực khác, vậy nên hãy thật cẩn thận khi bước đi.
Phần còn lại của lò phản ứng: Rõ ràng là, dù luật lệ đã được nới lỏng để có thể du lịch tới Chernobyl, vẫn không thể được vào trong để tham quan lò phản ứng đã phát nổ, nơi mà lượng phóng xạ vẫn còn rất cao. Điểm đứng quan sát gần nhất là vào khoảng 200 mét từ lò phản ứng, nó đem đến một vị trí quan sát tốt về vùng trung tâm của tai nạn mà không để khách tham quan phải ở trong khu vực có mức phóng xạ quá cao. (Cả hành tinh của chúng ta đều tắm trong một lượng phóng xạ tương đối nhỏ)
Cuộc sống hoang dã: Nhiều nhà khoa học đã khẳng định rằng, đối với động vật, thực vật và chim chóc, sự vắng mặt 100% của con người ở khu vực cấm có ảnh hưởng nhiều hơn tác động của thảm họa. Điều này dẫn tới sự xuất hiện lại của loài linh miêu, cú diều hâu lớn và tổ chim thiên nga, đồng thời có sự bùng nổ trong số lượng các loài lợn rừng, cáo và chó sói.
 
Một ngày ở Chernobyl
Cuộc sống hoang dã đã trở lại với khu vực bị con người bỏ hoang quanh Chernobyl (Ảnh: wired.com).
Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy rằng phóng xạ đã gây ra một sự suy sụp đa dạng sinh học và những tác động lâu dài lên sức khỏe của các loài động vật trong khu vực. Khách tham quan đến với bể làm mát của nhà máy có thể cho những con cá trê khổng lồ sinh sống ở đây ăn.
Làm thế nào để đến đây?
Chernobyl cách thủ đô Kiev của Ukraina khoảng 70 dặm. Không có chương trình du lịch riêng nào đến vùng cấm, một tour cả ngày sẽ có mức giá chuẩn vào khoảng 100$ đến 300$, tùy vào số lượng người trong đoàn.
 
Theo aFamily


Đọc thêm tại: http://www.vietgiaitri.com/an-choi/du-lich/2011/04/mot-ngay-o-chernobyl/#ixzz1p5MOjgaF

Không có nhận xét nào: