Thứ Năm, 19 tháng 11, 2015

Pháp – Nhà thờ Đức Bà Chartres ( 1979)

(Cinet-DSTG) – Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Pháp đã công nhận Nhà thờ Đức Bà Chartres của nước Pháp là Di sản văn hóa thế giới năm 1979.
Nhà thờ Đức Bà Chartres, Pháp
Nhà thờ Đức Bà Chartres là một nhà thờ thuộc thành phố Chartres nằm ở tình Eure-et-Loirr, cách thủ đô Paris của Pháp khoảng 80 Km về phía Tây Nam.
Có thể nói Nhà thờ Chartres là một nhà thờ còn nguyên vẹn nhất trong một loạt các nhà thờ quan trọng ở vùng Eure-et-Loirr, ngoại ô của nước Pháp. Nhà thờ nổi tiếng bởi phong cách kiến trúc Gothic hoàn hảo mà nó sở hữu. 
Nhà thờ được xây dựng theo kiến trúc Gothic đặc trưng...

Trong lịch sử của nước Pháp, thời cổ Chartres là kinh đô của người Gôloa. Năm 858, những người Norman xâm chiếm đập phá thành phố tuy nhiên không thể chiếm được thành phố. Đến thế kỷ thứ X, vùng Chartres trở thành thái ấp của nhiều gia đình quý tộc rồi sát nhập vào lãnh địa của Hoàng gia. Từ đó các Hoàng đế phong cấp cho công tước thường cấp đất ở đây để cho họ xây dựng cung điện. Đến đời vua Louis 14, ông đã cho em trai là Philippe Orlean đến đây và phong hiệu công tước Chartres.
Nhà thờ đầu tiên được xây dựng ở đây vào thế kỷ thứ IV, nhưng đến năm 473 nó đã bị thiêu rụi hoàn toàn. Nhà thờ thứ hai được xây dựng năm 858 nhưng cũng bị cháy hoàn toàn vào năm 1020. Ngay sau đó nhà thờ này tiếp tục được xây dựng lại lần thứ 3 những lại tiếp tục bị cháy rụi trong một trận hỏa hoạn vào năm 1194. Lần thứ 4 được xây lại, chính quyền địa phương đã kêu gọi sự ủng hộ của người dân và các giáo xứ khác để quyên góp tiền. Trong 26 năm, nhà thờ mới được xây dựng xong về căn bản nhưng lần này do khoảng thời gian xây dựng kéo dài quá lâu nên kiến trúc nhà thờ không có được sự đồng nhất như những lần trước đó. 
Phần kiến trúc và nội thất bên trong nhà thờ. Những mái vòm, cột và các hình trạm khắc cho thấy sự tinh xảo và cầu kỳ trong thiết kế làm Nhà thờ Đức Bà có một vẻ đẹp không giống bất kỳ nhờ thờ nào...

Nhà thờ mà du khách thấy ngày nay được xây dựng vào khoảng năm 30 của thế kỷ thứ XIII, và được xây dựng trong 26 năm, nhiều năm sau đó nó vẫn còn tiếp tục được bổ sung những chi tiết nhỏ bên trong, Những trụ hành lang phía tây của Nhà thờ là tháp còn lại của công trình trước đó được xây dựng vào thế kỷ thứ XII.
Hình ảnh và tượng trên cổng và mặt ngoài Nhà thờ với nội dung chính miêu tả cuộc đời của Đức Mẹ, Chúa Jesus và những nhân vật trong Kinh Thánh..
Gian chính điện của Nhà thờ có 3 cửa chính, bên trên có những hình vẽ về cuộc đời của Chúa Jesus. Cửa phía Bắc và Nam được trang trí những bức tượng với chủ để trong Kinh Cựu Ước và Kinh Thánh truyền thống. Mái của Nhà thờ có hình mũi nhọn chính là hai gác chuông cổ. Một gác được xây dựng vào thế kỷ thứ XII, còn cái kia lại được xây dựng sau đó 4 thế kỷ là thế kỷ thứ XVI. Người xây dựng nên gác chuông thứ hai có tên là Yehan de Beauce, ông xây dựng tháp chuông theo kiến trúc Gothic với ảnh hưởng từ kiến trúc thời phục hưng. Phần lan can đá chỗ mà ngày nay dàn đồng ca vẫn đứng hát cũng do Yehan de Beauce thiết kế cùng. Khu hầm mộ dưới giáo đường được xây dựng trong suốt 2 thế kỷ từ thế kỷ thứ IX đến thế kỷ XI.
Những ô kính màu được coi như những bức tranh kính tuyệt tác góp phần tạo nên sự nổi tiếng của Nhà thờ Đức Bà

Có thể nói toàn bộ Nhà thờ Đức bà là một viện bảo tàng tuyệt đẹp với những bộ sưu tập và những tác phẩm nghệ thuật cổ về Đức mẹ Đồng Trinh  phong phú nhất trên thế giới. Bên cạnh kiến trúc Gothic đặc trưng, Nhà thờ còn sở hữu bức tượng Đức Mẹ Đồng Trinh nổi tiếng được đánh giá là kiệt tác của thế giới.
Thánh đường của nhà thờ rộng và cao hơn so với những nhà thờ xây dựng trước thời gian này. Nhà thờ có cổng cộng một đại sảnh ( gian chính điện ) và 7 gian không đều nhau được phan bổ hai bên cánh phía Đông và phía Tây.  Tổng diện tích trong lòng thánh đường là 580 m2 với chiều cao 36,55 mét.
Các cổng ra vào nhà thờ cũng được thiết kế rất đẹp. Cổng Nam có phù điêu và tượng miêu tả sự xuất hiện lần đầu tiên của Chúa Jesus, với hình tượng đứa trẻ sơ sinh nằm trong vòng tay Đức Mẹ Đồng Trình. Cổng Bắc có hình ảnh miêu tả sứ mệnh của Chúa Jesus nơi trần thế. Cổng giữa, cổng trung tâm có hình ảnh ngày chúa tái thế, cảnh Nữ thánh Anne đang bế Đức Mẹ Đồng Trinh lúc thơ ấu. Ngoài ra, hai bên cổng người ta còn nhìn thấy nhiều nhân vật của kinh Cựu ước, kinh Tân ước như: Thánh Pierre, thánh Baptiste, thánh Jean…Trên đỉnh của cổng vòm còn có hình ảnh Chúa sáng tạo ra thế giới với cuộc sống của Adam và Eva..
Mặc dù có kiến trúc đẹp và độc đáo như vậy nhưng điểm khiến cho nhà thờ nổi tiếng nhất lại là những giàn kính màu. Thời kỳ Trung cổ kính màu không có vẻ trong suốt và rực rỡ như bây giờ mà có màu đục, sẫm như đá quý. Nếu vào trong nhà thờ thì phải 1 lúc mới quen được với mức độ ánh sáng ở đây, chính khó khăn này lại là đặc điểm rất riêng của nhà thờ Đức Bà.
Nhà thờ Đức Bà Chartres không phải những năm gần đây mới nổi tiếng mà nó đã nổi tiếng từ thế kỷ thứ XIII bởi những bức tranh kính màu. Bốn tấm kính cổ nhất ở đây có từ giữa thế kỷ VIII, tổng cộng nhà thờ có 173 tấm kính gắn ở các cửa sổ với tổng diện tích lên tới 2.000 m2. Ánh sáng từ bên ngoài hắt qua các ô cửa kính tạo thành đủ màu sắc: đỏ, lam, lục, vàng, tím….bên trong nhà thờ. Mỗi tranh kính ở đây đều miêu tả một tình tiết trong Kinh Thánh hoặc trong lịch sử của Giáo hội. Nhờ những bức tranh kính này mà nơi đây giống như một thư viện lớn, một viện bảo tàng hơn là một nhà thờ. Tất cả những  bức tranh kính đã tạo nên một cảnh sắc tuyệt đẹp, nhẹ nhàng, làm giảm bầu không khí trang nghiêm vốn có ở các nơi thờ phụng.
Cho đến nay, nếu như đến thăm nước Pháp, du khách sẽ nhận thấy nhà thờ Đức Bà Chartres luôn là điểm đến được lựa chọn hàng đầu không chỉ bởi nó nổi tiếng mà thực sự kiến trúc và những tác phẩm trong nhà thờ là những tuyệt tác của nghệ thuật.
Thái Anh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét