Thứ Tư, 26 tháng 6, 2013

Thăm ngọn núi lửa 'lành' nhất thế giới ở Tanzania

Sự phun trào dung nham với mức nhiệt thấp hơn một nửa bình thường chính là nguyên nhân khiến Ol Doinyo Lengai là núi lửa mát nhất thế giới.
Ol Doinyo Lengai là một núi lửa đang hoạt động ở vùng Arusha, Tanzania, thuộc thung lũng tách giãn Great Rift. Núi lửa này nằm ở độ cao 2.890m và được người dân bản xứ ví von là “Ngọn núi của Chúa”.
Sự khác biệt lớn nhất của núi lửa Ol Doinyo Lengai chính là ở loại dung nham mà nó sản sinh ra. Đa phần các dãy núi lửa trên Trái Đất đều sản sinh ra dung nham bazan nhưng Ol Doinyo Lengai lại là ngọn núi lửa duy nhất sinh ra dung nham natrocarbonatite – loại dung nham giàu nyerereite và gregoryite.
 
Do sự khác biệt của lớp dung nham này mà nhiệt độ của núi lửa Ol Doinyo Lengai chỉ ở mức 500 – 600 độ C, thấp hơn một nửa mức nhiệt độ mà sự phun trào dung nham bazan tạo ra. Dưới ánh mặt trời, lớp dung nham này hiển hiện một màu đen thay vì màu đỏ thông thường như các ngọn núi lửa khác.
 
Hai loại khoáng chất có trong dung nham của núi lửa Ol Doinyo Lengai có sự phản ứng rất nhanh khi tiếp xúc với không khí. Dung nham màu đen hoặc nâu sậm và tàn tro ở đây sẽ biến thành màu trắng sau vài giờ núi lửa phunn trào và nhanh chóng trở thành khoáng chất có khả năng hút nước.

Sau đó khoảng 6 tháng, với sự tác động của một số yếu tố bên ngoài môi trường, dung nham này sẽ bị phân hủy thành lớp cát màu vàng nâu. Chính điều này tạo nên sự khác biệt rõ nét cho khung cảnh xung quanh ngọn núi lửa. Cũng bởi lớp dung nham này chứa ít chất silic nên nó không có độ nhớt và dễ dàng bị tan chảy.
 Với mức nhiệt độ thấp hơn
Với mức nhiệt độ thấp hơn một nửa bình thường nên núi lửa Ol Doinyo Lengai rất thuận lợi cho các nhà khoa học thăm dò, khám phá ở khoảng cách gần mà không cần đến dụng cụ bảo hộ. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là họ có thể giẫm lên lớp nham thạch vì thực tế nhiệt độ của nó có thể đốt cháy quần áo và làm bỏng da. Nếu so sánh Ol Doinyo Lengai với các ngọn núi lửa khác trên Trái Đất thì đây là núi lửa khá “lành tính” và đôi khi còn được ví là “núi lửa đồ chơi” bởi những chóp nón nhỏ ở miệng núi lửa thường tạo ra những đợt phun trào nhỏ, vô hại, kèm theo lớp dung nham nhỏ li ti bắn ra xung quanh trông khá đẹp mắt.

Dù có điều kiện thuận lợi cho các nhà địa chất khám phá nhưng những cuộc thám hiểm như vậy lại vô cùng hiếm vì Ol Doinyo Lengai có độ dốc khá lớn nên việc leo lên đỉnh núi là không hề đơn giản. Chỉ đến năm 1966, khi 2 nhà địa chất J.B.Dawson và G.C.Clark chinh phục được ngọn núi này thì điều kỳ diệu của Ol Doinyo Lengai mới được khám phá. Và họ cũng là những người đầu tiên tiếp cận ngọn núi lửa mát nhất thế giới vẫn còn hoạt động.

Một số hình ảnh của núi lửa "lành tính" Ol Doinyo Lengai:

Núi lửa Ol Doinyo Lengai
Núi lửa Ol Doinyo Lengai
Núi lửa Ol Doinyo Lengai
Núi lửa Ol Doinyo Lengai
Núi lửa Ol Doinyo Lengai
Núi lửa Ol Doinyo Lengai
Núi lửa Ol Doinyo Lengai
Núi lửa Ol Doinyo Lengai
Núi lửa Ol Doinyo Lengai
Núi lửa Ol Doinyo Lengai
Núi lửa Ol Doinyo Lengai
Núi lửa Ol Doinyo Lengai
Núi lửa Ol Doinyo Lengai

VTV

Ol Doinyo Lengai, ngọn núi lửa độc đáo nhất thế giới

Không có những đợt phun trào đỏ ngầu dung nham, ngọn núi lửa Ol Doinyo Lengai ở châu Phi lại tuôn trào dòng nham thạch đen ấn tượng.
Đã qua không biết bao nhiêu thế hệ, những người Maasai bản địa ở Tanzania (Trung Đông Phi châu) vẫn gọi ngọn núi lửa còn hoạt động này là Ol Doinyo Lengai, trong thổ ngữ mang nghĩa Mountain of God – ngọn núi của thần thánh. Từ thời Eng’ai, một trong những vị thần của người Maasai, khi tạo nên ngọn núi lửa có lẽ bà đang ở trong một tâm trạng không tốt.
Người Maasai coi Eng’ai là vị thần cao cả đã dựng nên vạn vật. Bà thường xuất hiện với 2 hình ảnh, bề ngoài màu đen (Eng’ai Narok) hiền hòa và bao dung với người Maasai còn nếu bề ngoài màu đỏ (Eng’ai Nayokie) thường mang lại tai họa.
11111-JPG-7256-1405994778.jpg
Ngọn núi lửa Ol Doniyo Lengai duy nhất vẫn hoạt động tại Tanzania. Ảnh: ravpix/flickr.
Trong số những ngọn núi lửa trên thế giới, Ol Doinyo Lengai khá độc đáo. Nếu như núi lửa thường phun trào dung nham giàu silicate, Ol Doinyo Lengai có thành phần dung nham chứa hơn 50% khoáng chất carbonate. Bề mặt lớp dung nham này tuôn trào ra thường bị bao bọc bởi lớp đá nóng chảy và sau đó biến đổi thành một dạng khác. Nhiều người tưởng nhầm đây là đá cẩm thạch. Mặc dù cũng có một vài ngọn núi lửa phun trào dung nham chứa carbonate nhưng Ol Doinyo Lengai lại đặc biệt theo cách riêng của mình. Nếu bạn muốn trải nghiệm ngọn núi lửa hoàn toàn khác thường, hãy đặt Ol Doinyo Lengai trong danh sách các điểm đến trong tương lai.
44444-JPG_1405994486.jpg
Du khách thích thú khi được đứng rất gần với dòng dung nham đen đang phun trào. Ảnh:Tineke Speeiman/flickr.
55555-JPG_1405994532.jpg
Dung nham phun ra từ những đỉnh tháp nón theo thời gian càng làm chúng lớn lên. Ảnh: Dirk Rosseei/flickr.
66666-JPG_1405994616.jpg
Dung nham màu đen phun trào từ một miệng hố.  Ảnh: Jeffrey Brown/flickr.
77777-JPG_1405994638.jpg
Dòng nham thạch cũ màu trắng và mới màu đen chảy ra trên miệng “ngọn núi của thần thánh”.  Ảnh: Jeffrey Brown/flickr.
88888-JPG_1405994703.jpg
Một người phụ nữ Maasai với ngọn núi lửa được cho là do thần Eng’ai tạo nên. Ảnh: Wikimedia.
Carbon và silicate phun trào khỏi miệng Ol Doinyo Lengai có màu đen và nhiệt độ chỉ bằng một nửa so với núi lửa thông thường. Mặc dù vậy nó vẫn có thể “nướng” cháy mọi thứ với nhiệt độ hơn 500 độ C và sau đó sẽ nguội đi một cách nhanh chóng khi tiếp xúc với không khí. Ban đêm, người ta cũng có thể quan sát những đốm màu cam bốc lên từ miệng núi lửa chứ không chỉ tuyền một màu đen.
Với nhiều nhà “núi lửa học”, họ coi Ol Doinyo Lengai giống như “ngọn núi lửa đồ chơi” bởi sức nóng vừa phải. Các đoàn khoa học cũng thường xuyên đến đây cùng với dòng du khách để nghiên cứu và ngắm nhìn phong cảnh kỳ vĩ do mẹ thiên nhiên tạo nên. Dung nham nhìn giống như bọt xà bông hơn là nham thạch và bạn sẽ cảm thấy có thể dùng thìa, muỗng để xúc về làm kỷ niệm.
33333-JPG-5491-1405994778.jpg
Một Hornito nhìn như chiếc sừng khổng lồ sừng sững trên đỉnh núi lửa. Ảnh: Ric Lander/flickr.
Những tay leo núi và người yêu khám phá thường đi bộ theo lối của những hornitos (tháp nhọn được tạo lên bởi dòng nham thạch phun trào). Những tháp đá hình nón này khiến cho nhiều người rất thích thú và việc đến gần núi lửa khi nó đang hoạt động còn là trải nghiệm hấp dẫn hơn.
Hornitos được tạo nên với sự trợ giúp của số lượng lớn carbon dioxide. Nó tạo nên những bọt dung nham to bằng quả bóng đá, sau khi bị vỡ ra nó từ từ tạo nên lớp nền và vun dần lên thành hình nón.
Mỗi khối nham thạch phun ra tại Lengai không quá lớn chỉ rộng khoảng một mét và nhanh chóng nguội đi khi đang ở trên không trung. Khi rơi xuống nó vỡ tan trong chốc lát.
Dòng nham thạch chảy xuống màu đen dễ làm người ta tưởng nhầm là bùn. Không quá khó để đo độ tuổi của nham thạch phun ra tại Lengai. Ban đầu chúng có màu đen như hắc ín, cấu thành một cách mềm mại theo từng gợn sóng thường gọi là pahoehoe. Sau đó tùy theo hàm lượng vật chất bên trong mà chúng có thể đổi sang màu xám, nâu hay đen. Tồn tại trên ngoài vài ngày, sự thay đổi hóa học bên trong diễn ra khi mưa xuống, lớp dung nham chuyển thành màu trắng và dễ bị vỡ hơn.
Từ thế hệ này qua thế hệ khác, những phụ nữ Maasai có gia đình tụ tập dưới chân ngọn núi lửa để hy vọng thần Eng’ai sẽ đáp lại những lời cầu nguyện và cho họ con cái.
Nhiều du khách chọn Ol Doniyo Lengai không chỉ muốn thử cảm giác đất dưới chân mình nóng đến chảy cả giầy ra sao, mà còn bởi đây là ngọn núi lửa duy nhất còn hoạt động tại Tanzania. Đây cũng không phải là điểm dành cho du khách thông thường bởi vị trí địa lý nằm giữa một vùng hoang dã và không có các điểm lưu trú tiện lợi như đỉnh Kilimanjaor, khu bảo tồn Ngorongoro Crater hay công viên quốc gia Serengeti.
Từ Arusha (cách thủ đô Dodoma 420 km), thị trấn lớn gần nhất, mất gần cả ngày trên cung đường bụi đất qua những vùng đất của người Maasai và khu vực sinh sống của đà điểu, hươi cao cổ, ngựa vằn mới đến được gần Ol Doinyo Lengai. Nếu khởi hành từ khu nghỉ chân bên dưới vào nửa đêm về sáng (1h sáng) bạn sẽ có thể lên được đến đỉnh núi và ngắm bình mình tại đỉnh thung lũng Rift. Nhiều du khách chọn cắm trại qua đêm giữa hoặc sát chân núi nếu không muốn di chuyển một lần cho chặng đường dài.
22222-JPG-5545-1405994778.jpg
Những tháp đá hình nón được tạo thành bởi dung nham và dòng nham thạch màu xám chảy xuống sườn núi lửa Ol Doniyo Lengai. Ảnh: Cw Anderson/flickr.
Điểm ấn tượng từ xa du khách sẽ dễ dàng nhận ra là dòng dung nhảm chảy thành những vệt dài với gam màu xám nhiều sắc độ. Ngoài việc chiêm ngưỡng ngọn núi lửa kỳ lạ, bạn còn có cơ hội gặp gỡ những người Maasai bản địa và tìm hiểu đời sống cũng như nét văn hóa đặc trưng của họ.
Du khách được khuyên mua tour trong ngày với giá khoảng 100 USD một người, bao gồm việc leo núi đến gần khu vực dung nham phun trào và cả hành trình đến hồ Natron. Cần đặt trước từ 3 ngày trở lên và các tour đa phần bắt đầu tại Arusha, 120 km về phía tây bắc của ngọn núi. Đây cũng là trung tâm của các công ty du lịch (hơn 140 công ty) đưa du khách đến nhiều nơi bên cạnh Ol Doinyo Lengai như Ngorongoro Crater, Serengeti và Kilimanjaro.
Hoài Nam

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét