Thứ Hai, 17 tháng 6, 2013

Những “người hang động” cuối cùng


 
 
 
Món bánh nướng bằng bột cọ sago
(ĐSCT) Người du cư ở Papua New Guinea đang sống trong các hang động hẻo lánh trong rừng. Họ là những người Meakambut, ngụ trong các vách đá cao, cũng là những pháo đài từng bảo vệ trước kẻ thù như: bọn săn đầu người, ăn thịt người và trộm cô dâu. Ngày nay, kẻ thù của họ ít bạo lực hơn nhưng dễ gây chết chóc: bệnh sốt rét và bệnh lao phổi.

Meakambut, một trong những tộc người bán du mục, trú trong hang động cuối cùng ở Papua New Guinea. Thế giới bên ngoài không biết đến họ, mãi cho đến thập niên 1960, khi người Úc đi thám hiểm khu vực này.


Người Meakambut đi săn với cung tên

Vũ khí săn bắn của họ là dao rựa, cung và mũi tên tự chế. Đàn ông làm đẹp với đất sét màu than và đỏ, cài những cây dương xỉ lên tóc cùng cánh hoa vàng lên râu. Mỗi một hang động của họ đều có chủ và có tên gọi riêng, sở hữu theo kiểu cha truyền con nối. Những cái hang này cũng có huyền thoại riêng và được giữ bí mật.

Bệnh tật, theo người Meakambut sẽ “khiến họ khỏe hơn sau đó, hoặc làm cho họ bị chết”. Anh John, một người Meakambut, cho biết: “Chúng tôi sẽ rời bỏ hang động và cuộc sống du cư, nếu chính phủ cho bệnh xá và trường học. Với hai cái xẻng và hai cái rìu, chúng tôi có thể xây nhà được”.
 
  A.T (National Geographic)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét