Thứ Năm, 20 tháng 9, 2012

Du lịch tự túc đến Malaysia

Nhóm tư vấn TST Tourist












Một góc thành phố Kuala Lumpur.

- Du lịch Malaysia vào mùa nào thích hợp nhất?
- Malaysia thuộc vùng khí hậu xích đạo, quanh năm nắng nóng, mưa nhiều với đầm lầy, đồng bằng ven biển, rừng nhiệt đới và nhiều núi. Trong đó núi Kimabalu trên đảo Borneo, cao 4.100 mét là ngọn núi cao nhất Đông Nam Á.
Về thời tiết, thời gian du lịch ở Malaysia thuận lợi nhất là khoảng từ tháng 6 đến tháng 9 hàng năm. Nhiệt độ Malaysia dường như khá ổn định quanh năm. Nhiệt độ ban ngày là khoảng 21-32 độ C. Trên đồi lạnh hơn với 21 độ C ban ngày và 10 độ C ban đêm.
Tuy nhiên, Malaysia là đất nước đa chủng tộc và văn hóa, quanh năm có lễ hội (xem thêm bài kỳ trước), vì thế bạn nên đến Malaysia cả vào mùa đông và mùa hè, đó cũng chính là mùa du lịch cao điểm của Malaysia.
Mùa đông từ tháng 12 đến hết tháng 1, với những lễ hội lớn như Noel, năm mới. Còn mùa hè của Malaysia sẽ rơi vào tháng 6, 7 và 8, thậm chí có thể kéo dài đến giữa tháng 9.
- Từ Hà Nội và TPHCM đi Malaysia, có thể mua vé máy bay của hãng nào, lịch bay ra sao và thường phải đặt vé trước bao lâu?
- Từ Hà Nội và TPHCM đi Malaysia có thể mua vé máy bay của Vietnam Airlines, Malaysia Airlines. Nếu khách hàng muốn đi Malaysia thì đặt vé càng sớm càng tốt; chỗ còn hay không là tùy thuộc vào ngày khởi hành của khách. Thông thường, giá vé phải được xuất ít nhất 3 ngày trước ngày khởi hành.
Về visa, người có quốc tịch Việt Nam đi du lịch Malaysia trong vòng 30 ngày không cần visa.
Tháp đôi Petronas. Ảnh: Tường Vi
- Nếu đi du lịch tự túc đến Malaysia khoảng một tuần, chúng tôi nên chọn các điểm đến nào hấp dẫn mà lại gần Kuala Lumpur?
- Trước hết bạn nên dành thời gian cho thành phố Kuala Lumpur, thủ đô của Malaysia và sắp xếp thời gian tham quan những điểm đến trong thành phố này. Kuala Lumpur được xây dựng vào thế kỷ 19, nằm ở phía tây đảo Malaysia, diện tích 244 km2, dân số khoảng hơn 1,5 triệu người.
Đây là thành phố đa sắc tộc, đa tôn giáo nhưng rất hòa hợp với nhiều điểm tham quan hấp dẫn, từ các khu phố cũ xung quanh quảng trường Merdeka tới khu vực của người Hoa, người Ấn Độ và Mã Lai sinh sống. Nhà thờ, chùa đền, miếu đứng bên nhau chan hòa. Phía bắc thành phố có ngôi miếu nằm trong động đá vôi Batu, nơi thờ rất linh thiêng của đạo Hindu. Kuala Lumpur không chỉ nổi tiếng về cảnh đẹp, mà còn là nơi có nhiều món ăn độc đáo.
Tháp đôi Petronas: nằm ở trung tâm Kuala Lumpur, cao 421 mét, hiện là công trình kiến trúc cao thứ ba trên thế giới, đồng thời là biểu tượng mới nhất của Malaysia.
Hoàng cung Malaysia: nằm ở phía nam ga tàu hỏa. Tòa nhà chính trong hoàng cung có đỉnh hình tròn, màu vàng, mang đậm phong cách kiến trúc Ả Rập. Chiêm ngưỡng vẻ đẹp độc đáo của hoàng cung là một trong những điều không thể bỏ qua khi đến Kuala Lumpur.
Khu vườn của cung điện hoàng gia Malaysia. Ảnh: Tường Vi
Bảo tàng quốc gia Malaysia: nằm trên đại lộ Jalan Damansara, gần công viên hồ Kuala Lumpur, là một tòa nhà ba tầng được xây dựng theo kiểu cung điện Malaysia. Bảo tàng trưng bày các hiện vật lịch sử, tác phẩm nghệ thuật, các sản phẩm mỹ nghệ, tiền cổ, đồ dùng sinh hoạt và trang phục lễ nghi của ngưòi dân Malaysia từ năm 1409 đến nay. Từ bảo tàng, bạn có thể dễ dàng ngắm nhìn tòa tháp đôi Petronas.
Vườn hồ Kuala Lumpur: nằm ở phía nam thành phố, xây dựng năm 1880, đây là công viên đẹp nhất Kuala Lumpur. Trong vườn có hơn 3.000 loài hoa lan, 2.200 loài hoa sen, vườn bướm với 6.000 con, vườn chim có 5.000 con. Vườn hồ còn có một bia tưởng niệm bằng đồng lớn nhất thế giới.
Động Batu. Ảnh: Tường Vi
Thủy cung và vườn thú quốc gia: cách trung tâm thủ đô Kuala Lumpur 13km. Vườn thú quốc gia là một khu rừng nguyên sơ, có hơn 200 loài chim. Đến đây bạn có thể tìm đến hoạt động giải trí ưa thích nhất là cưỡi voi và lạc đà.
Động Batu: danh thắng của đạo Hindu, cách Kuala Lumpur 13km, gồm ba động lớn và vô số động nhỏ. Nơi đây có ngôi miếu của đạo Hindu rất linh thiêng. Trên các vách động có những bức họa miêu tả các câu chuyện thần thoại về đạo Hindu.
- Được biết thành phố Malacca (Malakka) của Malaysia có khoảng 15 bảo tàng tập trung ở những vị trí gần nhau, xin cho biết vì sao lại vùng đất này lại có nhiều bảo tàng đến thế và nét đặc trưng của từng bảo tàng. Nếu chỉ có thể đến viếng một, hai nơi thì nên chọn bảo tàng nào?
- Là thành phố cổ xưa nhất với những dấu ấn về thời vàng son của Malaysia 600 năm về trước, Malacca với không gian êm đềm, cổ kính và tĩnh lặng luôn được xem là những trang sử sách sinh động và quý giá trong lịch sử hình thành và phát triển của đất nước này. Malacca tuy nhỏ nhưng mà có khá nhiều bảo tàng (khoảng 15 cái).
Đi trên đường Tun Tan Cheng Lock, bạn sẽ gặp Bảo tàng di sản của người Baba Nyonya (con cháu người Hoa định cư ở đây) trong một ngôi nhà cổ với các loại đồ gỗ, đồ sứ và vải dệt.
Bảo tàng biển (Maritime Museum) được xây như chiếc thuyền buồm Flora de la Mar của Bồ Đào Nha bị đắm ngoài khơi Malacca khi xưa. Trong bảo tàng vẫn còn những hiện vật liên quan đến lịch sử hàng hải nơi đây. Cách bài trí như thật khiến du khách có cảm tưởng mình trở về quá khứ, đứng giữa các thủy thủ đang tất bật với công việc của mình.
Bảo tàng biển xây dựng theo mô hình chiếc thuyền buồm Flora de la Mar của Bồ Đào Nha bị đắm ngoài khơi Malacca.

Malaysia - xứ sở của hội hè











Lễ hội Hari Raya Puasa đánh dấu sự kết thúc “tháng chay Ramadan" của các tín đồ Hồi giáo.
 Malaysia là một quốc gia gần gũi với Việt Nam, nhưng đất nước này vẫn còn nhiều điều kỳ thú hấp dẫn du khách Việt, đặc biệt là nền văn hóa đa sắc màu và khả năng tổ chức kinh doanh ngành du lịch của họ khiến lượng khách Việt Nam đến Malaysia tăng mạnh.


- Các hãng lữ hành của Việt Nam thường đưa khách đến các khu du lịch nào ở Malaysia?
- Du khách đến Malaysia thường được đưa lên thăm cao nguyên Genting - thành phố trong mây với độ cao khoảng 2.000 mét so với mực nước biển - nằm trong dãy núi Titiwangsa ở giáp giới giữa các bang Pahang và Selangor của Malaysia; giải trí tại Indoor và Outdoor Theme Park; đi thăm làng giải trí - nghỉ mát A'Famosa Resort.
Tại đây, du khách có cơ hội tham quan và vui chơi tại thành phố Cao bồi (A’famosa Cowboy city) - nơi tái hiện lại thời kỳ cao bồi miền viễn Tây nước Mỹ với rất nhiều loại hình giải trí như thưởng thức phim 4 chiều, màn trình diễn của người da đỏ, cưỡi bò tót, đập búa.
Du khách có thể thưởng thức Carnival show - một show diễu hành đặc sắc thể hiện nền văn hóa đa dân tộc của đất nước Malaysia, hay màn trình diễn pháo hoa đặc sắc, hoành tráng không kém.
Ngoài ra, du khách sẽ tham quan hoàng cung Malaysia; quảng trường Độc Lập - nơi diễn ra các sự kiện trọng đại của Malaysia; đài tưởng niệm quốc gia; cửa hàng chocolate với loại socolate hương vị sầu riêng nổi tiếng; thăm trung tâm vàng bạc đá quý; tham quan động Batu – nơi hành hương nổi tiếng của cộng đồng Ấn Độ tại Malaysia; tham quan Pertonas Twin Tower cao 452m, là tòa tháp đôi cao nhất thế giới; mua sắm tại trung tâm thương mại của thủ đô Kuala Lumpur - nơi có hàng trăm cửa hiệu sang trọng.
Một cụm vui chơi, giải trí trên cao nguyên Genting.
Pertonas Twin Tower - toà tháp đôi cao nhất thế giới hiện nay.
- Malaysia là quốc gia có nhiều bờ biển đẹp được khai thác du lịch nghỉ dưỡng. Xin giới thiệu một số điểm đến ven biển hoặc hải đảo hấp dẫn nhất.
- Malaysia có rất nhiều bãi biển nổi tiếng như Pantai Chenang, Redang, Terrengganu… và những hòn đảo nổi tiếng như Penang, được gọi là "hòn ngọc phương Đông"; Kota Kinabalu kỳ ảo; Tioman là hòn đảo lớn nhất, đẹp nhất trong các hòn đảo phía đông Malaysia và đặc biệt là Langkawi - hòn đảo nhiệt đới được đánh giá là một điểm đến du lịch hấp dẫn nhất đất nước Malaysia, được Bộ Du lịch Malaysia trực tiếp bảo vệ và khai thác vẻ đẹp tự nhiên và huyền ảo của nó.
Đảo Langkawi.
- Malaysia là đất nước có nhiều dân tộc sinh sống và vì thế văn hóa của quốc gia này rất đa dạng, phong phú. Vui lòng cho tôi biết một số lễ hội lớn trong năm của đất nước này.
- Malaysia là một trong những đất nước có nền văn hóa đa dạng và có nhiều nét độc đáo. Văn hóa Malaysia chịu ảnh hưởng nhiều của phương Tây nhưng cũng đậm đà những nét văn hóa phương Đông thuần túy do ảnh hưởng của các nước nước láng giềng như Ấn Độ và Trung Quốc… Tất cả những luồng văn hóa Đông, Tây thổi vào đất nước hiền hòa này kết hợp với những nét đẹp văn hóa bản địa truyền thống đã tạo nên một bản nhạc văn hóa đa âm điệu, một bức tranh với nhiều gam màu.
Có thể kể vài ngày hội lớn của đất nước Malaysia như Hari Merdeka (ngày Độc Lập) diễn ra vào ngày 31 tháng 8 hàng năm, kỷ niệm nền độc lập Liên bang Malaysia. Ngày “Sinh nhật Nhà Vua” diễn ra vào thứ Bảy đầu tiên của tháng 6, lễ hội này kéo dài mấy ngày liền với những bữa tiệc ẩm thực, văn hóa nghệ thuật đặc sắc.
Hari Raya Puasa (lễ hội của mọi tín đồ Hồi giáo trên thế giới đánh dấu sự kết thúc của “tháng chay Ramadan”); lễ hội Awal Muharram (năm mới Hồi giáo). Ngoài ra, cũng có những ngày lễ truyền thống giống ở Việt Nam, như Tết cổ truyền, lễ Phật Đản, tết Thanh Minh, tết Trung Thu; lễ Noel…
Lễ hội Thaipusam của tín đồ Hindus Malaysia.
Tadau Kaamatan là lễ hội dân gian chính thức của cộng đồng dân tộc Kadazan Dusun sau mỗi mùa thu hoạch để tạ ơn Thần lúa. Hội hè diễn ra trong suốt một tháng, gồm các trò chơi dân gian, đua trâu, thi uống rượu gạo, thi đánh cồng, thi nữ hoàng được mùa…
Lễ hội Thaipusam của tín đồ Hindus Malaysia. Vào ngày hội, nhiều tín đồ thể hiện lòng mộ đạo thành kính của mình đối với đấng thần linh bằng cách dùng móc, sắt nhọn xuyên qua cơ thể họ, cho tới những cách làm trần tục khác như dùng hoa và sữa tưới lên thân thể mình...
Các tín đồ cầu nguyện và nhảy múa cùng khách du lịch trong khi hành lễ cúng chúa tể Murugan tại hang động Batu, là nơi tôn thờ đạo Hindu gần thủ đô Malaysia, trong khi cảnh sát và những nhân viên cứu hộ luôn dõi mắt theo các hoạt đồng của lễ hội. Lễ hội Thaipusam du nhập đến Malaysia qua những người Ấn Độ nhập cư, những người đã di cư đến các quốc gia thuộc Đông Nam Á vào cuối thế kỷ 19, chủ yếu là làm việc trên các đồn điền cao su.
Có thể nói, Malaysia là đất nước của hội hè quanh năm, tháng nào trong năm cũng có.


Đến Malaysia, nhớ "nhập gia tùy tục"











Đền thờ Hồi giáo Putra Mosque ở Putrajaya.

Malaysia là một đất nước đa sắc tộc, đa văn hóa nhưng người dân Malaysia sống rất hòa thuận, tôn trọng lẫn nhau. Đối với du khách, người Malaysia rất thân thiện và mến khách. Tuy nhiên, du khách đến đây cần lưu ý đến những tập quán sinh hoạt và văn hóa ứng xử của đất nước có hơn 50% dân số là tín đồ Hồi giáo này.

- Xin cho biết một số điều cần lưu ý về tập quán sinh hoạt và văn hóa giao tiếp của người Malaysia?
- Đến Malaysia, du khách cần chú ý việc sử dụng đôi tay của mình. Có hai điều cần nhớ là không nên dùng tay chỉ vào người khác và đừng bắt tay phụ nữ. Khi đưa hoặc nhận tiền, quà hoặc bất cứ đồ vật gì với người Malaysia, hãy dùng tay phải để cầm vì người Malaysia cho rằng tay trái không trong sạch.
Khi gặp nhau, người Malaysia thường có thói quen sờ vào lòng bàn tay của người kia, sau đó chắp hai bàn tay với nhau. Họ rất kỵ việc xoa đầu và lưng người khác. Trong một số trường hợp đặc biệt, nếu vô tình mà bạn dùng chân để chỉ vào một người nào đó thì sẽ gặp rắc rối to đấy.
Người Malaysia thường mặc áo dài bằng vải hoa, nam giới mặc sơ mi không cổ và không được để hở cánh tay, đùi ở những nơi công cộng. Nữ thường mặc áo dài tay. Ở Malaysia, màu vàng là màu dành cho giới quí tộc, vì thế khi đến tham quan hoàng cung hoặc tham dự các sự kiện, hoạt động chính thức du khách không nên mặc trang phục màu vàng.
Khi đến thăm các đền Ấn Độ giáo ở Malaysia, bạn phải bỏ mũ, dép, không được sờ tay vào các tượng thần và các bức tranh. Đi thăm các đền Hồi giáo, nếu được đồng ý bạn mới nên bước vào đền, tốt nhất nên có người Hồi giáo dẫn vào. Tốt nhất, du khách nên mặc quần áo gọn gàng, che kín tay chân, cởi giày trước khi vào nhà hoặc những nơi thờ cúng.
Trong giao tiếp, du khách cần tuyệt đối tránh nói đến những vấn đề tranh chấp chủng tộc ở nước này, đừng đề cập đến chính trị và những xung đột, bất hòa giữa các quốc gia khác với các nước Hồi giáo (như Israel chẳng hạn). Không nên so sánh mức sống của người Malaysia với người dân các nước khác. Người Malaysia không khắt khe lắm về giờ giấc các cuộc hẹn, nhưng khách cũng không nên rề rà, chậm trễ quá như kiểu đi dự đám cưới ở Sài Gòn.
Đền thờ Hồi giáo Masjid Jamek ở Kuala Lumpur, xây dựng từ đầu thế kỷ XX.
- Ở Malaysia, nếu đi lạc đường thì phải làm sao?
- Đối với du khách, người dân Malaysia rất thân thiện và mến khách. Ở các thành phố lớn và những khu du lịch, nhiều người địa phương có thể dùng Anh ngữ để trả lời, hướng dẫn cho du khách. Ở những nơi có nhiều du khách nước ngoài, có các nhân viên cảnh sát du lịch đeo băng kẻ ca rô trên mũ, mặc áo và quần màu xanh đậm, đặc biệt có chữ cái “I” (information) trên băng màu đỏ và xanh ở trên túi ngực. Họ luôn sẵn sàng giúp đỡ du khách khi cần thiết.
- Xin cho biết về việc thưởng tiền cho những người phục vụ ở các khách sạn?
- Hầu hết các khách sạn tại Malaysia đều cộng thêm 10% phí dịch vụ và 5% thuế trong hóa đơn của du khách. Bạn không cần phải thưởng tiền cho nhân viên phục vụ.
- Vui lòng giới thiệu một số món ăn đặc sắc của Malaysia có thể hợp khẩu vị người Việt.
- Một trong những món ăn phổ biến ở Malaysia phù hợp với khẩu vị người Việt là súp Bak Kut Teh (nghĩa là thịt - xương - trà). Trong một tô Bak Kut Teh có rất nhiều sườn heo, nước xương hầm chung với các loại thảo mộc, gia vị (hồi, quế, đương quy, hành tỏi...). Ngoài ra, người nấu Bak Kut Teh có thể thêm nấm, rau diếp, một vài miếng tàu hũ chiên (đậu phụ rán). Món súp này còn có tên gọi khác là món sườn trà.
Ở những cửa hàng đặc sản địa phương có bán sẵn những viên súp, du khách chỉ cần mua về hầm xương cho nhừ, thêm viên súp vào cho đậm đà sau đó bỏ tỏi (nguyên củ) cùng với rau cải thảo là có thể dùng được. Món ăn rất bổ dưỡng, hương vị thơm đậm mùi thuốc Bắc nhưng rất dễ thương thức.
Súp Bak Kut Teh ăn với cơm và món quẩy chiên.
Món ngọt ăn chơi thì có chè ABC hay còn gọi là chè Cendol. Món chè này là hỗn hợp của nước cốt dừa, nước đường dừa, đậu các loại và đá bào, hương vị rất thơm ngon.
Đặc biệt, các món ăn của người Paupanhanha khá gần với khẩu vị người Việt. Đây là môt tộc người sinh sống tại Mallaca - thành phố cổ cách Kuala Lumpur khoảng 150km về hướng Nam. Khi người Hoa đến đây định cư, họ kết hôn với người Malaysia và thế hệ con của họ gọi là Paupanhanha. Văn hóa của họ là sự kết hợp giữa người Hoa và người Malaysia và ẩm thực cũng vậy. Hình thức trang trí của các nhà hàng mang đậm phong cách người Hoa, còn món ăn vừa mang phong cách người Hoa vừa có hương vị ẩm thực của người Malaysia.
Thông tin cần biết khi đến Malaysia
Đích thực là một châu á thu nhỏ, Malaysia dần trở thành tâm điểm du lịch của đông đảo du khách quốc tế. Bởi nơi đây, có biển, có núi, có đồng bằng và trên hết là một nền văn hóa rất riêng nhưng rất đa dạng.
Đến Malaysia không còn điều trở ngại, miễn thị thực phổ thông đã tạo điều kiện thuận cho các bạn phượt tại Việt Nam thực hiện chuyến đi ba lô dễ dàng. Dưới đây là một số thông tin và địa chỉ cần biết khi đến Malaysia để phục vụ chuyến đi của bạn được hoàn hảo nhé.

1.    Địa chỉ khẩn cấp:
-    Cảnh sát du lịch Kuala Lumpur: Điện thoại 603-21668322
-    Xe cấp cứu: Điện thoại 999
-    Sở cứu hộ và chữa cháy: Điện thoại  994

2.    Thông tin du lịch:
-    Trung tâm Kuala Lumpur: Điện thoại 603-22798888
-    Trung tâm sân bay quốc tế Kuala Lumpur: Điện thoại 603-87762000

3.    Hàng không:
-    Hàng không Malaysia: Điện thoại 1 300 88 3000 (Miễn phí)
-    AirAsia: Điện thoại 1 300 88 3000 (Miễn phí)

4.    Nói tiếng Malaysia:
Tiếng Malaysia là ngôn ngữ chính thức, cách đọc “đánh vần” gần như tiếng Việt do đó không quá khó để đánh vần các từ dễ.
Tiếng ViệtTiếng MalaysiaTiếng ViệtTiếng Malaysia
MộtSatuHaiDua
BaTigaBốnEmpat
NămLimaSáuEnam
BảyTujuhTámLapan
ChínSembilanMườiSepuluh
Chào mừngSelamat datangChào buổi sáng Selamat pagi
Chào buổi trưaSelamat tengah hariChào buổi chiềuSelamat siang
Tạm biệtSelamat tinggalHẹn gặp lạiJumpa lagi
Cảm ơn Terima kasihXin lỗiMaafkan saya
Cái này giá bao nhiêu?Berapa harga ini?Bạn đã ăn chưa?Sudah makan?
Bạn khỏe không? Apa khabar?Tôi khỏe, cám ơnKhabar baik
Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Thong tin can biet khi den Malaysia

Kinh Nghiệm Du Lịch Malaysia

Đi du lịch Malaysia dưới 30 ngày, du khách không cần xin visa. Ở Malaysia, máy ảnh, đồng hồ, bút mực, máy radio-cassette cầm tay, nước hoa, mỹ phẩm, bật lửa được miễn thuế. Du khách mang theo hàng thuộc diện phải nộp thuế (bao gồm quần áo, phụ kiện quần áo, đồ trang sức, túi xách tay, rượu mạnh...) phải đặt cọc một số tiền để tạm nhập. Khi rời khỏi Malaysia, du khách xuất trình món hàng đó và biên lai thu tiền cọc, sẽ được trả khoảng 50% số tiền thu ban đầu.

Giờ Malaysia trước 1 tiếng đồng hồ so với giờ Việt Nam. Cửa hàng bách hóa và siêu thị thường mở cửa từ 10 giờ sáng đến 22 giờ, còn cửa hiệu nhỏ thường mở cửa từ 9 giờ 30 phút đến 17 giờ. Ở Thủ đô Kuala Lumpur và hầu hết các thành phố lớn đều có cửa hàng mở cửa 24/24 giờ
Sotaydulich Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Kinh nghiem du ;lich Malaysia
Tiền Malaysia là Ringgit Malaysia (RM). Đến Malaysia, du khách nên đổi tiền RM tại sân bay hoặc các ngân hàng. Tại các siêu thị, các điểm vui chơi đổi tiền giá chênh lệch nhiều. Thẻ tín dụng chỉ được sử dụng ở các thành phố lớn và một số tỉnh nông thôn.

Phương tiện đi lại ở Malaysia chủ yếu là taxi. Đi taxi, du khách lưu ý là yêu cầu lái xe bật đồng hồ để tính tiền.

Đa số người dân Malaysia theo đạo Hồi. Khi vào thăm nhà thờ Hồi giáo, du khách phải để giày, dép ở ngoài. Một số nhà thờ Hồi giáo cung cấp khăn, áo choàng cho khách khi vào. Gặp nhau, người Malaysia thường có thói quen sờ vào lòng bàn tay của người kia, sau đó chắp hai bàn tay lại. Dùng tay phải khi ăn, đưa hay nhận đồ vật bởi vì họ cho rằng tay trái không trong sạch. Ở Malaysia, màu vàng là màu chuyên dùng của vương công quý tộc, khách không nên mặc quần áo màu vàng trong các hoạt động chính thức hoặc tham quan hoàng cung

Nếu muốn nghỉ homestay hoặc đến thăm gia đình người Malaysia, du khách nên gọi điện trước. Khi vào nhà người Malaysia, du khách nhớ để giày, dép ở ngoài. Khách đến nhà chơi thường được chủ nhà mời đồ uống, bạn nên lịch sự đón nhận. Người Malaysia không thích người khác so sánh mức sống của họ với người dân nước khác. Quà tặng tốt nhất cho các đối tác làm ăn ở Malaysia là bút, sổ công tác, danh thiếp và những đồ vật mang dấu công ty của đối tác, nhưng không nên tặng rượu (trừ người Hoa).
Một số kinh nghiệm khác bạn không thể bỏ qua:
Maylaya cái tên mà tôi ấn tượng ngay lần đầu đến Malayxia, đây là tên cũ khi sáp nhập Singapore vào người ta mới đổi tên là Malayxia. Nhưng cũng chỉ hai năm sau người Sing (chủ yếu gốc Trung Quốc) lại tác ra (1965).

Ấn tượng đầu tiên về Malaya đó là hệ thống giao thống rất tốt, khoảng 800km đường xuyên đất nước, đi lại không một tiếng còi xe, không có người đi bộ hay bất kỳ phương tiện nào bằng ngang qua đường. Cũng dễ hiểu khi mà trước hết đất đai của họ bằng nước ta còn dân số thì chỉ bằng 1/4...

Ấn tượng thứ hai đó là Đạo Hồi, khoảng 2/3 dân ở đây theo Đạo Hồi. Vì thế mà "chùm kín" có thể nói là dễ gặp ở đây. Ngay cả sáng sớm chúng ta có thể nghe tiếng cầu nguyện như là tiếng nhạc tập thể dục buổi sáng ở ta vậy. Và bạn cũng đừng bất ngờ khi mà ở trong phòng luôn có cái mũi tên trên trần nhà. Đó là hước chỉ về thánh địa Mac - Ca của người Hồi Giáo, làm phương hướng để họ ngồi cầu nguyện.

Điểm xuất phát của Malaya cũng muộn và thấp như nhiều nước trong khu vực, ấy vậy mà chỉ trong vòng 20-30 năm gần đây. Malaya đã tiến những bước dài vững chắc, đáng để nhiều nước học tập...

Thủ đô Malaya nhìn từ Tháp Truyền Hình
Sotaydulich Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Kinh nghiem du ;lich Malaysia

Sotaydulich Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Kinh nghiem du ;lich Malaysia

Sotaydulich Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Kinh nghiem du ;lich Malaysia
Xin được dẫn cac bác chưa đến hãy nên đến khu nghỉ mát Casino ở cao nguyên Genting Highland cách thủ đô chừng vài chục km. Đại khái các bac có thể tưởng tượng nó giống như Tam Đảo ở gần Hà nội vậy. Chỉ có khác đây là nơi chính phủ Malaya cho phép đánh bạc. Chúng ta có thể lên Cao nguyên bằng hai con đường, đường ô tô và đường Cáp treo. Đây có thể nói là hệ thống Cáp treo dài nhất Đông Nam Á (có thể là cả Châu á hiện nay?), thật khốn khổ cho ai sợ Cáp treo, vì trót lên rôi thấy còn lâu mới xuống đất .

Nơi đây đúng là nơi để mọi người tiêu tiền, nhất là đánh bạc. Các khách sạn được nói với nhau bởi hệ thống thang cuốn có mái che, và chúng ta cứ cuộc bộ thoải mái. Trong đó là nhiều cửa hàng thời trang, quà lưu niệm, các trò chơi, từ bay đến xứ sở của Nàng Công chúa Tuyết hay bay lên Vũ trụ với hình thức "không trọng lượng"... Nhưng trò chơi mà tôi nhớ mãi đó là cái món "Giã gạo". Bạn ngồi mấp mé vào ghế, mỗi lần chơi có 12 người ngồi bốn phía ở một cái cột cao khoảng 50-70mm gì đó. Họ kéo từ từ lên đỉnh, lúc tôi chơi mây lượn lờ ngay dưới chân. Lúc đó chỉ có nước muốn xin xuống vì nhìn từ trên cao xuống mà phát hoảng. Tôi nín thở chờ đợi, đợi lần 1 chưa thấy gì, lại nín thở lần 2, vẫn chưa thấy gì... rồi đột nhiên cảm giác bị thả tự do xuống mặt đất ập tới. Muốn hét cũng không hét được, ruột gan như muốn bay bổng lên không trung, gần xuống tới mặt đất. Máy lại kéo tung chúng tôi lên trời, cứ như vậy 3-4 lần gì đó cho đến khi hết. Thật hú vía, nhưng lại vẫn muốn chơi tiếp .
 Sotaydulich Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Kinh nghiem du ;lich Malaysia
Khu vui chơi giải trí. Cái "Cột giã gạo" xa phía sau, tôi chơi một lần mà vẫn còn "phê
Món tiêu khiển và tiêu tiền thứ hai phải kể đến ở đây là đánh bạc, tôi thực sự cũng không ham hố lắm. Nhưng một tối thức xuyên đêm ở đây đúng là phải nghĩ lại, nơi đây thực sự là đỉnh cao của công nghệ "moi tiền". Bạn có thể tham gia rất nhiều trò đánh bạc mà không biết chán, chỉ có điều uy nhất là chúng ta phải xác định mình định mua "tài sản tinh thần" nay trong hạn mức bao nhiêu nhé.

Tất nhiên máy ảnh không được mang vào chỗ đánh bạc, ngoài ra bạn còn phải ăn mặc chỉnh tề một chút, không kiểu "ta ba lô" được. Nghe nói chủ của Cao nguyên là một người đàn ông gốc Trung Quốc, ông ta và một vài người Trung quốc khác là những người giàu nhất Malaya.
Sotaydulich Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Kinh nghiem du ;lich Malaysia

Theo: Dulich


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét