Thứ Năm, 24 tháng 11, 2011

Một vòng kiến trúc ở Đức

TTO - Phạm vi của kiến trúc Đức được thế giới đánh giá "quá bất thường", và bạn có thể thực hiện một chuyến tham quan chỉ dựa vào chủ đề kiến trúc.
Tòa nhà tưởng niệm Volkshalle

Người dân "sáng tạo một cách tỉ mỉ" của Đức đã có những đóng góp lớn cho nền văn hóa thế giới, đặc biệt trong thế kỷ 18. Với truyền thống đậm đà đó, nguồn cảm hứng dành cho các thế hệ nghệ sĩ mới của Đức hiếm khi thiếu, bất chấp những biến động lịch sử gần đây của đất nước.    
Làn sóng kiến trúc lớn đầu tiên là phong cách Romanesque (năm 800-1200) với các ví dụ nằm ở nhà thờ Saint Peter, các nhà thờ của thành phố Cologne và nhà thờ nhỏ Palatine trong cung điện Aachen ở thành phố Aachen.
Phong cách Gothic (năm 1200-1500) đáng được chiêm ngưỡng nhất tại các nhà thờ Freiburg, Cologne và St. Mary ở thành phố Lübeck. Trong đó, các cấu trúc Gothic xây bằng gạch đỏ phổ biến ở miền bắc nước Đức, với các công trình như nhà thờ Schwerin và St. Nicholas.  
Còn đối với lối kiến trúc baroque cổ điển, cung điện nguy nga Würzburg Residenz ở thành phố Würzburg, nhà thờ tráng lệ ở thành phố Passau và nhiều tác phẩm kinh điển ở khu phố cổ của thành phố Dresden là các công trình phải tham quan.
Nhà thờ Saint Peter - Ảnh: Kaiserslauternamerican

St. Pantaleon, nhà thờ theo phong cách Romanesque từ thế kỷ 10 ở thành phố Cologne - Ảnh: Skyscrapercity

Nhà thờ Palatine trong cung điện Aachen - Ảnh: Wikimedia

Nhà thờ Freiburg - Ảnh: Trekearth

Nhà thờ Cologne - Ảnh: Wikimedia 

Nhà thờ St. Mary - Ảnh: Zeegees  

Nhà thờ Schwerin - Ảnh: Photopedia

Thời kỳ tân cổ điển của thế kỷ 19, đi đầu là kiến trúc sư Karl Friedrich Schinkel, tên tuổi của ông nổi tiếng khắp nước Đức.  
Năm 1919, kiến trúc sư Walter Gropius tạo ra trào lưu kiến trúc Bauhaus trong một nỗ lực để kết hợp những mối lo ngại mang tính lý thuyết về kiến trúc với các vấn đề thực tế mà các nghệ sĩ và thợ thủ công phải đối mặt. Phong cách Bauhaus nở rộ ở nhất ở thành phố Dessau-Rosslau.
Kiến trúc sư Albert Speer nổi tiếng với các tòa nhà tân cổ điển tráng lệ và những kế hoạch lớn để thay đổi bộ mặt của Berlin mà tiêu biểu là tòa nhà tưởng niệm Volkshalle và tòa nhà New Reich Chancellery.
Tòa nhà Bauhaus do kiến trúc sư Walter Gropius xây dựng năm 1926 - Ảnh: Flick

Tòa nhà Alte Vogtei - Ảnh: Blogspot

Dinh thự Reichstag - Ảnh: Dac

Phong cách Phục hưng đến Đức muộn nhưng đã phát triển mạnh mẽ, thay thế phong cách thống trị Gothic. Tòa thị chính thành phố Leipzig và tòa nhà Alte Vogtei nằm trong số những công trình Phục hưng quan trọng nhất của Đức.
Tòa thị chính thành phố Leipzig - Ảnh: Sights-and-culture

Würzburg Residenz - Ảnh: Geo-reisecommunity

Tượng vua Friedrich William I - Ảnh: Skyscrapercity

Thời kỳ baroque mang đến những công trình điêu khắc tuyệt vời, bao gồm các tác phẩm của kiến trúc sư Andreas Schlüter ở Berlin, như tượng vua Friedrich William I trong sân cung điện lớn nhất Berlin, Charlottenburg. Trong khi đó thành phố Frankfurt cho thấy Đức đã chuyển mình với các tòa nhà cao tầng hiện đại.
Và để có cái nhìn thoáng qua về tương lai của kiến trúc Đức, bạn hãy tiến thẳng đến quảng trường Potsdam, quảng trường bát giác Leipziger Platz và khu vực chính phủ ở phía bắc dinh thự Reichstag tại Berlin. Tất cả đều là những dải kính, bêtông và crôm hào nhoáng.
Quảng trường Potsdam - Ảnh: Berlinermaueronline

Quảng trường bát giác Leipziger Platz - Ảnh: Wikimedia

THƯỜNG NGA (Theo Lonelyplanet)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét