Thứ Hai, 10 tháng 10, 2016

Tiết lộ lí do người Nhật không xây chung toilet với nhà tắm

 |
Mặc dù đó chỉ là một căn nhà tồi tàn hay ngôi biệt thự hoành tráng, người Nhật vẫn quyết tâm tách biệt toilet với nhà tắm thành 2 khu vực khác nhau.
Khác với Việt Nam và các nước phương Tây, không có chuyện nhà tắm xây chung với nhà vệ sinh tại Nhật Bản. Nếu có thì ắt là những ngôi nhà đã được xây dựng từ rất lâu mà không có điều kiện sửa chữa.
Điều này nghe có vẻ bất tiện nhưng thực tế, người Nhật rất khó chịu với sự hiện diện của toilet trong phòng tắm. Lí do thì có rất nhiều và rất thú vị. Hãy cùng tìm hiều xem nhé!
Tránh "nội chiến" xảy ra
Không chỉ là nơi để tắm mà còn nhà tắm còn là nơi để thư giãn, phục hồi thể chất lẫn tinh thần sau một ngày làm việc căng thẳng. Việc tách riêng với toilet nhằm mục đích để các thành viên không phải tranh nhau sử dụng khi người muốn đi làm việc này, người muốn làm việc kia trong khi chỉ có một khu vực mà thôi.
Nhà vệ sinh được xây riêng nhằm đảm bảo các thành viên trong gia đình được thoải mái sử dụng. (Ảnh: Internet)
Nhà vệ sinh được xây riêng nhằm đảm bảo các thành viên trong gia đình được thoải mái sử dụng. (Ảnh: Internet)
Nhà tắm là chốn thiên đường
Theo quan điểm của người Nhật, nhà tắm phải luôn thơm tho, sạch sẽ, ấm áp và đầy đủ tiện nghi mà bất cứ ai cũng muốn bước vào. Thậm chí người ta còn chọn nhà tắm làm nơi nói chuyện, hàn huyên hay bàn công việc.
Một nhà tắm ở Nhật Bản. (Ảnh: Internet)
Một nhà tắm ở Nhật Bản. (Ảnh: Internet)
Trong nhà tắm, bồn tắm (ofuro) là thứ quan trọng nhất trong chuyện tắm rửa, còn vòi hoa sen chỉ được dùng để tắm rửa qua loa, cọ rửa làm sạch sẽ thân thể bên ngoài trước khi ngâm mình vào. Vì bồn nước tắm có thể được sử dụng ngâm người cho cả gia đình (người lớn trước người nhỏ sau) nên nó luôn phải được giữ sạch sẽ, không được dây bẩn các loại nước xà bông, nước bẩn… vì nó được tái sử dụng nhiều lầm nhằm tiết kiệm nước.
Ofuro luôn phải được giữ sạch sẽ, không được dây bẩn các loại nước xà bông, nước bẩn…(Ảnh: Internet)
Ofuro luôn phải được giữ sạch sẽ, không được dây bẩn các loại nước xà bông, nước bẩn…(Ảnh: Internet)
Nhà vệ sinh là nơi không sạch sẽ
Trong khi đó, nhà vệ sinh được xem là nơi chuyên nhận những chất bẩn, là nơi bài tiết. Một bài nghiên cứu đã chỉ ra có vô số phân tử phân người bám vào bàn chải đánh răng trong trong khu vực gồm nhà vệ sinh và nhà tắm xây chung.
Nhưng không vì thế mà gia chủ lại bỏ qua toilet. Người Nhật rất thích trang hoàng toilet thật sinh động, vui tươi hay thậm chí là vô cùng độc đáo với cây cối, cờ quạt, kệ sách báo, đồ trang trí…Hơn 80% bồn cầu của Nhật đều rất tối tân và hiện đại. Chúng được trang bị hệ thống phun rửa, sưởi ấm, phát nhạc… tự động.
Một nhà vệ sinh "tối tân" điển hình. (Ảnh: Internet)
Một nhà vệ sinh "tối tân" điển hình. (Ảnh: Internet)
Người Nhật rất thích trang hoàng toilet thật sinh động, vui tươi. (Ảnh: Internet)
Người Nhật rất thích trang hoàng toilet thật sinh động, vui tươi. (Ảnh: Internet)
Hiện đại nhưng cũng hại điện, những nhà vệ sinh kiểu này buộc phải được giữ khô ráo vì yêu cầu an toàn, tránh bị điện giật do có thiết bị chạy điện thường xuyên. Đó cũng là lí do tại sao khu vực vệ sinh phải tách bạch với nhà tắm – nơi vốn dĩ đầy nước.

Không có nhận xét nào: