Thứ Tư, 18 tháng 11, 2015

Tu viện Solovki - từ thánh đường thành 'cỗ máy nghiền thịt'

Tu viện Solovki là trung tâm tôn giáo nổi bật nhất của Chính thống giáo Nga trước đây và từng được sử dụng như một nhà tù khổ sai khi quốc gia bị xâm chiếm.
Nằm trên hòn đảo Solovki lớn nhất thuộc quần đảo Solovetsky, Tu viện cùng tên được xây dựng từ thế kỷ thứ 15 bởi các tu sĩ Zosima đến từ Tu viện Kirillo, Belozersky, Vologda.
Trước đây, Tu viện Solovki là nơi hành hương quan trọng của các tín đồ thuộc Chính thống giáo Nga. Mọi hoạt động của các tu sĩ đều diễn ra bên trong Tu viện với tinh thần "cầu nguyện và lao động".
Trong các Thánh lễ chính thống, người tín hữu không ngồi xuống ghế như trong các Hội giáo Công giáo, mà họ sẽ đứng trong vòng năm tiếng để cầu nguyện.
tu-vien-solovki-tu-thanh-duong-thanh-co-may-nghien-thit
Những người hành hương thường đến đây để chiêm niệm. Ảnh: Sputniknews.
Tu viện Solovki có phong cảnh và lối kiến trúc ấn tượng nhất trên quần đảo, được mệnh danh là mê cung hẻo lánh nhất thế giới. Nhiều người dân tin rằng nơi đây chính là cánh cổng kết nối giữa trần gian và địa ngục.
Tu viện mang lối kiến trúc độc đáo, tinh tế với những bức tường kiên cố, những khối đá khổng lồ được vận chuyển từ các mỏ đá trong đất liền. Hệ thống bức tường rất dày, đường kính nhỏ nhất khoảng 6 m và lớn nhất là 25,4 m. Công trình chỉ có một lối vào ra duy nhất.
tu-vien-solovki-tu-thanh-duong-thanh-co-may-nghien-thit-1
Vẻ lung linh trầm mặc lúc về đêm. Ảnh: Sputniknews
Năm 1920, Solovki chịu sự tàn phá nặng nề của hải quân Hoàng gia Anh. Nó đóng cửa ngay sau đó, các tu sĩ bị trục xuất khỏi đảo, một số bị giết.
Sau đó, từ một thánh đường, nó biến thành hệ thống nhà tù, trại cải tạo lao động man rợ mang tên Gulag. Đây được coi là một nhà tù đặc biệt, nhằm trấn áp, giam giữ, và cho lao động khổ sai đối với các tù nhân chính trị, tín hữu Kitô giáo, phụ nữ, trẻ em…
Các tù nhân bị giam giữ trên đảo gọi nơi đây là "cỗ máy nghiền thịt" vì sự bắt bớ, thẩm vấn, lao động cưỡng bức, lưu đày… Trong số những người chịu khổ ải có các linh mục, tu sĩ bị bỏ bên ngoài Tu viện giữa tiết trời lạnh giá đến thấu xương.
Với cái giá lạnh của miền Bắc Cực, hầu hết tất cả đều bị chết, ai còn sống sót thì bị buộc vào thân cây rồi đem phơi trên sườn núi.
Năm 1992, Tu viện Solovki mở cửa trở lại và các tu sĩ tiếp tục sứ mệnh của mình, ngày đêm chiêm niệm và thờ phụng.
Ngày nay, Tu viện Solovki được các tu sĩ Solovki trùng tu lại và hàng ngày cử hành thánh lễ cầu nguyện cho các nạn nhân chết thảm trước đây. Năm 1992, UNESCO công nhận nơi này là di sản thế giới.
Nếu đến đây như một người hành hương, du khách có thể đăng ký ở lại, sinh hoạt, ăn uống và tham gia các hoạt động tôn giáo như một tu sĩ. Bên trong Tu viện có cửa hàng bán các vật linh thiêng như tượng, tràng hạt… dành cho người hành hương cũng như khách du lịch mua về thờ phụng.
Bên ngoài Tu viện có các loại hình dịch vụ cho khách du lịch, người hành hương đến Solovki nhưng hầu hết ai cũng muốn được ở lại bên trong tu viện để có thể khám phá, hít thở bầu không khí thiêng liêng nơi thánh đường. Nhiều người cho biết, họ cũng muốn được cùng những tu sĩ chiêm niệm, cầu nguyện…
Quần đảo Solovetsky là tập hợp nhiều hòn đảo lớn nhỏ như Solovki, Anzerski, Muksalma, Zayatski…, rộng khoảng 300 km2, nằm trong vịnh Onega thuộc Biển Trắng, một vùng đất khắc nghiệt và hẻo lánh nhất hành tinh.
Solovki có diện tích khoảng 246 km2, là hòn đảo lớn nhất và có đông người sinh sống nhất trên quần đảo.
Giá vé máy bay từ Arkhangelsk đến Solovki gần 5.900 RUB và khoảng 1h bay.
Đi tàu hỏa từ Murmansk đến nhà ga Kem ở thị trấn Karelia. Từ đây, bạn có thể đón xe buýt (175 RUB) hay taxi (khoảng hơn 700 RUB) để đến cảng Rabotsheotrovsk. Sau đó, bạn sẽ đi phà sang đảo Solovki khoảng 2h.
Hoàng Thương

Cảnh quan văn hóa và lịch sử của đảo Solovetsky ( 1992)


(Cinet-DSTG) – Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc Unesco đã công nhận Cảnh quan văn hóa và lịch sử của đảo Solovetsky tại Nga là Di sản văn hóa thế giới năm 1992.
Cảnh quan văn hóa và lịch sử của đảo Solovetsky, Nga
Quần đảo Solovetsky bao gồm 6 hòn đảo với diện tích khoảng 300 km2. Cảnh quan văn hóa và lịch sử của đảo Solovetsky là cụm từ chỉ các công trình cũng như các dấu vét quan trọng về sự sống của con người có từ 3000 năm trước công nguyên.
Vào khoảng thế kỷ 15, trên đảo Solovetsky bắt đầu có sự xuất hiện của các tu sĩ. Hệ thống các nhà thờ và tu viện trên đảo được xây dựng vào khoảng thể kỷ 15 và 16. Trong điều kiện ngoài đảo với địa hình và khí hậu vô cùng khắc nghiệt các tu sĩ đã thực hiện được một điều vô cùng kỳ diệu đó là tạo nên các tu viện với kiến trúc đẹp và bảo tồn tốt chúng liên tục trong nhiều thế kỷ. Có thể nói các tu viện và nhà thờ trên đảo chính là sự minh chứng rõ nét cho đức tin tôn giáo trong môi trường khắc nghiệt của cộng đồng tôn giáo thời trung cổ. 
Đảo Solovetsky có diện tích khoảng 300 km2, thực tế đây là một quần thể gồm 6 hòn đảo lớn nhỏ liên kết lại với nhau. Con người đã tìm đến và sinh sống trên đảo từ 3000 năm trước công nguyên. Nhưng phải đến thế kỷ thứ XII trở đi, hòn đảo mới thực sự phát triển và đến thế kỷ thứ XV đã trở thành trung tâm kinh tế, chính trị, tôn giáo..

Theo các nhà lịch sử, khảo cổ, con người bắt đầu sự sống trên đảo từ thế kỷ thứ 3 sau công nguyên. Thời kỳ đó, những cư dân này sống trong các hang đá bên bờ biển. Dần dần, họ đi sâu hơn vào trung tâm đảo và săn bắn, hái lượm dựng nhà…
Trong số cảnh quan văn hóa trên đảo, Tu viện Solovetsky là công trình đầu tiên phải nhắc đến. Công trình này nằm trên vịnh Onega được xây dựng vào thế kỷ 15. Tuy có con người sinh sống từ 3.000 năm trước công nguyên nhưng lịch sử hình thành chính thống giáo trên đảo bắt nguồn từ đầu thế kỷ 12-13. Và thực sự phát triển vào thế kỷ 15,16. Trải qua hàng thế kỷ, tu viện này đã làm giàu cho nền văn hóa Nga bởi kiến trúc đặc sắc, tượng thánh và tác phẩm văn học vĩ đại tại đây. 
Trên đảo cho đến nay vẫn còn rất nhiều các công trình văn hóa, lịch sử còn được lưu giữ và bảo quản trong tình trạng tốt.

Tu viện Solovetsky được xây dựng và thành lập bởi ba vị tu sĩ đến từ Kirillo – Belozersk và Valaam vào năm 1430. Tu viện này tiếp tục được mở rộng trong những thế kỷ sau đó không chỉ trên quần đảo chính và còn vào cả phần đất liền. Năm 1478, dưới sự bảo trợ của Chính quyền Novgorod một loạt các công trình được xây dựng trên đảo như đường xá, hồ nước ngọt, trang trại chăn nuôi, cơ sở sản xuất gốm xứ….Trong khoảng thời gian từ năm 1582 đến năm 1594, một pháo đài bằng đá đã được xây dựng và Solovetsky trở thành trung tâm kinh tế, tôn giáo, quân sự và văn hóa của cả khu vực.
Năm 1668 – 1676, một loạt các cuộc bạo động, nổi dậy đã diễn ra tại các tu viện nhằm chống lai cải cách của giáo hội. Các tu viện trên đảo càng phát triển mạnh mẽ hơn trong khoảng thời gian này, nhiều tu viện bằng gỗ đã được xây dựng lai bằng đá cho thêm phần vững chắc. 
Bên cạnh đó cảnh sắc thiên nhiên trên đảo cũng vô cùng đẹp. Sự kết hợp giữa thiên nhiên và các công trình kiến trúc do con người tạo ra đã mang lại cho hòn đảo một dấu ấn riêng vô cùng thu hút.

Năm 1714, trên đảo được xây dựng một pháo đài lớn. Một số tu viện nhỏ trờ thành vườn thực vật, nơi cung cấp các loại rau, trái cây cho cư dân trên đảo và cả những thành phố lân cận. Hoạt động này kéo dài đến năm 1923 thì chấm dứt, hòn đảo trở thành trại nhốt tù nhân chính trị, Từ năm 1939 đến năm 1957, đảo được sử dụng để phục vụ lực lựng hải quân tập luyện. Năm 1967, chình quyền Solovetsky đã cho thành lập một bảo tàng trên đảo và đến năm 1990 các tu viện đã được phục dựng và trùng tu.
Thái Anh



Không có nhận xét nào: