Chủ Nhật, 20 tháng 9, 2015

Petra: Thành phố khoét trong núi đá

TP “hoa hồng đỏ – Petra” là điểm tham quan hấp dẫn du khách bậc nhất tại Jordan, là kinh đô của một vương triều cách đây hơn 2.000 năm.


Ngôi đền Al-Khazneh – biểu tượng chính của Petra. Trước kích thước khổng lồ của ngôi đền ba du khách trở nên bé nhỏ

Điểm nút giao thương và giao lưu văn hóa

Người Nabataean, tộc người Ả Rập cổ đến Jordan vào khoảng 2.000 năm trước, định cư trên con đường giao thương giữa Trung QuốcẤn Độ và các TP cảng nằm xung quanh bờ biển Địa Trung Hải. Những đoàn lạc đà chở hàng hóa quý hiếm từ châu Phi hoặc từ châu Á phải đóng thuế và mua nước ngọt ở đây… đem lại sự giàu có cho vương triều Nabataean và kinh đô Petra.
Petra là cả một TP với những đền đài, nhà hát, những con đường đá tuyệt đẹp được khoét trong khối sa thạch đỏ khổng lồ. Petra từng hứng chịu những trận lũ quét và cách mà người Nabataean chống lũ là xây các đập, bể chứa và đường ống dẫn nước trong lòng núi đá. Nước còn được tích trữ cho thời kỳ hạn hán và TP Petra giàu hơn qua việc bán nước cho những đoàn lạc đà giao thương. Petra phát triển rực rỡ cho đến tận thế kỷ 14. Sau đó, Petra đã bị lụi tàn dần bởi con đường giao thương đã chuyển qua đường thủy. Petra trở thành phế tích.
Petra được UNESCO công nhận là di sản văn hóa của thế giới vào năm 1985. Hằng năm, vào mùa cao điểm du lịch ở Jordan, thánh địa Petra tiếp nhận khoảng 70.000 lượt khách đến tham quan.

Kênh dẫn nước qua núi đá

Tôi chỉ ngủ được chút ít trong cái đêm vừa đến Petra. Sáng, trời vẫn còn khá lạnh khoảng 12oC bởi vì có hiện tượng tạo khói trong không khí khi tôi thở mạnh. Tôi cứ nghĩ rằng: Mình là người vào thánh địa sớm nhất nhưng không, bởi vì phía trước mặt tôi vẫn còn bóng dáng của một vài người và sau lưng tôi cũng có lác đác vài người đang sải bước.
Một kiến trúc lạ lẫm đập vào mắt tôi là lăng mộ Obelisk và Bab as-Siq Triclinium. Lăng mộ được thiết kế bởi bốn người nghệ nhân Ấn Độ với bốn cây cột nhọn lên theo hình bút chì của người Ai Cập, lối vào ở giữa với hoa văn được thiết kế theo phong cách của người Hy Lạp.
Đối diện với lăng mộ Obelisk là những tảng đá cao nằm khít bên nhau được đục đẽo rất bằng phẳng. Phía dưới những tảng đá là hào sâu. Đây là cái đập nước ngăn lũ, còn những hào sâu là nơi lưu trữ nước khi mùa khô đến. Đập nước này được người Nabataean xây dựng vào khoảng thế kỷ 1 TCN ngăn chặn dòng nước chảy tràn như thác lũ từ sa mạc Mousa vào bên trong hoàng thành. Khi mật độ dân số TP tăng lên, người Nabataean đào một đường hầm dài khoảng 800 m nối liền với đập nước và những cánh đồng phía sau nhằm phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Tất cả tảng đá này nằm trơ trọi giữa những đụn cát hoang vu trong thánh địa nên phải mất một hồi lâu tôi mới hình dung ra những đường rãnh theo hình xoắn ốc trên các vách đá liên kết lại với nhau từ núi này bắt sang núi nọ để dẫn nước vào trong kinh thành.


Ngôi đền lớn Ad-Deir, một trong những lâu đài được khoét trên núi đá vẫn còn nguyên vẹn sau 2.000 năm

Kho tàng Ai Cập theo kiến trúc Hy-Lap

Ngôi đền Al-Khazneh là biểu tượng chính của thánh địa Petra và của đất nước Jordan còn giữ được 80% so với hình hài ban đầu. Với 30 m chiều ngang, 40 m chiều cao và được khoét trên tảng đá sa thạch đỏ, ngôi đền Al-Khazneh là tập hợp của các kiến trúc Hy-La. Al-Khazneh gồm sáu cây cột tuyệt đẹp nâng đỡ ngôi đền. Phía trên cùng là đôi quái vật sư tử đầu chim với chiếc bình có đầu cuộn tròn nằm ở giữa. Mặt giữa của đền điêu khắc nữ thần Isis đang khiêu vũ cùng nữ thần Amazon (nữ thần chiến binh). Chỉ duy nhất có hai hình ảnh của người địa phương tại ngôi đền đó là: Hình ảnh hai con lạc đà được dẫn đi bởi người Ả Rập, đây là nơi chôn cất các vị vua của người Nabataean. Ngôi đền còn có tên là “ngân khố” bởi vì theo truyền thuyết: Đây là nơi chôn cất của cải của các vị Pharaoh giàu có của Ai Cập. Nơi chôn giấu của cải là chiếc bình khổng lồ cũng bằng đá nằm trên đỉnh của ngôi đền. Rất nhiều tên cướp đã đến đây để truy tìm kho báu và làm vỡ chiếc bình.
Những tảng đá sa thạch đỏ vẫn “ngái ngủ” trong những ngày cuối đông đang khoác lên mình một màu sắc “trầm” lẫm đẫm trong những giọt sương ban mai. Ngân khố lại có một nét đẹp rất riêng vào thời khắc bình minh. Mọi người đều chần chừ và không ai muốn bỏ đi bởi nét đẹp quyến rũ của nó, mặc dù ai cũng nhận biết rằng: Trong Petra đâu chỉ có một mình Al-Khazneh mà còn có rất nhiều điểm khác để xem, phải mất ba ngày mới đi tham quan hết các điểm ở TP Petra.
Hình ảnh


Thánh địa hùng vỹ

Một sân vận động được xây dựng theo phong cách La Mã với 6.000 chỗ ngồi




Những ngôi nhà trong núi đá

Quảng trường Colonade




Lăng mộ của các vị vua trong lòng núi

Du khách có thể sử dụng lạc đà, xe ngựa hay lừa đển khám phá Petra
Thông tin
Do không có đại sứ quán tại Việt Nam nên muốn xin visa để vào Jordan, du khách liên hệ với Đại sứ quánJordan tại Kuala Lumpur – Malaysia hay Bangkok – Thái Lan. Mẫu đơn xin visa có thể lấy tại địa chỉ:http://jordan.visahq.com. Hồ sơ bao gồm đơn xin cấp visa với ảnh 4 x 6 được dán lên trên mẫu đơn. Bộ hồ sơ liên quan đến các vấn đề cá nhân. Bản hộ chiếu phôtô và đảm bảo rằng hộ chiếu vẫn còn thời hạn trên sáu tháng.
Từ Sài Gòn đến Amman – thủ đô của Jordan có các hãng hàng không: Qatar Airways, Emirates Airlines và Turkish Airlines. Từ Amman, du khách đón xe buýt chất lượng cao của hãng JETT để đi đến Petra với thời gian khoảng 4 tiếng.
(Tham khảo bài viết đã đăng trên báo Pháp Luật TP.HCM

Kinh nghiệm không thể bỏ qua trước khi đến thăm Petra - thành phố cổ bị lãng quên của Jordan


Emdep.vn - Dưới đây là những điều bạn cần biết trước khi đi thăm thành phố cổ Petra.
Đi cùng hướng dẫn viên
“Tất tần tật” những điều bạn cần biết trước khi đến thăm Petra - thành phố cổ bị lãng quên của Jordan
Petra là điểm du lịch nhỏ, đáng để bạn khám phá. Bạn có thể bị lừa đảo hoặc không thể khám phá ra những loại đá lịch sử hay những điểm tham quan, trải nghiệm độc đáo. Khi đến thăm Petra hoặc bất cứ nơi nào khác ở Jordan, bạn hãy tìm cho mình một người hướng dẫn viên chuyên nghiệp có thẻ căn cước của Hiệp hội Hướng dẫn viên du lịch Jordan.
Khám phá
“Tất tần tật” những điều bạn cần biết trước khi đến thăm Petra - thành phố cổ bị lãng quên của Jordan
Bạn sẽ cần cả ngày để ngắm nhìn những tàn tích đẹp nhất của Petra hay những viên đá quý bí ẩn. Bạn hãy ghé qua di tích 2.000 năm tuổi Nabatean với một giảng đường, tòa án, tu viện, nhiều ngôi nhà và lăng mộ cùng Litte Petra - khu định cư nhỏ của Nabatean.
Khám phá Tu viện
“Tất tần tật” những điều bạn cần biết trước khi đến thăm Petra - thành phố cổ bị lãng quên của Jordan
Đây là một trong những kỳ quan vĩ đại nhất của Petra. Tu viện được xây dựng vào khoảng thế kỷ 2 SCN, nằm ở vị trí cao nhất tại thành phố Petra. Tu viện dùng để thờ hay chôn cất vua Obodas thuộc vương triều Nabataean.
Đừng cưỡi động vật
Tham quan Petra là một trải nghiệm thú vị, mệt mỏi, vì vậy bạn có thể muốn cưỡi ngựa. Tuy nhiên, bạn nên suy nghĩ kỹ trước khi bạn cưỡi động vật. Tại Petra, sử dụng động vật để làm việc vẫn là một tranh cãi chưa có hồi kết.
Tới Petra vào ban đêm
“Tất tần tật” những điều bạn cần biết trước khi đến thăm Petra - thành phố cổ bị lãng quên của Jordan
Bạn có thể ghé thăm Petra vào ban đêm. Bạn sẽ có cơ hội tới Siq vào lúc hoàng hôn, thưởng thức âm nhạc. Các dinh thự tại Petra cũng khá lộng lẫy vào ban đêm. Ngoài ra, bạn hã nhớ thưởng thức bữa tối hoặc dùng đồ uống nữa nhé!
Nghỉ tại khách sạn gần đó
Sau một ngày (hoặc hai ngày) khám phá Petra, bạn cần nghỉ ngơi tại khách sạn. Petra có các khách sạn cao cấp cho bạn thoải mái lựa chọn. Bạn có thể nghỉ tại Movenpick Resort Petra hay Petra Guest House.
Ngọc Huyền – Theo Smartertravel)
(Nguồn: Linhnc2005)

Không có nhận xét nào: