Chủ Nhật, 23 tháng 11, 2014

Đến nơi nghèo nhất nước Mỹ

Cư dân trên hòn đảo Saint Lawrence thuộc bang Alaska của Mỹ có 1.500 người và hầu hết trong số họ đều đang đấu tranh vật lộn với cuộc sống mưu sinh.

  Quang cảnh hoang sơ tại ngôi làng Gambell trên đảo St. Lawrence.
Quang cảnh hoang sơ tại ngôi làng Gambell trên đảo St. Lawrence.
Nghề kiếm sống của người dân nơi đây rất đơn giản, phụ thuộc nhiều vào tự nhiên như khắc ngà hải mã và đôi khi làm hướng dân viên cho các nhà nghiên cứu.
Những chiếc xe 4 bánh nhỏ là phương tiện giao thông chính của người dân địa phương. Savoonga và Gambell là hai ngôi làng trên đảo. Theo thống kê của bang Alaska, tỉ lệ thất nghiệp tại làng Savoonga là 38% và thu nhập trung bình của mỗi hộ chỉ đạt con số ít ỏi 30,313 USD. Trong khi đó, tình hình còn tồi tệ hơn với làng Gambell khi có đến 41,6% dân số không có trong lực lượng lao động làm ra vật chất và số tiền trung bình mỗi gia đình làm ra trong một tháng chỉ vỏn vẹn 23,958 USD.
Người đứng đầu ngôi làng Gambell đã phải thốt lên rằng “chúng tôi cần sự giúp đỡ” và trên thực tế, họ đã nhận được một vài sự hỗ trợ. Thế nhưng, các chương trình như vậy không tạo ra việc làm, bởi chẳng ai muốn đến tận một hòn đảo xa xôi trên biển Beiring để kinh doanh. Với những người dân trên đảo St. Lawrence, chó là người bạn thân thiết, đặc biệt là với trẻ em.
Thú vui đơn giản của trẻ em trên đảo St. LawrenceSong những lo toan của người lớn dường như không chạm tới tâm hồn của đứa trẻ tại St. Lawrence. Và cuộc sống vẫn tiếp diễn với những tiếng cười của trẻ thơ khi chúng vui đùa trên những chiếc xe. Dù kinh tế còn khó khăn, song giáo dục vẫn là ngành được chăm chút, để mang cái chữ đến cho con trẻ.
Bãi biển Gravel trên đảo St. Lawrence. Vào những ngày trời quang, từ đây có thể nhìn sang lãnh thổ nước Nga.
Tuabin gió được đặt tại làng Gambell trên đảo St. Lawrence. Đây là thiết bị mang điện đến cho dân làng.
Người dân trong làng Gambell đang đào đất để tìm kiếm các mảnh xương cổ, ngà voi và các món đồ khác có ích cho ngành khảo cổ học.
Những cô bé, cậu bé hồn nhiên vui đùa, bất chấp cuộc sống vật chất còn nhiều khó khăn.
Người ta phơi khô da của hải mã sau khi đánh bắt được chúng.
Những món hàng cứu trợ được gửi tới St. Lawrence bằng đường hàng không.
Cảnh đẹp hoang sơ trên đảo St. Lawrence
Siêu thị là thứ hiếm hoi trên đảo St. Lawrence và giá cả đắt đỏ phản ánh chân thực nhất chi phí vận chuyển cao ngất ngưởng.
Những ngôi nhà nhỏ, thiếu vững chắc đang được hình thành tại ngôi làng Savoonga trên đảo St. Lawrence.


Tin tức nguồn: http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=1030144#ixzz3Jxikp8NI
doc tin tuc www.xaluan.com


Trong rừng thẳm Alaska


Từ Anchorage, thành phố lớn nhất Alsaka chúng tôi lái xe miệt mài bốn tiếng đồng hồ mới đến được thị trấn 150 dân Chitina.
Trong rừng thẳm Alaska
Một chú gấu phía xa xa trong lúc cả đoàn đang ngắm cảnh
Vượt qua chặng đường tưởng chừng dài bất tận chỉ toàn núi rừng và tuyết, nhiều người tưởng Chitina đã là nơi tận cùng của thế giới. Miền rừng núi vắng vẻ này chỉ có chút hơi người nhờ số du khách ít ỏi đến đây ngắm cá hồi dày đặc dưới những dòng sông trong vắt nước chảy rất xiết. Thế nhưng đây chưa phải là điểm đến của chúng tôi. Chúng tôi chỉ dừng chân ở đây trong ít phút để leo lên trực thăng đi tiếp vào sâu trong rừng già.
DN578_DDDT101014_Alaska-5
Trực thăng chuẩn bị hạ cánh đón du khách khi trời sắp mưa
Nơi trốn đời của các ngôi sao
Từ bên kia sông Chitina, một dấu chấm đỏ xuất hiện trên nền núi tuyết trắng xóa rồi nhanh chóng lớn dần. Chiếc DHC-3 đến đón chúng tôi thật đúng giờ. Phi công là Paul Claus, chủ sở hữu của trại nghỉ Ultima Thule, nơi chúng tôi sẽ trải qua ba ngày sống giữa rừng sâu hoàn toàn hoang dã. Ultima Thule Lodge nằm sâu 150km trong Rừng Quốc gia Wrangell-St. Elias kéo dài từ vùng Yukon Territory của Canada sang tận bờ biển Thái Bình Dương. Đây là một trong những khu vực hoang dã được bảo vệ lớn nhất của thế giới. Rừng hoàn toàn không có đường giao thông, không có xe hơi và hầu như không có người, chỉ có rất nhiều động vật hoang dã, đặc biệt là gấu.
DN578_DDDT101014_Alaska
Đường đến Chitina
Cha của Paul là John Claus lấy bằng lái máy bay từ năm 1950 và ông đã mua một mảnh đất bên dòng sông trong thung lũng giữa rừng. Vào thời điểm đó, rừng quốc gia chưa được thiết lập. Wrangell-St.Elias chỉ là vùng hoang dã vô tận, là miền đất bị bỏ quên của Alaska xa xôi. Cùng với vợ, John xây dựng một ngôi nhà gỗ khiêm tốn và một đường băng gần sông. Họ thích cắm trại trong rừng, tận hưởng thiên nhiên, cá, đi săn và rời xa thế giới văn minh. Nhiều thập niên sau đó, khi Rừng Quốc gia Elias thành lập, Claus được phép giữ lại mảnh đất nhỏ giữa 53.000 cây số vuông núi rừng. Căn nhà nghỉ xinh đẹp mang tên Ultima Thule của ông trở nên thu hút nhiều nhân vật nổi tiếng ở Hollywood. Họ đến đây tìm sự riêng tư tuyệt đối. Không tay săn ảnh nào có thể sống nổi giữa rừng già vài ngày để mà rình rập các ngôi sao. Còn muốn ở trong Ultima Thule đầy đủ tiện nghi thì phải xì ra 1.700 USD mỗi ngày!
DN578_DDDT101014_Alaska-4
Đồng cỏ giữa Wrangell-St.Elias lúc nắng lên
Chúng tôi chẳng cần trả mức phí đó cho sự riêng tư nhưng quả thật, muốn khám phá rừng già mênh mông và gần như không thể tiếp cận ở Alaska này chẳng còn lựa chọn nào khác ngoài cách leo lên chiếc máy bay đỏ chót của nhà John Claus rồi đến tá túc ở trại nghỉ Ultima Thule.
Tất tần tật việc quản lý phục vụ ở Ultima Thule là do vợ chồng Paul, hai con đã lớn của họ cùng một người giúp việc đảm nhiệm. Cả năm người đều là những phi công dũng cảm, tay nghề cao. Khi một cuộc vui đang dở dang mà hết rượu hết bia, một thành viên trong gia đình chỉ việc nhảy lên máy bay ra bìa rừng mua về. Căn bếp mênh mông và bộ ghế sofa vĩ đại, cộng với tất cả các vật liệu khác được sử dụng để xây dựng nhà nghỉ sang trọng đều đến đây bằng đường hàng không! Trong miền hoang dã Alaska, học lái máy bay cũng giống như học cách đi xe đạp. Trong bữa tối ấm cúng giữa chủ nhà và gần chục du khách, Paul hỏi mọi người: “Sáng mai nếu trời đẹp thì các bạn có thích đi dạo trên đỉnh núi phía sau nhà không? Chúng tôi sẽ lái máy bay đưa mọi người lên đỉnh núi tuyết rất nhanh! Máy bay thả mọi người đi dạo trên núi vài tiếng rồi sẽ quay lại đón”. Dĩ nhiên là các du khách đều phấn khởi hưởng ứng. Một điều mà du khách khi chọn nghỉ ngơi tại Ultima Thule phải chấp nhận là không có chương trình được sắp đặt trước. Thời tiết ở đây vô cùng thất thường, phương tiện di chuyển thì chỉ có máy bay. Thế nên mọi tiết mục tham quan đều tùy thuộc vào chủ nhà.
DN578_DDDT101014_Alaska-2
Ultima Thule, nơi nghỉ dưỡng giữa rừng sâu
Thiên đường hoang dã
Sáng hôm sau chúng tôi cùng với hai hướng dẫn viên được đưa lên đỉnh một ngọn núi khổng lồ. Cảnh thiên nhiên hoang dã và hùng vĩ đến rợn ngợp. Các đỉnh núi tuyết xa gần đều rực rỡ dưới mặt trời mùa hè. Các sông băng như biển thủy tinh với sắc xanh đậm nhạt khác nhau. Chúng tôi đi bộ hàng giờ trên mặt đất phủ rêu, nơi đây không có cây cối, thỉnh thoảng có tuyết đọng và rất nhiều điểm ngắm cảnh ngoạn mục. Vài người reo lên khe khẽ khi phát hiện vài con cừu hoang dã đang gặm cỏ và cũng có chị suýt hét lên khi thấy một con gấu nâu ở đằng xa. Các hướng dẫn viên ở đây luôn mang theo súng, đó là yêu cầu bắt buộc của vùng rừng núi này. Một hướng dẫn viên cho biết tuần trước họ đã phải bắn hạ một con gấu. Chú gấu tội nghiệp này liên tục tìm cách vào trong nhà nghỉ và không hề sợ chó hoặc các tiếng động ầm ĩ mà người trong nhà cố gắng tạo ra. Đến khi một em bé trong nhà chạy ào ra sân chơi, lúc em chỉ còn cách gấu vài mét thì mọi người buộc phải nổ súng.
DN578_DDDT101014_Alaska-3
Du khách thám hiểm núi tuyết
Ngày tiếp theo, cả đoàn ăn trưa và dã ngoại tại một nơi phong cảnh cũng đẹp chẳng kém. Chiếc DHC-3 bay theo dòng sông sau nhà một lúc thì đến một miệng núi lửa khổng lồ nay đã thành hồ nước xanh ngắt. Sau khi đã thử cảm giác mạnh khi đi men theo những vực sâu hun hút, phi công giục mọi người lên máy bay đến một bãi cát gần sông để ăn trưa. Trong khi du khách ăn uống và nghịch nước thì phi công kè kè khẩu súng, mắt không ngừng quan sát xung quanh. Thiên nhiên quá đẹp và thanh bình khiến chúng tôi quên mất là mình đang ở trong vùng có nhiều thú hoang và bọn gấu thì đánh hơi mùi bánh nướng rất nhanh! Ăn trưa xong, cả đoàn lại bay đến một đồng cỏ xanh tươi, thơ mộng nhờ hoa rừng đủ màu đang đua nở. Tiếc rằng chạy nhảy, ngắm hoa được chừng nửa tiếng thì phi công gọi mọi người lên máy bay gấp. Ông vừa nhìn thấy những đám mây và sương mù kéo đến phía xa xa. Thời tiết ở đây thay đổi rất nhanh, nếu mưa và sương mù kéo đến, chỉ cần chậm chân năm mười phút có thể chúng tôi sẽ phải ở lại đồng cỏ cả đêm.
DN578_DDDT101014_Alaska-6
Đi bè trên sông trong ngày đẹp trời
Hai ngày ở giữa rừng Wrangell-St.Elias, du khách dần học được cách thưởng thức trọn vẹn từng khoảnh khắc đẹp mà thiên nhiên ban tặng. Không ai biết trước một chút nữa trước mắt mình sẽ là ánh nắng hay màn mưa, không ai biết đi thêm một chút sẽ gặp sông băng, vực sâu hay núi tuyết. Bản năng tận hưởng thiên nhiên và luôn dè chừng thú dữ bỗng trở lại trong những con người thành thị. Trong bữa tối thịnh soạn với 12 người khách (con số tối đa mà Ultima Thule được phép đón tiếp), Paul thân mật khoe: “Dù đã ở đây hơn bốn mươi năm nhưng tôi vẫn không thể cho các bạn biết chắc sáng mai chúng ta sẽ đi đâu. Có thể là đoàn sẽ đến một mỏ vàng bị bỏ hoang, hoặc đi bè trên sông, cũng có thể mọi người sẽ được bay lên đỉnh núi Thánh Elias, nơi có vách đá thẳng đứng cao nhất trên thế giới. Nếu thời tiết tốt nữa, chúng ta thậm chí có thể bay đến bờ Đại Tây Dương. Mấy bữa trước, một chiếc máy bay của tôi bị lật khi hạ cánh trên bãi biển ở đó. May mà không ai bị sao cả, chỉ có chiếc máy bay chưa đưa về đây được. Hy vọng lũ gấu chưa biến nó thành đống phế liệu!”.
Các du khách vừa lắng nghe, vừa nhâm nhi rượu vang rồi gật gù. Quả là trong rừng sâu Alaska không có ngày nào giống với ngày nào. Cứ để cho thiên nhiên quyết định mọi thứ, con người chỉ cần nương theo đó mà chơi, mà khám phá!
Steve Nguyễn/Doanh nhân Sài Gòn cuối tuần

Không có nhận xét nào: