Thứ Bảy, 14 tháng 12, 2013

Furoshiki - nghệ thuật gói quà từ khăn tắm

Ở Nhật Bản có một cách gói quà rất độc đáo và có từ lâu đời, kỳ lạ nhưng thú vị lắm nhé, lại xinh nữa.
Furoshiki có từ thời Edo (1603- 1868), khi mọi người sử dụng miếng vải vuông (shiki) mang các vật dụng của mình đến nhà tắm (Furo) công cộng. Tất nhiên, mảnh vải vuông để gói hàng hóa, vật dụng cá nhân… có nguồn gốc lâu đời hơn cái tên của nó.
Theo truyền thuyết, ngày xửa ngày xưa, trời đã dùng một tấm khăn Furoshiki màu đen lỗ chỗ vết quạ mổ để gói thế giới lại, tạo thành màn đêm. Rồi cứ đến sáng, trời lại từ từ mở chiếc khăn ấy ra để thế giới nhìn thấy được ánh mặt trời. Những ngôi sao trên trời là do lần đầu tiên sử dụng tấm Furoshiki, trời đã gói quá nhanh và quá sát, khiến lũ quạ không có không gian để bay, chúng hoảng loạn và mổ lung tung lên tấm vải mà thành.
Từ một chiếc khăn mà có thể biến hóa thành nhiều kiểu gói khác nhau tùy theo độ khéo tay của người làm.
Từ một chiếc khăn mà có thể biến hóa thành nhiều kiểu gói khác nhau tùy theo độ khéo tay của người làm. Ảnh: Okonomi.
Chiếc khăn Furoshiki mang một đặc trưng gần giống với tay nải của Việt Nam và Trung Quốc thời phong kiến, tức đều dùng một tấm vải to bọc đồ vật cần mang theo rồi cột lại. Nhờ vậy, đặc trưng về sự tương đồng trong văn hóa châu Á đã khiến Furoshiki lưu truyền đến tận bây giờ.
Furoshiki đòi hỏi sự sáng tạo rất cao từ người gói. Không theo một quy tắc nào cả, tuỳ vào mỗi vật dụng mà mỗi người có thể tạo ra những sản phẩm riêng. Bạn có thể dùng chiếc khăn vải sáng tạo bất kỳ kiểu gói nào bạn muốn, chỉ cần tuân thủ hai quy tắc “gói quà ngay ngắn” và “nút thắt dễ tháo gỡ” thui là được.
Nhờ sự sáng tạo như vậy mà trong thời đại công nghệ số, chúng mình có thể dễ dàng tìm trên Internet cách “buộc và tháo” nút gút Furoshiki cùng với một vài kiểu gói đơn giản, tiện dụng. Phần còn lại là tự do sáng tạo của bạn đấy.
Các bạn có thể tìm thấy môn nghệ thuật này tại một số CLB văn hoá Nhật Bản ở các trường: ĐH Khoa học Xã hội và Nhân Văn, ĐH Sài Gòn, ĐH Ngoại ngữ - Tin học hoặc Trung tâm Giao lưu văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam - Quỹ giao lưu quốc tế Nhật Bản (số 15 đường D5, phường 25, Văn Thánh Bắc, quận Bình Thạnh, TP HCM). 
Lễ hội văn hoá Việt - Nhật được tổ chức vào đầu tháng 10 vừa qua tại Nhà văn hoá thanh niên, thu hút khoảng 5000 bạn trẻ tham dự. Đây là hoạt động nhằm kỷ niệm 40 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản.
Trong chương trình đó, hoạt động gói quà Furoshiki này là một trò chơi nhỏ thôi nhưng lại thu hút khá đông các bạn tham gia. BTC chiếu video clip về một số mẫu gói đơn giản, rồi MC hoạt náo, các tình nguyện viên trợ giúp và người chơi thoả sức sáng tạo các kiểu gói (vì với những món khác nhau thì cách gói sẽ khác nhau)".
Một chiếc khăn Furoshiki chất lượng tốt ở Nhật dùng làm quà tặng có giá hơn 1.500 yên Nhật. 100 yên Nhật tương đương khoảng 22k. Thế tức là tiền khăn cũng đã khá đắt rồi nhỉ!
Tùy họa tiết và hoa văn của khăn mà bạn có thể gấp thành những tiếc túi rất thời trang nữa nhé.
Tùy họa tiết và hoa văn của khăn mà bạn có thể gấp thành những tiếc túi rất thời trang nữa nhé. Ảnh: Whimseybox.
Tuy nhiên, các bạn trẻ vẫn có thể “tự chế” một chiếc khăn Furoshiki cho riêng mình. “Thực tế thì bọn mình chưa bao giờ mua chúng. Bản thân mình dùng ngay những khúc vải xổ hoặc vải thừa, cắt thành hình vuông, viền nẹp, vậy là có ngay một tấm furoshiki tiện dụng và rẻ tiền”, bạn Nguyệt Quế (SV trường ĐH Sài Gòn), chia sẻ.
Thời gian đầu có thể mất cả buổi để nghiên cứu kỹ thuật gói. Tuy nhiên, khi đã làm thuần thục, bạn sẽ chế tạo ra những cách gói riêng, đôi khi chỉ mất vài giây là có ngay sản phẩm ý nghĩa đấy.
Furoshiki là một chiếc khăn đa dụng. Vì thế, các bạn có thể biến thành một chiếc giỏ xách, một chiếc túi khoác vai, khăn trùm đầu, quấn cổ…
Tùy vào loại hoa văn mà tấm khăn Furoshiki được chọn, cách thắt gút hay trang trí, người nhận có thể hiểu được tình cảm người tặng. Chẳng hạn như hoa văn dây thường xuân hay xuất hiện trên những gói quà tặng gia đình bạn bè; hay hộp cơm bentou vợ trao chồng trong truyện tranh Nhật lại mang biểu tượng của niềm vui, hạnh phúc lâu dài, bền chặt. 
Những chiếc túi nhìu màu sắc và họa tiết dễ thương chưa nè.
Những chiếc túi nhìu màu sắc và họa tiết dễ thương chưa nè. Ảnh: Nest2rest.
Bên cạnh đó, vì Furoshiki làm từ vải nên đòi hỏi sự kiên trì và khéo léo nơi người gói. Vì thế, sản phẩm tạo ra còn thể hiện tâm tình, cá tính người tặng nó nữa. Việc này cũng giống như nhìn nét chữ mà đoán được tính người vậy.
Ý nghĩa quan trọng nhất của Furoshiki không hoàn toàn nằm ở hoa văn trên đó mà là tính đa dụng của nó. Không chỉ là tấm vải gói quà, tùy vào khả năng sáng tạo của bạn, Furoshiki có thể là một món phụ kiện, một thứ trang trí nội thất đẹp mắt, là biến tấu cho đĩa trái cây hay bình hoa quen thuộc hàng ngày.
Ngoài ra, sự thân thiện với môi trường chính là thứ đưa Furoshiki phát triển nhanh trong hiện tại nhất là khi chúng ta đang kêu gọi mọi người hạn chế sử dụng bao nilon hay giấy tái chế đấy. Hy vọng rằng môn nghệ thuật sẽ được ứng dụng ở Việt Nam nhìu hơn.
Tiến Đạt

Không có nhận xét nào: