Thứ Bảy, 10 tháng 3, 2012

Kỳ lạ "cây của sự sống"

Loài cây 'thần kỳ' ở đảo quốc Indonesia với hàng chục chế phẩm đáng kinh ngạc như chiếu, quạt, ô, dao... và thậm chí cả túi để đựng gà mang ra chợ bán.
Hàng trăm cây cọ Lontar được trồng trên đảo Roti - Indonesia.
 
Lontar, loài cọ mọc phổ biến trên đảo quốc Indonesia được người dân ở đây phong cho tên gọi 'cây của sự sống' khiến người ta liên tưởng tới bộ phim của tài tử Brad Pitt tranh giải tại Oscar năm nay. Tuy nhiên nó thực sự là loài cây mang lại sự sống cho hàng nghìn người dân ở hòn đảo cực nam Roti, nơi thường xuyên khan hiếm nước và lương thực.
Với tuổi thọ 35 năm và chiều cao có thể phát triển tối đa đến 30m, cây Lontar mang lại nguồn lợi dồi dào trong nhiều năm ròng. Chỉ hai hoặc ba cây là đã đủ để hỗ trợ cho cuộc sống của một gia đình. Mỗi cây có thể mang lại 200 - 400 lít nước mỗi năm.
Nước chiết xuất từ trái cây của Lontar được coi là thứ nước quý và gọi là Tuak Manis. Đây là là nguồn dinh dưỡng đầu tiên mà một em bé sơ sinh ở Roti nhận được, ngay cả trước sữa mẹ. Thứ nước trái cây này cũng có thể được nấu chín để tạo thành bánh quy đường màu nâu - loại thực phẩm phổ biến trên đảo.
Ngay cả lá cọ cũng không bao giờ bị để lãng phí. Nó được dùng để lợp lại mái nhà sau 4 -5 năm và mái tranh cũ được đốt cháy trong vườn để bón cho cây cọ. Các lá cọ Lontar cũng được dùng để làm mũ gọi là tilangga cho những dịp khác nhau, từ sử dụng hàng ngày đến các lễ kỷ niệm trọng đại.
Từ 15 tuổi nếu các chàng trai ở Roti làm việc chăm chỉ và leo cao được càng nhiều cây Lontar thì càng giành được sự tôn trọng của gia đình và cộng đồng của họ và đặc biệt là sự tôn thờ của người khác giới.
Khi "cây của sự sống" cuối cùng cũng trở nên già nua và không còn đem lại hiệu quả nữa thì người ta đem chặt thân cây làm cột, xà nhà hoặc đục cho rỗng ra để làm máng ăn cho lợn hoặc làm quan tài.
 

Không có nhận xét nào: