Chủ Nhật, 26 tháng 5, 2019

Con sông sâu nhất thế giới nơi có loài thuỷ quái bí ẩn

Lòng sông chỗ sâu nhất khoảng 220m, là nơi sinh sống của hàng trăm loài động vật và được cho là có cả loài thủy quái bí ẩn mang tên Mokèlé-mbèmbé.


Sông Congo (còn gọi là sông Zaire) ở châu Phi sâu nhất thế giới. Điểm sâu nhất đạt xấp xỉ 220 m, nhỉnh hơn 20 m so với con sông xếp vị trí thứ hai là Trường Giang (Trung Quốc). The World Geography thông tin, sông Congo đổ 43.300 m3 nước ra Đại Tây Dương mỗi giây. Sông duy nhất trên thế giới có lưu lượng lớn hơn là Amazon (Nam Mỹ). Lượng mưa mỗi năm ở sông Congo lên đến 2.286 mm.



Với chiều dài 4.690 km, sông Congo xếp thứ 9 thế giới và thứ 2 châu Phi (sau sông Nile). Chiều rộng của nó dao động trong phạm vi 0,6-16 km. Trong hàng nghìn năm, người dân đã sinh sống quanh lưu vực sông Congo. Người Pygmy (nhóm dân tộc nổi tiếng với chiều cao của nam giới trưởng thành chỉ dưới 150 cm) có mặt từ 20.000 năm trước, trong khi những nông dân Bantu di cư đến cách đây 5.000 năm, theo thông tin từ Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (WWF). Nhà thám hiểm người Anh Henry Morton Stanley đã vượt sông Congo từ năm 1874 đến 1877, từ đó vẽ nên bản đồ của nó và các khu vực gần bờ sông.



Do vị trí ở gần xích đạo, khu vực xung quanh dòng sông cực kỳ nóng. Rừng mưa nhiệt đới là cảnh quan phổ biến xuất hiện ở đây. Một số nơi phủ đầy cỏ lồng vực, loài cỏ dại thân dẹt và khá cao. Hàng trăm loài động vật như rắn nước, hà mã, cá sấu, rùa cạn, voi cũng cư ngụ ở vùng này. Muỗi phát triển mạnh trong điều kiện nóng ẩm.



Hầu hết các dòng sông trên thế giới đều tạo ra những vùng đồng bằng châu thổ màu mỡ. Tuy nhiên, sông Congo đổ ra Đại Tây Dương qua một kênh hẹp, có những đoạn sâu hơn 228 m. Con sông này còn được biết đến với một hẻm núi dài 120 km được mệnh danh là “Cánh cửa địa ngục”. Những khúc ghềnh cheo leo khó đoán khiến cả những tay chèo lão luyện nhất cũng khó lòng di chuyển được. Dòng chảy của sông còn tạo nên những con thác kỳ vĩ. Dọc sông có tới 40 nhà máy thủy điện hoạt động, trong đó lớn nhất là đập thủy điện thác Inga.



Theo Answers Africa, con sông sâu nhất thế giới có nhiều nhánh xuất phát từ các quốc gia. Ba nhánh chính là Aruwimi, Kasai và Lomami. Sông Congo chảy qua 10 nước, gồm: Angola, Zambia, Burundi, Tanzania, Cameroon, Rwanda, Cộng hòa Trung Phi, Cộng hòa Dân chủ Congo, Cộng hòa Congo và Gabon. Nó ảnh hưởng lớn đến đời sống và văn hóa của người dân trong khu vực. Tên gọi của con sông trùng với hai quốc gia mà nó đóng vai trò đường biên giới: Cộng hòa Congo và Cộng hòa Dân chủ Congo (còn được gọi theo tên cũ là Zaire). Thành phố Brazzaville (Cộng hòa Congo) và Kinshasa (Cộng hòa Dân chủ Congo) nằm đối diện nhau qua dòng sông Congo ở hạ lưu, là hai thủ đô gần nhau nhất thế giới (khoảng 10 km).



 Tại Congo Brazzaville, người dân đón Tết rộng rãi, hàng năm. Trong khi đó, tại Congo Kinshasa, đất nước láng giềng có chung đường biên giới với Congo Brazzaville và cùng trong khối Cộng đồng Pháp ngữ, người dân phải chờ 50 năm mới có thể ngắm pháo hoa đón Tết một lần. Tuy là một quốc gia rộng lớn và đông dân ở Trung Phi nhưng Congo Kinshasa lại là nước nghèo đói và lạc hậu nhất nhì lục địa đen. Suốt nhiều thập kỷ, Congo Kinshasa luôn thuộc top 10 quốc gia nghèo nhất thế giới. Nguyên nhân đến từ hơn một thế kỷ thuộc Bỉ, khủng hoảng chính trị, xung đột và chuyển tiếp. Bên cạnh đó, tình trạng thất nghiệp, y tế, giáo dục chưa được đầu tư dẫn đến sự trì trệ trong phát triển kinh tế. Song, Tết ở đất nước này thực sự là một ngày hội lớn với không khí hân hoan. Sau nửa thế kỷ chờ đợi, công dân Congo Kinshasa nô nức trang hoàng nhà cửa và thả mình vào những bữa tiệc dài lê thê suốt 3 tháng. Người ta đưa ra nhiều lý do để giải thích cho kiểu đón năm mới có một không hai này. Một số người cho rằng đây là nét văn hóa đặc trưng và lâu đời của người Congo Kinshasa. Một số khác cho rằng nội chiến liên miên và đói nghèo là rào cản buộc người dân nơi đây phải kiên nhẫn "đợi đến Tết Congo".



Theo Châu Anh (Tiền Phong)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét