Thứ Sáu, 29 tháng 3, 2019

Bên trong nhà thờ 1.200 tuổi đặt hộp sọ thánh Valentine ở Italy

Khách nườm nượp tới tham quan hộp sọ nằm trong một chiếc tủ kính đặc biệt tại nhà thờ Santa Maria in Cosmedin.

Bên trong nhà thờ 1.200 tuổi đặt hộp sọ thánh Valentine ở Italy
Nhà thờ Santa Maria in Cosmedin nằm gần quảng trường Bocca della Verità, Rome, Italy. Công trình này đã tồn tại từ thế kỷ thứ 8 trên nền một trung tâm phân phối thực phẩm La Mã cổ đại. Ảnh: Oddviser.
Bên trong nhà thờ 1.200 tuổi đặt hộp sọ thánh Valentine ở Italy
Bên ngoài nhà thờ luôn có hàng dài du khách xếp hàng. Địa điểm này miễn phí vé vào cửa và thường xuyên xuất hiện trong danh sách những nơi phải đến khi du lịch Rome. Ảnh: Byron T.
Bên trong nhà thờ 1.200 tuổi đặt hộp sọ thánh Valentine ở Italy
Theo trang Reidsitaly, du khách đến đây đa phần không phải để ngắm những bức bích họa vẽ vào thế kỷ 11 hay tháp chuông từ thế kỷ 12, mà bởi hai cổ vật trong nhà thờ. Đó là hộp sọ thánh Valentine, người được cho là khởi nguồn của lễ Tình nhân 14/2 và chiếc Miệng Sự thật, bức phù điêu bằng đá do người La Mã tạo ra từ thế kỷ đầu tiên. Ảnh: Travelandtash.
Bên trong nhà thờ 1.200 tuổi đặt hộp sọ thánh Valentine ở Italy
Thánh Valentine là giám mục La Mã thế kỷ thứ 3 và là người bảo trợ nổi tiếng cho các đôi lứa yêu nhau. Chiếc tủ đựng hộp sọ của ông nằm ở bên trái ban thờ chính của nhà thờ Santa Maria in Cosmedin. Kính tủ có thiết kế đặc biệt để chống ánh sáng từ đèn flash máy ảnh làm hư hại hiện vật bên trong. Ảnh: Irlandaonline.
Bên trong nhà thờ 1.200 tuổi đặt hộp sọ thánh Valentine ở Italy
Điều thứ hai thu hút du khách đến đây là chiếc Miệng Sự thật (Bocca della Verità). Theo truyền thuyết, những du khách hay nói sai sự thật, đưa tay vào miệng phù điêu sẽ bị cắn đứt bởi đây là “máy” phát hiện nói dối của người La Mã cổ đại. Câu chuyện nghe có vẻ hoang đường nhưng lại có rất nhiều người tin. Vì thế, dòng người xếp hàng trước biểu tượng này để chờ cho tay vào Miệng Sự thật cứ ngày một dài, nhằm chứng minh sự trung thực của mình. Bức phù điêu trở nên nổi tiếng hơn khi xuất hiện trong bộ phim Roman Holiday, công chiếu năm 1953. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng chiếc đĩa đá này trước đây là nắp cống với các lỗ khoét ở vị trí mắt, miệng để thoát nước. Ảnh: Just One Suitcase.
Bên trong nhà thờ 1.200 tuổi đặt hộp sọ thánh Valentine ở Italy
Đại học nghệ thuật John Cabot ở Rome, đăng tải nhận xét: “Santa Maria in Cosmedin là địa điểm yêu thích của những người theo đuổi các lớp học nghệ thuật ở Rome, vì nó là trụ cột của nghệ thuật, lịch sử và văn hóa trong thành phố. Santa Maria được xây dựng tại địa điểm của một ngôi đền cổ, và vẻ đẹp của nó xứng đáng với thuật ngữ cosmedin, có nghĩa là 'trang trí công phu'. Đây là nơi an nghỉ lý tưởng cho một người đàn ông có tên đồng nghĩa với tình yêu, tình cảm và vẻ đẹp”. Ảnh: Wikipedia.
Bên trong nhà thờ 1.200 tuổi đặt hộp sọ thánh Valentine ở Italy
Ban thờ làm từ đá granite trong thánh đường có từ thế kỷ 12. Ảnh: Michael Fontenot.
Bên trong nhà thờ 1.200 tuổi đặt hộp sọ thánh Valentine ở Italy
Bích họa cổ từ thế kỷ 11 trong nhà thờ. Ảnh: 05varvara.
Bên trong nhà thờ 1.200 tuổi đặt hộp sọ thánh Valentine ở Italy
Các bức bích họa nằm trên trần của gian chính điện mô tả những điển tích của Kito giáo. Ảnh: Artsofitaly.
Bên trong nhà thờ 1.200 tuổi đặt hộp sọ thánh Valentine ở Italy
Đối diện nhà thờ, ở phía bên kia đường là ngôi đền Hercules Victor, kiến trúc tròn hiếm hoi ở Rome xây dựng từ cuối thế kỷ 2 trước Công nguyên. Ảnh: Civitavecchia.
Kiều Dương
Theo Foradatoca

Quá khứ tang thương ít người biết về ngày Valentine

Một mục sư gửi lá thư vĩnh biệt người trong mộng, ký tên "từ Valentine của em" vào đúng ngày 14/2 - trước khi bị xử tử.
Ngày nay du khách đến nhà thờ Chiesa di Santa Maria in Cosmedin tại Rome, Italy có thể tìm thấy tủ trưng bày hộp sọ của Thánh Valentine - vị thánh gắn liền với ngày lễ Tình nhân. Ngoài ra, chiếc quan tài chứa hài cốt của Thánh Valentine và một lọ máu của ông được cất giữ trong nhà thờ phố Whitefriar, ở Dublin (Ireland) từ năm 1936.
Nhiều cặp vợ chồng thường xuyên đến nhà thờ này để thỉnh cầu vị thánh này che chở cho gia đình. Những đôi tình nhân sắp cưới cũng đến đây vào ngày 14/2, ngày lễ Thánh Valentine, để cầu phước cho nhẫn đính hôn trước sự chứng giám của thánh tích.
Người xưa cho rằng thánh Valentine bị bắt vì bí mật cử hành hôn lễ cho các cặp đôi Thiên Chúa giáo. Ảnh: Fototeca Storica Nazionale/Hulton Archive.
Người xưa cho rằng thánh Valentine bị bắt vì bí mật cử hành hôn lễ cho các cặp uyên ương theo đạo Thiên Chúa. Ảnh: Fototeca Storica Nazionale/Hulton Archive.
Những tài liệu cổ cho thấy có rất nhiều Thánh mang tên Valentine tử vì đạo vào ngày 14/2. Một số câu chuyện dân gian cho rằng Valentine bị lấy đầu vì giải cứu những tín đồ Thiên Chúa giáo khỏi các nhà tù La Mã, nơi họ thường bị đánh đập và tra tấn tàn độc. 
Phiên bản quen thuộc nhất kể về Thánh Valentine là một mục sư trẻ tuổi tại thành Rome, theo Telegraph. Ông bị bắt vì bí mật cử hành hôn lễ cho những người bị Hoàng đế giam. Trong thời gian ngồi tù, Valentine phải lòng con gái của viên cai ngục. Ông gửi lá thư tình vĩnh biệt người trong mộng, ký tên "dal vostro Valentino" (từ Valentine của em) vào đúng ngày 14/2 - khi bị hành quyết theo lệnh Hoàng đế La Mã Claudius Gothicus đệ nhị (thế kỷ 3). Cụm từ "from your Valentine" cũng thường xuyên được sử dụng trong các tấm thiệp ngày nay.
Dù tam sao thất bản, mọi câu chuyện đều chung một chi tiết: Thánh Valentine đã bị xử tử và mai táng vào ngày 14/2 tại nghĩa trang La Mã trên con đường cổ Via Flaminia nối từ thành Rome tới thành phố Rimini, Italy. 
Hộp sọ của Thánh Valentine trong nhà thờ Chiesa di Santa Maria in Cosmedin tại Rome, Italy. Ảnh: Dnalor 01/Smith Sonian Magazine.
Hộp sọ của Thánh Valentine trong nhà thờ Chiesa di Santa Maria in Cosmedin tại Rome, Italy. Ảnh: Dnalor 01/Smith Sonian Magazine.
Ngày lễ Valentine lần đầu tiên diễn ra vào 14/2/496, do Giáo hoàng Gelasius đệ nhất tổ chức để tôn vinh vị thánh này. Theo History, nhà thơ Anh thời trung cổ Geoffrey Chaucer có thể là người đưa chất lãng mạn vào ngày Valentine. Trước khi bài thơ Parliament of Foules của Chaucer ra đời vào năm 1375, không ai ăn mừng 14/2 như một ngày lễ tình nhân. Chaucer đã kết nối tình yêu với ngày lễ Valentine, khi loài chim đi tìm bạn kết đôi.
Tới khoảng giữa thế kỷ 18, ngày Valentine du nhập vào Anh, trở thành dịp để những đôi tình nhân tặng nhau kẹo, thiệp, hoa và tranh ảnh thần Cupid.
Theo thời gian, Valentine trở thành một ngày lễ được thương mại hóa trên toàn cầu. Thiệp in ra đời, thay cho những tấm thiếp viết tay. Năm 1913, công ty Hallmark tại thành phố Kansas (Mỹ) bắt đầu sản xuất hàng loạt thiệp mừng Valentine. Ngày nay, khoảng một tỷ tấm thiệp được trao tặng hàng năm, và 14/2 trở thành ngày thế giới tặng thiệp nhiều thứ hai trong năm.
Không chỉ có thiệp, phái đẹp còn gửi hàng nghìn bức thư tay tới nhà nàng Juliet ở thành phố Verona (Italy). Người ta vẫn tin ngôi nhà cổ kính có ban công là nơi Juliet tựa mình nhìn xuống khi Romeo nói lời yêu thương.
Người dân trên thế giới có nhiều cách ăn mừng Valentine khác nhau. Người Anh thường tặng hoa hồng đỏ, thiệp in hình bắp ngô và kẹo chocolate. Trong khi đó, những cặp tình nhân Đan Mạch lại thích tặng hoa giọt tuyết, còn người Philippines chuộng kết hôn vào 14/2. Tại châu Phi, phụ nữ sẽ đính tên người họ thầm thương trộm nhớ lên áo.
Người Trung Quốc còn có lễ Valentine phiên bản nội địa là ngày Thất Tịch (7/7 Âm lịch). Vào dịp này, các cô gái trẻ sẽ chuẩn bị lễ vật để đến đền chùa cầu duyên.
Tại châu Mỹ, người Brazil cũng có ngày lễ Tình nhân riêng vào 12/6, mang tên Dia dos Namorados với nhiều lễ hội âm nhạc và màn biểu diễn nghệ thuật. Trong khi đó, cư dân Argentina sẽ ca tụng tình yêu trong tuần đầu tiên của tháng 7 mang tên La Semana de la Dulzura (Tuần lễ Ngọt ngào).
Bữa ăn trưa giữa biển xanh ở Maldives với thực đơn tự chọn
 
 
 
Bữa trưa thịnh soạn cho các đôi tình nhân hẹn hò giữa làn nước biển ở Maldives. Video: Insider.

Phạm Huyền

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét