Thứ Hai, 4 tháng 2, 2019

Người dân Mông Cổ đón Tết Âm lịch như thế nào?



Tsagaan Sar là lễ đón Tết Âm lịch của người Mông Cổ, đã có lịch sử hàng nghìn năm, với nhiều hoạt động văn hóa thú vị và những món ăn hấp dẫn.
Nguoi dan Mong Co don Tet Am lich nhu the nao? hinh anh 1
Ngày đầu tiên của Tsagaan Sar và cũng là ngày đầu tiên theo lịch âm của người Mông Cổ thay đổi mỗi năm. Lễ hội còn được gọi là White Moon (Bạch Nguyệt) này rơi vào đợt trăng non 2 tháng sau đông chí. Thông thường, dịp này trùng với Tết Nguyên đán của nhiều quốc gia châu Á. Ảnh: Asia Public Holidays.
Nguoi dan Mong Co don Tet Am lich nhu the nao? hinh anh 2
Trong Tssagaan Sar, người Mông Cổ thường đến thăm gia đình, họ hàng và bạn bè, cùng nhau ôn chuyện năm cũ và chúc những điều tốt lành. Lễ hội chính thức diễn ra trong 3 ngày, nhưng thường được kéo dài thêm nhiều ngày, thậm chí nhiều tuần sau. Ảnh: Booth in Japan.
Nguoi dan Mong Co don Tet Am lich nhu the nao? hinh anh 3
Ngày trước lễ được gọi là Bituun. Vào ngày này, mọi người sẽ dọn dẹp nhà cửa, chuồng trại để đón một năm mới sạch sẽ, an lành. Nhiều nhà đặt 3 khối băng ở cửa cho ngựa của thần Palden Lhamo, vị thần ghé thăm các hộ gia đình vào Bituun. Ảnh: Discover Mongolia.
Nguoi dan Mong Co don Tet Am lich nhu the nao? hinh anh 4
Vào buổi tối của ngày Bituun, các gia đình tụ họp, cùng ăn bơ sữa và bánh bao buuz để tiễn năm cũ. Thông thường, người dân sẽ giải quyết mọi vấn đề và trả hết nợ năm cũ trong ngày này. Ảnh: Discover Mongolia.
Nguoi dan Mong Co don Tet Am lich nhu the nao? hinh anh 5
Phong tục đón Tsagaan Sar ở mỗi vùng của Mông Cổ lại khác nhau. Trong đó, một số gia đình thắp nến ở bàn thờ, tượng trưng cho sự khai sáng từ đức Phật. Người dân cũng chào nhau với câu đặc biệt: “Amar baina uu?” (Bạn có đang sống bình an?). Ảnh: Livefromub.
Nguoi dan Mong Co don Tet Am lich nhu the nao? hinh anh 10
Mâm cỗ của Tsagaan Sar rất thịnh soạn, đòi hỏi các gia đình phải chuẩn bị trước nhiều ngày. Thông thường, các gia đình sẽ cùng làm bánh bao buuz và ul boov, một loại bánh nướng vừa để tráng miệng, vừa để làm quà. Ảnh: Eternal Landscapes Mongolia.
Nguoi dan Mong Co don Tet Am lich nhu the nao? hinh anh 11
Ngoài ra, đến Mông Cổ dịp này, du khách còn được thưởng thức những bài hát, điệu nhạc truyền thống do người dân biểu diễn và trải nghiệm không khí lễ hội ấm áp, tưng bừng. Ảnh: Peculiarculturaltraditions.

Độc đáo tết âm lịch của người Mông Cổ

TTO - Mông Cổ là một trong số ít các quốc gia châu Á đón tết âm lịch như Việt Nam. Tết âm lịch của người Mông Cổ có nhiều phong tục tập quán và món ăn riêng biệt, đậm nét văn hóa bản địa của người dân du mục.

Gia đình người Mông Cổ trong trang phục truyền thống đón năm mới - Ảnh: tripadvisor
Ngày tết cổ truyền ở Mông Cổ được gọi là Tết Tsagaan Sar, nghĩa là "Mặt trăng trắng", được xác định theo lịch mặt trăng của người Mông Cổ. Đây là 1 trong 2 ngày tết quan trọng nhất và được chờ đợi nhất ở nước này, ngày tết còn lại là Tết Naadam vào tháng 7.
Phong tục tập quán khác lạ
Tsagaan Sar là dịp lễ truyền thống lâu đời của Mông Cổ, kéo dài trong ba ngày và diễn ra gần như trùng với thời gian người Việt Nam đón Tết Nguyên đán. Đây là dịp để các thành viên trong gia đình cùng sum vầy, thắt chặt những mối quan hệ xã hội, cũng như tết đoàn viên ở Việt Nam.
Tuy nhiên, điều khiến tết cổ truyền của người Mông Cổ khác biệt chính là ở những phong tục, tập quán mang đậm màu sắc bản địa.
Vào ngày 23 tháng chạp, sau khi dọn dẹp nhà cửa, người Mông Cổ sẽ tổ chức nghi thức cúng tế thần lửa. Nghi thức rất cầu kỳ và long trọng, vì hỏa thần có vị trí tối cao trong tín ngưỡng Mông Cổ.
Thịt dê, khăn ha đa (một loại khăn truyền thống) màu trắng, mỡ bò và rượu là những tế phẩm cần thiết. Chủ nhà sẽ châm chín ngọn đèn nhỏ, đưa tế phẩm vào lửa và cầu phúc cho gia đình. Sau khi nghi lễ kết thúc, mọi người sẽ chia nhau phần tế phẩm.
Đến ngày cuối cùng của năm, mọi người dọn dẹp sạch sẽ nhà cửa, chuồng trại. Họ sẽ đặt ba viên đá lạnh bên ngoài cửa nhà để thần ngựa Palden Lhamo uống khi tới thăm. Mọi thành viên trong gia đình sẽ tắm rửa sạch sẽ để đón chào năm mới tốt đẹp hơn.
Đến đêm giao thừa, trong tiếng Mông Cổ gọi là Bituun, nghĩa là "tối thui", việc đầu tiên người Mông Cổ làm là uống trà. 
Các thức uống rất công phu: chủ nhà rót ra một chén trà đầu tiên, đem ra sân trước vẩy khắp 4 hướng, chén trà thứ hai dành cho người chủ gia đình, rồi mới mời những thành viên còn lại. Sau đó, người Mông Cổ sẽ ăn uống tiệc tùng vui vẻ và xem những trận đấu vật truyền thống trên truyền hình.
Trong 3 ngày tết, người Mông Cổ sẽ chỉ mặc trang phục dân tộc, màu trắng sẽ là màu được ưu tiên. Người Mông Cổ từ lâu đã xem màu trắng là biểu tượng của sự thuần khiết, đem lại sự may mắn. Họ thường mặc đồ trắng, mời nhau sữa trắng, tặng đồ trắng cho nhau.
Vào ngày đầu năm mới, người Mông Cổ sẽ dậy sớm và đi chúc tết. Trước khi đi, họ sẽ làm lễ xuất hành Muruu gargakh để chọn hướng xuất hành cho tốt. Người Mông Cổ tin rằng xuất hành đúng hướng sẽ mang lại may mắn trong năm mới.
Lễ Zolgokh và món truyền thống

Khi tới thăm họ hàng, người khách phải làm lễ Zolgokh. Từng người cầm khăn Khadag tượng trưng cho điều tốt lành đặt trên tay gia chủ và hỏi thăm chủ nhà. Sau đó, gia chủ hôn hai bên má người khách, tặng khoản tiền nhỏ và mời uống ba lần rượu. 
Xong nghi thức, mọi người sẽ cùng ăn các món ăn truyền thống. Khi chuẩn bị về, khách tặng gia chủ một món quà, trẻ em cũng được ưu tiên tặng quà.
Món ăn truyền thống trong dịp tết cổ truyền là các sản phẩm làm từ sữa, bánh buuz nhân thịt cừu (khá giống bánh bao), thịt cừu, thịt bò, sữa dê. Cơm được ăn cùng với sữa đông, nho khô, thịt cừu nướng, thịt ngựa, bánh buuz, sữa ngựa lên men hoặc rượu vodka trộn sữa...
Tuy nhiên, trước khi mọi người cùng ăn bữa ăn truyền thống, người Mông Cổ có một tục khá giống Việt Nam là người trẻ kính rượu các bậc tiền bối, nhưng có phần khắt khe hơn khi người kính rượu phải quỳ để tỏ lòng thành kính.
Nếu là đàn ông thì phải quỳ trên hai gối, cúi đầu xuống thấp, cung kính đưa hai tay dâng rượu về phía trước. Con gái chưa gả chồng cũng hành lễ tương tự. Phụ nữ đã xuất giá chỉ quỳ một gối, tay phải đưa lên để mời rượu.
Khi nhận rượu mời, người lớn trong gia đình cầu phúc và tuổi thọ cho con cháu.
Mời rượu khi đi chúc tết cũng phức tạp không kém. Khi tới nhà người khác, việc đầu tiên phải làm là cúi đầu trước Phật đường, sau đó hành lễ với bậc trưởng bối trong nhà. Tuyệt đối không được ngồi khi kính rượu chưa xong và đặc biệt phải uống hết ly rượu mời.
Chúc đàn cừu
"Chúc cho đàn cừu của bạn béo tốt" là câu chúc thú vị mà người Mông Cổ hay chúc nhau vào dịp tết. Ở Mông Cổ, cừu còn nhiều hơn người, đây cũng là loài vật được xem trọng vì là nguồn lương thực chính. Trong bữa ăn của người Mông Cổ cũng hiếm khi không có thịt cừu.
Ăn uống, chúc tết xong là đến các hoạt động vui chơi. Đấu vật, đua ngựa, bắn cung là các môn thể thao truyền thống của người Mông Cổ và cũng là hoạt động giải trí trong dịp tết.
Đặc biệt, phụ nữ Mông Cổ rất mạnh mẽ vì lối sống du mục trên thảo nguyên, nên không khó để bắt gặp cảnh tượng những bóng hồng Mông Cổ cạnh tranh sòng phẳng trên lưng ngựa với các nam nhân.
MINH KHÔI


Lễ Tết cầu kỳ và 3 ngày đầu tiên trong năm mới của người Mông Cổ

Vào ngày cuối cùng của năm cũ, người Mông Cổ sẽ đặt 3 mảnh băng ngoài cửa nhà để ngựa của thần Cát Tường Thiên Mẫu có thể uống khi đi qua.
Giống với Việt Nam, Tết của người Mông Cổ, gọi là Tsagaan Sar hay Trăng Trắng, được tính theo lịch âm. Trong văn hóa của người dân vùng thảo nguyên, đây là dịp quan trọng nhất trong năm và là thời điểm đánh dấu sự kết thúc của mùa đông.

Những ngày trước Tết

Trước Tết nhiều tuần, các gia đình Mông Cổ bắt đầu sửa soạn. Thứ đầu tiên họ chuẩn bị thường là quần áo mới và ngựa.
Vì ăn Tết rất thịnh soạn, những người phụ nữ trong gia đình sẽ làm lượng lớn đồ ăn truyền thống và giữ lạnh. Đặc biệt, họ chuẩn bị hàng trăm chiếc bánh buuz, loại bánh nhân thịt cừu truyền thống không thể thiếu trong dịp năm mới của Mông Cổ.
Le Tet cau ky va 3 ngay dau tien trong nam moi cua nguoi Mong Co hinh anh 1
Giống nhiều nước đón Tết theo lịch Âm, người Mông Cổ ăn Tết Tsagaan Sar rất to. Ảnh: Shutterstock.
Ngày trước Tsagaan, người Mông cổ gọi là Bituun, tức là "hối". Vào ngày hối, người dân sẽ dọn dẹp nhà cửa, chuồng trại và hầm để đón năm mới sạch sẽ.
Bên cạnh đó, họ đặt 3 mảnh băng ngoài cửa để ngựa của thần Cát Tường Thiên Mẫu có thể uống khi đi qua. Người Mông Cổ tin rằng thần sẽ viếng thăm mỗi gia đình vào ngày này.
Lễ tất niên của họ rất cầu kỳ. Trong buổi lễ, họ thắp nến tượng trưng cho sự giác ngộ về luân hồi và chúng sinh. Buổi tối, các gia đình, thường là láng giềng, quây quần bên nhau để tiễn năm cũ. Trên bàn ăn, những món làm từ bơ, sữa và bánh buuz là những món không thể thiếu.
Ngoài ăn uống, họ có thể cùng chơi bài. Người thắng sẽ gặp may mắn trong năm mới. Đặc biệt, họ sẽ giải quyết tất cả vấn đề và nợ nần vào ngày cuối cùng trong năm.
Le Tet cau ky va 3 ngay dau tien trong nam moi cua nguoi Mong Co hinh anh 2
Tsagaan Sar là dịp quan trọng nhất trong năm đối với người Mông Cổ. Ảnh: Getty.

Người Mông Cổ và 3 ngày đầu tiên trong năm mới

Trong những ngày Tết, các gia đình sẽ thắp nến trên bàn thờ. Những ngọn nến tượng trưng cho sự giác ngộ của Phật giáo. Khi gặp gỡ, mọi người chào  nhau bằng những câu hỏi han đặc trưng. Ngoài thăm hỏi bạn bè và gia đình, họ còn trao nhau các món quà.
Thông thường, người Mông cổ sẽ quây quần tại nơi ở của người cao tuổi nhất trong nhà. Khi chào hỏi những người lớn tuổi, họ sẽ thực hiện lời chúc zolgokh.
Le Tet cau ky va 3 ngay dau tien trong nam moi cua nguoi Mong Co hinh anh 3
Tháp bánh buuz là thứ không thể thiếu trên bàn ăn trong dịp Tết của người Mông Cổ. Ảnh: Shutterstock.
Theo đó, người Mông Cổ sẽ dùng khuỷu tay của mình ôm chặt những người cao tuổi nhằm thể hiện sự ủng hộ. Người cao tuổi sẽ nhận lời chúc từ mọi người ngoại trừ người phối ngẫu (vợ hoặc chồng).
Trong nghi lễ, các thành viên trong gia đình sẽ giữ những mảnh lụa dài, thường là màu lam, gọi là khadag. Sau nghi lễ, đại gia đình cùng nhau thưởng thức bữa ăn đầu năm với các món cổ truyền làm từ bơ, sữa và thịt cừu. Thứ không thể thiếu trên bàn ăn là "kim tự tháp" bánh buuz, tượng trưng cho Tu Di Sơn (núi Sumeru).
Về trang phục, nếu như ngày thường, người Mông Cổ, đặc biệt tại các thành phố lớn, thường mặc đồ Tây. Tuy nhiên, vào dịp Tết, họ chuộng mặc trang phục dân tộc.  
Le Tet cau ky va 3 ngay dau tien trong nam moi cua nguoi Mong Co hinh anh 4
Người Mông Cổ thường mặc trang phục truyền thống trong ngày lễ, Tết. Ảnh: Gradon Architecture.
Trang phục dân tộc ngày Tết của người Mông Cổ đa dạng và nhiều màu sắc. Tuy đã cách điệu hóa cho phù hợp với cuộc sống hiện đại, phục trang vẫn khá phức tạp, bao gồm áo choàng deel, thắt lưng, ủng và các đồ trang trí. Kiểu đồ phụ thuộc vào độ tuổi và tình trạng hôn nhân của người mặc cũng như thị tộc của người đó.
Ví dụ, những cô gái trẻ thường quấn khăn đầu, cuộn tròn một chút về phía bên phải và để phần rìa buông xuống. Trong khi đó, những người phụ nữ đã lập gia đình cũng buộc như vậy nhưng không để lại rìa.
Ngoài ra, sự giàu có của mỗi gia đình thường được thể hiện qua đồ trang sức. Điển hình, những thiếu nữ Mông Cổ làm duyên khi tết nhiều bím tóc xung quanh trán mình bằng sợi ruy băng màu đỏ. Sợi dây luồn trong mỗi bím tóc được cài đá quý (ngọc lam), san hô hoặc kim loại (bạc).
Trước đây, một thời kỳ, chính phủ từng ngăn Tết Tsagaan Sar và cố gắng thay thế Tết này bằng một ngày nghỉ lễ khác gọi là "Ngày Mục dân Tập thể". Tuy nhiên, sau cách mạng dân chủ Mông Cổ năm 1990, người ta lại tiếp tục tổ chức Tết Tsagaan Sar.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét