Thứ Năm, 1 tháng 11, 2018

Vì sao bức tượng nổi tiếng ở Bỉ là chú bé đứng tè?

Nhiều du khách khi đến Bỉ thường thắc mắc về lý do chú bé đứng tè, chứ không phải cầm ô, dắt chó... được đúc thành tượng.



Khi tới thủ đô Brussels, Bỉ, một trong những điểm đầu tiên mà du khách luôn muốn ghé thăm chính là nơi đặt bức tượng Manneken Pis (Chú bé đứng tè ở Felmish).
Tượng chú bé đứng tè đứng ở phía sau tòa thị chính tại thành phố Brussels. Ảnh: 
Tượng chú bé đứng tè đứng ở phía sau tòa thị chính tại thành phố Brussels. Ảnh: 
Bức tượng đồng này cao 61 cm, là tác phẩm của bậc thầy điêu khắc Jérome Duquesnoy được hoàn thành vào năm 1619. Đến năm 1817, nó được thay bằng chất liệu đồng. Dù không ai miêu tả tác phẩm nghệ thuật này bằng hai từ "hùng vĩ" hay "đồ sộ", nhưng với người dân Bỉ, Manneken Pis lại mang trong mình những truyền thuyết, theo Brussels.
Theo người dân Bỉ, bức tượng kể về một người cha lạc mất cậu con trai khi đến Brussels. Sau đó, với sự giúp đỡ của người dân, hai cha con đã đoàn tụ. Để bày tỏ lòng biết ơn, người cha tặng họ bức tượng này.
Một giả thuyết khác là khi quân đội Tây Ban Nha rút khỏi Brussels, họ đã dự định đốt toàn bộ thành phố bằng một quả bộc phá lớn. Một chú bé đã "tè" vào đường dây cháy chậm của quả bom này, khiến nó bị xịt và dập tắt nguy cơ nổ tung gây hỏa hoạn. Cả thành phố nhờ vậy được an toàn.
Thành phố Brussels là một trong những điểm du lịch đông khách tại châu Âu.
Thành phố Brussels là một trong những điểm du lịch đông khách tại châu Âu.
Dị bản khác về bức tượng là câu chuyện kể về chú bé khoảng 7-8 tuổi có tên Cherria. Hàng ngày khi đi học, Cherria lại bị mụ phù thủy bắt nạt. Tức giận, chú bé leo lên tầng hai và cố tình đi tiểu vào đầu mụ. Mụ phù thủy trừng phạt cậu nhóc bằng cách lôi ra góc phố, bắt đứng trên bệ đá cao và phải đi vệ sinh suốt ngày.
Ngày nay, người dân thành phố không còn quá để ý về việc đâu mới là câu chuyện thật sự phía sau bức tượng. Với họ, Manneken Pis trở thành một biểu tượng, một nhân vật đặc biệt và họ muốn giới thiệu với bạn bè thế giới. Trong các sự kiện, lễ hội của thành phố, bức tượng chú bé đứng tè luôn trở thành nhân vật đặc biệt. Mọi người may quần áo tương ứng với mỗi một sự kiện và mặc cho bức tượng nổi tiếng này.
Tủ quần áo của bức tượng lên đến gần 1.000 trang phục. Nhiều du khách vẫn đùa rằng Manneken Pis là cậu bé "sành điệu" nhất thế giới, khi có đủ mọi trang phục, từ bộ đồ ông già Noel đến quốc phục của nhiều nước. Một trong số đó là áo dài - trang phục truyền thống của Việt Nam. Mỗi năm, bức tượng được thay khoảng 30 bộ đồ.
Mannesken Pis mặc áo dài Việt Nam. Ảnh: Erasmusu.
Mannesken Pis mặc áo dài Việt Nam. Ảnh: Erasmusu.
Vào các dịp lễ hội, Mannesken Pis lại "đi tè" ra bia với đủ loại hương vị, phục vụ người dân và du khách. Mọi người cùng nhau vây quanh bức tượng nổi tiếng, trò chuyện uống bia. Bên cạnh đó là ban nhạc chơi đàn bằng các nhạc khí bằng đồng.
Để Manneken Pis bớt cô đơn, vào những năm 1980, người dân tạc thêm một bức tượng nữa có tên là Jeanneke Pis. Bức tượng này tạc một cô bé, với ý nghĩa để Manneken Pis có bạn. Tuy nhiên, công trình này ít được biết đến hơn và nằm sâu trong một con hẻm cách đó không xa.
Bức tượng nằm gần Grand Palce, trên đường Rue de l' Etuve 31, phía tây nam tòa thị chính. 
Phương Anh

Chú bé đứng tè Manneken Pis không còn… tè bừa bãi

Bức tượng nổi tiếng của Bỉ lãng phí từ 1.000 đến 2.500 lít nước sạch mỗi ngày.


Ảnh: AFP/Getty/Telegraph
Trong bốn thế kỷ, chú bé đứng tè (Manneken Pis) nổi tiếng đã là biểu tượng văn hóa của nước Bỉ.
Nhưng, mãi tới gần đây, người ta mới biết chú bé này “sống” lãng phí thế nào. Trước sự ngạc nhiên của quan chức thành phố Brussels, người ta đã phát hiện ra rằng bức tượng bằng đồng đã “tè” 1.000-2.500 lít nước sạch mổi ngày, đủ để sử dụng cho 10 hộ gia đình, xuống cống của thành phố.
Người phát hiện ra điều này là Régis Callens, kỹ sư năng lượng, người đã lắp đặt đồng hồ đo nước ở bức tượng chú bé cao 61cm này.
“Chúng ta cứ tưởng có một vòng tuần hoàn kín và chú bé chẳng tiêu tốn gì của ai”, Callens nói với La Dernière Heure. Ông cho rằng, có lẽ vì bồn nước cung cấp nước khá nhỏ và chú bé đứng tè vào bồn nước của đài phun nên người ta không chú ý đến điều này.
Thế là, tuần vừa qua, Bỉ bắt đầu xây dựng một hệ thống kênh để thu thập nước do chú bé “tè” ra và chuyển dòng chảy để nó trở lại bức tượng.
Manneken Pis là tác phẩm của nghệ nhân điêu khắc nổi tiếng Jérôme Duquesnoy.Benoît Hellings, thành viên hội đồng thành phố Brussels, cho hay: “Chúng tôi có thể tự hào nói rằng, lần đầu tiên trong 400 năm, Manneken Pis sẽ không còn tè ra nước mới nữa. Thành phố hiện dự định sẽ kiểm tra tất cả các đài phun nước để tránh hiện tượng lãng phí tương tự.”
Ông cũng nói thêm: “Chúng tôi sẽ cải thiện việc giám sát chuyện lắp đặt hệ thống phun công nghiệp trong trường học và trung tâm thể thao. Chúng ta nên làm gương và khuyến khích mọi người ở Brussels chú ý đến mức tiêu thụ nước của họ.”
Chú bé đứng tè Manneken Pis thu hút hàng ngàn khách du lịch ghé thăm mỗi năm là bản sao của bản gốc năm 1619 nằm trong bảo tàng thành phố gần đó.
Xuất xứ của bức tượng cũng là một đề tài gây tranh cãi, dẫn đến vô số truyền thuyết xung quanh nó. Nổi tiếng nhất là truyền thuyết về Công tước Godfrey III của Leuven.Năm 1142, quân đội của lãnh chúa hai tuổi đã chiến đấu chống lại quân đội của Berthouts, lãnh chúa của Grimbergen, tại Ransbeke (nay là Neder-Over-Heembeek). Binh lính đã đặt lãnh chúa nhỏ tuổi trong một cái giỏ và treo dưới một cây để khích lệ họ. Từ trên cây, cậu bé đi tiểu vào binh lính của Berthouts, những kẻ thua trận.
Một truyền thuyết khác là bức tượng nhằm tưởng nhớ một cậu bé địa phương tên là Julianske, người đã cứu thành phố Brussels bị bao vây bởi các thế lực nước ngoài vào thế kỷ 14, bằng cách đi tiểu vào dây dẫn cháy khi kẻ thù cố gắng thổi bay bức tường phòng thủ thành phố.
Bức tượng nhỏ được mặc quần áo 130 lần một năm, và có hơn 1.000 trang phúc. Trong một cuốn sách của người Mỹ mới được xuất bản, Mannekin Pis được đánh giá là một trong 45 điểm thu hút khách du lịch nhất thế giới.

Du Du

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét