Ngoài dim sum và bánh bao dứa, lẩu gà Gai Bo là điểm nhấn của ẩm thực Hong Kong (Trung Quốc) và là một trong những món nhất định phải thử khi du lịch đến thành phố này.
Màn đêm bao phủ khắp khu dân cư Trường Sa Loan, Hong Kong (Trung Quốc). Quá nửa đêm, chỉ còn nhà hàng Tai Po King cùng vài tiệm ăn địa phương khác mở cửa trên con đường tĩnh lặng.
Tiếng trò chuyện ồn ã. Những công nhân vừa tan ca túm tụm bên bàn, cụng bia lách cách. Mùi thuốc lá và đồ ăn lan tỏa khắp không gian. Ở Tai Po King, lẩu Gai Bo là món ăn nổi tiếng nhất của quán. Món gồm lẩu nóng và thịt gà xào cay.
Lẩu gà Gai Bo thực sự khác biệt so với lẩu truyền thống. Ảnh: Karen Chiang. |
Lẩu gà Gai Bo khác lẩu truyền thống
Lẩu là một phần quan trọng trong văn hóa ẩm thực Trung Quốc. Ăn lẩu chỉ cần rau tươi và thịt sống. Người ta nhúng tất cả vào nồi nước dùng đang sôi đến chín rồi chấm cùng nước tương và các loại gia vị khác để tăng hương vị.
Sau khi đồ ăn hết, người ta húp nước dùng đầy dinh dưỡng còn lại trong nồi, đặc biệt ấm bụng trong thời tiết lạnh. Lẩu là món ăn chung, để gia đình và bạn bè quây quần trò chuyện và ăn uống cùng nhau.
Người ta cho rằng những người châu Á sống trên đồng cỏ trải dài lên phía bắc đã biết ăn lẩu từ thời Trung Đại. Họ nấu để ăn và giữ ấm quanh đống lửa bập bùng.
Sau đó, món ăn lan rộng ra các vùng, tạo thành nhiều phong cách khác nhau như lẩu Maotu Tứ Xuyên (đặc sản vùng Trùng Khánh với nước dùng cay tê lưỡi và nội tạng bò) hay lẩu hoa cúc Bắc Kinh (nước dùng nấu từ cúc trắng, tôm và thịt lợn).
Dễ ăn, ngon và rẻ... những đặc tính này khiến lẩu gà Gai Bo trở thành món ăn phổ biến tại Hong Kong. Ảnh: Karen Chiang. |
Tại Hong Kong, lẩu trở thành điểm nhấn ẩm thực bởi dễ ăn, ngon miệng và vừa túi tiền. Với 266 nhà hàng phục vụ món lẩu gà Gai Bo, món ăn này thực sự là biểu tượng ẩm thực của thành phố.
Khác với món lẩu truyền thống, "quá trình" ăn lẩu gà Gai Bo được chia làm 2 phần, khiến một bữa ăn như trở thành hai bữa.
Đầu tiên, nồi thức ăn thơm ngon với gà xào cay và nhiều rau mùi tươi được phục vụ trên bếp gas tại bàn để món ăn luôn nóng hổi. Thông thường, thực khách sẽ chọn thêm các món khác như bao tử cá, váng đậu chiên để ăn nhúng.
Sau khi ăn hết thịt gà, mọi người sẽ đổ thêm nước dùng vào nồi, biến món này thành lẩu truyền thống. Lúc đó, khách có thể gọi thêm các món sống để nhúng lẩu như thịt bò xắt mỏng, tôm, thịt heo viên và rau tươi.
Rất nhiều nhà hàng ở Hong Kong chỉ phục vụ độc món lẩu gà Gai Bo. Ảnh: Karen Chiang. |
Tranh cãi về xuất xứ
Tuy mới xuất hiện ở Hong Kong cách đây không lâu nhưng nguồn gốc của món ăn này vẫn còn là điều tranh cãi. Theo Edmund Lam, chủ nhà hàng Supreme ở Hong Kong, lẩu gà Gai Bo xuất hiện đầu tiên ở thành phố Thâm Quyến và Trung Quốc đại lục với vị Tứ Xuyên rất cay.
Theo đó, nhà hàng Yu Jun ở làng Tương Tây, thành phố Thâm Quyến tự nhận họ "phát minh" ra món lẩu này vào năm 1994 và tự hào là nhà hàng đầu tiên đưa lẩu gà Gai Bo vào thực đơn.
Đồng quan điểm, Siu Chung Man, chủ nhà hàng Tai Po King, tin rằng ông là người đầu tiên mang lẩu gà Gai Bo tới Hong Kong vào năm 2002.
"Thời đó, người ta chuộng lẩu xương lợn. Tuy nhiên, công việc kinh doanh của chúng tôi không thuận lợi. Nhà hàng của chúng tôi không đông như các nơi khác. Vì vậy, tôi nhớ đến món lẩu gà Gai Bo ở làng Tương Tây", ông nói.
Sau khi nấu thử và thành công, nhà hàng của Siu bắt đầu kinh doanh món ăn này. "Nước sốt lẩu gà Gai Bo đặc biệt thơm ngon. Món ăn đã vực dậy cả nhà hàng. Chúng tôi coi đó là vị cứu tinh của quán", ông chia sẻ.
Trong khi đó, những người như Lam và Jane Chin, chủ nhà hàng lẩu Jordan Gai Bo JKJ POT, khẳng định món ăn ra đời từ cảm hứng với món gà Jer Jer, món truyền thống ở tỉnh Quảng Châu.
"Lẩu gà Gai Bo chỉ là một phiên bản khác của món gà Jer Jer", Chin nhấn mạnh.
Tuy còn có tên gọi khác là lẩu gà Trùng Khánh, lẩu gà Gai Bo chưa từng xuất hiện ở vùng này. Theo Chin, người Hong Kong gọi tên như vậy vì độ cay và hương vị hơi giống các món cay của Trùng Khánh.
"Ngày càng ít người bán món gà Jer Jer trên các con phố ở Hong Kong. Do đó, người trẻ đi ăn lẩu gà Gai Bo để tìm cảm giác tương tự", người phụ nữ này nêu quan điểm.
Lẩu gà Gai Bo thích hợp với những buổi tụ tập bạn bè hoặc gia đình. Ảnh: Karen Chiang. |
Bí quyết làm lẩu gà Gai Bo
Thật vậy, cách nấu lẩu gà Gai Bo tương tự món gà Jer Jer. Để gia vị thấm sâu vào thịt, người ta ướp hạt tiêu, hoa hồi, quế, bạch chỉ, nước tương và dầu hào rồi để qua đêm.
Sau đó, người ta mang thịt đã ướp kỹ xào trong chảo trước khi bỏ vào nồi đất, mang ra bàn và rắc thêm ít rau mùi tươi.
"Bí quyết là phải xào thịt gà sống trong chảo nóng. Một số nhà hàng trần thịt gà trước để nấu nhanh hơn. Song, phương pháp này khiến thịt bị trắng, dai và mất vị đậm đà", Chin tiết lộ.
Người phụ nữ này giải thích độ cay rất quan trọng. Đó là lý do bà nhập ớt và hạt tiêu từ vùng Trùng Khánh. Những gia vị này tạo ra nước dùng thơm ngon và cay nồng nhưng không át vị thịt gà.
Tuy nhiên, dù nguồn gốc là từ đâu, lẩu gà Gai Bo cũng là món ăn đặc trưng và phổ biến ở Hong Kong. Nhiều nhà hàng chỉ phục vụ riêng món này với đủ công thức và cách nấu.
Nhiều nơi phục vụ lẩu gà Gai Bo theo thực đơn chọn món với các nguyên liệu cao cấp như hải sản tươi, thịt bò thái tay. Song, các quán bình dân với phong cách buffet thường đông khách hơn. Đối tượng là nhóm sinh viên hoặc gia đình.
Ngày nay, bạn có thể dễ dàng thấy cảnh người Hong Kong túm tụm quanh nồi lẩu gà Gai Bo, chuyện trò, cười đùa và uống bia. Mỗi người đều có tiêu chí riêng khi tìm quán lẩu yêu thích, như giá cả, nước dùng, thịt gà hay vị trí.
Nếu tới Hong Kong vào mùa lạnh, ngoài dim sum và bánh bao dứa, hãy gọi một nồi lẩu gà Gai Bo và thưởng thức cùng bạn bè, người thân. Đừng quên thử món cuốn tàu hũ giòn tan, thứ thấm đẫm nước lẩu và giúp bạn cảm nhận vị ngon nhiều nhấtNgoài dim sum và bánh bao dứa, lẩu gà Gai Bo là điểm nhấn của ẩm thực Hong Kong (Trung Quốc) và là một trong những món nhất định phải thử khi du lịch đến thành phố này.
Màn đêm bao phủ khắp khu dân cư Trường Sa Loan, Hong Kong (Trung Quốc). Quá nửa đêm, chỉ còn nhà hàng Tai Po King cùng vài tiệm ăn địa phương khác mở cửa trên con đường tĩnh lặng.
Tiếng trò chuyện ồn ã. Những công nhân vừa tan ca túm tụm bên bàn, cụng bia lách cách. Mùi thuốc lá và đồ ăn lan tỏa khắp không gian. Ở Tai Po King, lẩu Gai Bo là món ăn nổi tiếng nhất của quán. Món gồm lẩu nóng và thịt gà xào cay.
Lẩu gà Gai Bo thực sự khác biệt so với lẩu truyền thống. Ảnh: Karen Chiang. |
Lẩu gà Gai Bo khác lẩu truyền thống
Lẩu là một phần quan trọng trong văn hóa ẩm thực Trung Quốc. Ăn lẩu chỉ cần rau tươi và thịt sống. Người ta nhúng tất cả vào nồi nước dùng đang sôi đến chín rồi chấm cùng nước tương và các loại gia vị khác để tăng hương vị.
Sau khi đồ ăn hết, người ta húp nước dùng đầy dinh dưỡng còn lại trong nồi, đặc biệt ấm bụng trong thời tiết lạnh. Lẩu là món ăn chung, để gia đình và bạn bè quây quần trò chuyện và ăn uống cùng nhau.
Người ta cho rằng những người châu Á sống trên đồng cỏ trải dài lên phía bắc đã biết ăn lẩu từ thời Trung Đại. Họ nấu để ăn và giữ ấm quanh đống lửa bập bùng.
Sau đó, món ăn lan rộng ra các vùng, tạo thành nhiều phong cách khác nhau như lẩu Maotu Tứ Xuyên (đặc sản vùng Trùng Khánh với nước dùng cay tê lưỡi và nội tạng bò) hay lẩu hoa cúc Bắc Kinh (nước dùng nấu từ cúc trắng, tôm và thịt lợn).
Dễ ăn, ngon và rẻ... những đặc tính này khiến lẩu gà Gai Bo trở thành món ăn phổ biến tại Hong Kong. Ảnh: Karen Chiang. |
Tại Hong Kong, lẩu trở thành điểm nhấn ẩm thực bởi dễ ăn, ngon miệng và vừa túi tiền. Với 266 nhà hàng phục vụ món lẩu gà Gai Bo, món ăn này thực sự là biểu tượng ẩm thực của thành phố.
Khác với món lẩu truyền thống, "quá trình" ăn lẩu gà Gai Bo được chia làm 2 phần, khiến một bữa ăn như trở thành hai bữa.
Đầu tiên, nồi thức ăn thơm ngon với gà xào cay và nhiều rau mùi tươi được phục vụ trên bếp gas tại bàn để món ăn luôn nóng hổi. Thông thường, thực khách sẽ chọn thêm các món khác như bao tử cá, váng đậu chiên để ăn nhúng.
Sau khi ăn hết thịt gà, mọi người sẽ đổ thêm nước dùng vào nồi, biến món này thành lẩu truyền thống. Lúc đó, khách có thể gọi thêm các món sống để nhúng lẩu như thịt bò xắt mỏng, tôm, thịt heo viên và rau tươi.
Rất nhiều nhà hàng ở Hong Kong chỉ phục vụ độc món lẩu gà Gai Bo. Ảnh: Karen Chiang. |
Tranh cãi về xuất xứ
Tuy mới xuất hiện ở Hong Kong cách đây không lâu nhưng nguồn gốc của món ăn này vẫn còn là điều tranh cãi. Theo Edmund Lam, chủ nhà hàng Supreme ở Hong Kong, lẩu gà Gai Bo xuất hiện đầu tiên ở thành phố Thâm Quyến và Trung Quốc đại lục với vị Tứ Xuyên rất cay.
Theo đó, nhà hàng Yu Jun ở làng Tương Tây, thành phố Thâm Quyến tự nhận họ "phát minh" ra món lẩu này vào năm 1994 và tự hào là nhà hàng đầu tiên đưa lẩu gà Gai Bo vào thực đơn.
Đồng quan điểm, Siu Chung Man, chủ nhà hàng Tai Po King, tin rằng ông là người đầu tiên mang lẩu gà Gai Bo tới Hong Kong vào năm 2002.
"Thời đó, người ta chuộng lẩu xương lợn. Tuy nhiên, công việc kinh doanh của chúng tôi không thuận lợi. Nhà hàng của chúng tôi không đông như các nơi khác. Vì vậy, tôi nhớ đến món lẩu gà Gai Bo ở làng Tương Tây", ông nói.
Sau khi nấu thử và thành công, nhà hàng của Siu bắt đầu kinh doanh món ăn này. "Nước sốt lẩu gà Gai Bo đặc biệt thơm ngon. Món ăn đã vực dậy cả nhà hàng. Chúng tôi coi đó là vị cứu tinh của quán", ông chia sẻ.
Trong khi đó, những người như Lam và Jane Chin, chủ nhà hàng lẩu Jordan Gai Bo JKJ POT, khẳng định món ăn ra đời từ cảm hứng với món gà Jer Jer, món truyền thống ở tỉnh Quảng Châu.
"Lẩu gà Gai Bo chỉ là một phiên bản khác của món gà Jer Jer", Chin nhấn mạnh.
Tuy còn có tên gọi khác là lẩu gà Trùng Khánh, lẩu gà Gai Bo chưa từng xuất hiện ở vùng này. Theo Chin, người Hong Kong gọi tên như vậy vì độ cay và hương vị hơi giống các món cay của Trùng Khánh.
"Ngày càng ít người bán món gà Jer Jer trên các con phố ở Hong Kong. Do đó, người trẻ đi ăn lẩu gà Gai Bo để tìm cảm giác tương tự", người phụ nữ này nêu quan điểm.
Lẩu gà Gai Bo thích hợp với những buổi tụ tập bạn bè hoặc gia đình. Ảnh: Karen Chiang. |
Bí quyết làm lẩu gà Gai Bo
Thật vậy, cách nấu lẩu gà Gai Bo tương tự món gà Jer Jer. Để gia vị thấm sâu vào thịt, người ta ướp hạt tiêu, hoa hồi, quế, bạch chỉ, nước tương và dầu hào rồi để qua đêm.
Sau đó, người ta mang thịt đã ướp kỹ xào trong chảo trước khi bỏ vào nồi đất, mang ra bàn và rắc thêm ít rau mùi tươi.
"Bí quyết là phải xào thịt gà sống trong chảo nóng. Một số nhà hàng trần thịt gà trước để nấu nhanh hơn. Song, phương pháp này khiến thịt bị trắng, dai và mất vị đậm đà", Chin tiết lộ.
Người phụ nữ này giải thích độ cay rất quan trọng. Đó là lý do bà nhập ớt và hạt tiêu từ vùng Trùng Khánh. Những gia vị này tạo ra nước dùng thơm ngon và cay nồng nhưng không át vị thịt gà.
Tuy nhiên, dù nguồn gốc là từ đâu, lẩu gà Gai Bo cũng là món ăn đặc trưng và phổ biến ở Hong Kong. Nhiều nhà hàng chỉ phục vụ riêng món này với đủ công thức và cách nấu.
Nhiều nơi phục vụ lẩu gà Gai Bo theo thực đơn chọn món với các nguyên liệu cao cấp như hải sản tươi, thịt bò thái tay. Song, các quán bình dân với phong cách buffet thường đông khách hơn. Đối tượng là nhóm sinh viên hoặc gia đình.
Ngày nay, bạn có thể dễ dàng thấy cảnh người Hong Kong túm tụm quanh nồi lẩu gà Gai Bo, chuyện trò, cười đùa và uống bia. Mỗi người đều có tiêu chí riêng khi tìm quán lẩu yêu thích, như giá cả, nước dùng, thịt gà hay vị trí.
Nếu tới Hong Kong vào mùa lạnh, ngoài dim sum và bánh bao dứa, hãy gọi một nồi lẩu gà Gai Bo và thưởng thức cùng bạn bè, người thân. Đừng quên thử món cuốn tàu hũ giòn tan, thứ thấm đẫm nước lẩu và giúp bạn cảm nhận vị ngon nhiều nhất.
Theo BBC
Theo BBC
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét