TTO - Bạn là người thích du ngoạn thiên nhiên khám phá động vật? Cùng các nhà khoa học khám phá sự sống của đàn hươu đỏ tại đảo nhỏ Rum chỉ có 30 cư dân thuộc quần đảo Inner Hebrides, Scotland.
Theo báo Anh Guardian, các nhà khoa học đã gắn thẻ định vị qua vệ tinh GPS lên cơ thể hươu con để theo dõi hành vi trong suốt quá trình sinh trưởng của chúng.
Đây là một phần trong dự án nghiên cứu hươu đỏ trên đảo Rum (Isle of Rum Red Deer Project) do ĐH Edinburgh thực hiện. Ngoài ra, họ còn thu thập thống kê số lượng hươu đỏ, lấy số đo chiều cao và trọng lượng của hươu.
Từ năm 1972, các nhóm hươu đỏ sống tại vùng cao nguyên Kilmory Glen, Mullach Mor đã được đưa về sống tập trung tại khu bảo tồn thiên nhiên đảo Rum.
Nhiều thông tin về hươu đỏ được các nhà khoa học thu thập trong 2 giai đoạn chính là mùa giao phối (tháng 9-11) và thời gian hươu cái sinh con (cuối tháng 5-6).
Trong mùa giao phối, các hươu đực trưởng thành thường lang thang tranh giành lãnh thổ và "chiến đấu" với nhau để được con cái chú ý đến. Các cuộc điều tra dân số hươu thực hiện trong thời gian này. Danh tính hươu cái được hươu đực giao phối cũng được ghi nhận lại.
Trong quá trình nghiên cứu hươu đỏ, các nhà khoa học đã có những trải nghiệm thú vị và luôn dành tình thương yêu chúng.
Cô Emma Moreland, tình nguyện viên nhóm nghiên cứu, kể lại dùng camera ghi hình từ xa để theo dõi mùa sinh sản của hươu.
Hầu hết hươu con được bắt vài ngày sau khi sinh. Ông Ali Morris mải mê theo dấu chú hươu con 5 ngày tuổi và dùng vợt bắt nó. Ông tháo giày và di chuyển một cách nhẹ nhàng để tránh gây sự hoảng hốt cho hươu con.
Nhờ công tác bảo tồn, chăm sóc hươu tốt nên hiện có đến hàng trăm con hươu đỏ sinh sống tại làng Kinloch nằm ở phía đông của đảo này.
Hươu đỏ (tên khoa học Cervus elaphus) là một trong những loài hươu lớn nhất. Hươu đỏ sinh sống phần lớn ở châu Âu, khu vực dãy núi Caucasus, một số khu vực của Tây Á và Trung Á.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét