Thứ Ba, 3 tháng 4, 2018

Kỳ lạ: nơi không có người chết và người thất nghiệp

TTO - Tại Longyearbyen thuộc quần đảo Svalbard (Na Uy), mọi người lo sợ dịch cúm bùng phát trở lại hơn ai hết. Sao lạ vậy? Vì người bệnh không được phép chết tại đây!

Kỳ lạ: nơi không có người chết và người thất nghiệp - Ảnh 1.
Cư dân Longyearbyen tập trung chào đón ngày Mặt trời trở lại hôm 8-3-2018 - Ảnh: ekladata.com
Quần đảo Svalbard ở phía bắc Na Uy gần Bắc cực gồm khoảng 30 đảo với Longyearbyen là trung tâm hành chính. Từ năm 1950 đến nay, Longyearbyen đã thực hiện một quy định rất kỳ lạ. Đó là không cho phép chết tại đây.
Nỗi lo virus cúm bùng phát trở lại
Tại Longyearbyen nhiệt độ rất lạnh nên thi hài người chết luôn đóng băng và không thể phân hủy. Như vậy virus gây bệnh có thể sống sót và bùng phát nếu có điều kiện thuận lợi.
Từ thập niên 1950, chính quyền địa phương đã thông báo không tiếp nhận cư dân mới và yêu cầu phải chuyển người bệnh ở giai đoạn cuối đến Oslo cách đó hơn 2.000 km. Một tổ giám sát được thành lập để theo dõi việc thực hiện quy định này.
Giả thiết virus bùng phát đã được củng cố sau chuyến nghiên cứu của Tiến sĩ chuyên ngành địa lý y học Kirsty Duncan người Canada.
Năm 1998, bà hướng dẫn đoàn gồm 15 chuyên gia quốc tế đến nghĩa trang Longyearbyen để nghiên cứu virus cúm Tây Ban Nha gây đại dịch năm 1918 (hơn 20 triệu người tử vong).
Longyearbyen được chọn vì tại đây có bảy thợ mỏ nhiễm virus cúm tử vong và được chôn cất khá nhanh. Các nhà khoa học hy vọng khí hậu lạnh có thể sẽ bảo quản được phần nào virus.
Họ tiến hành khai quật và giải phẫu tử thi, kết quả đã tìm thấy các hạt virus cúm tồn lưu.
Kỳ lạ: nơi không có người chết và người thất nghiệp - Ảnh 2.
Bản đồ Longyearbyen thuộc quần đảo Svalbard (Na Uy) - Ảnh: wildearth-travel.com
Tôi bàng hoàng khi nghĩ đến chuyện chúng ta không biết điều gì gây ra cúm Tây Ban Nha. Tôi biết nếu chúng ta tìm thấy các phần tử virus, chúng ta cũng sẽ có thể điều chế vắc xin chống bệnh cúm".
Tiến sĩ địa lý y học Kirsty Duncan
Không cho người thất nghiệp cư trú
Tại Longyearbyen với 2.144 dân (số liệu thống kê năm 2015) không có nhà hưu trí hay cơ sở y tế chăm sóc người già. Dù vậy, thị trấn vẫn có một nghĩa trang đang hoạt động để lưu giữ tro cốt của những người muốn được an táng tại đây sau hỏa táng.
Không chỉ không nhận người chết, Longyearbyen cũng không chấp nhận trẻ sơ sinh. Do khí hậu lạnh nên sản phụ sẽ được chuyển đi nơi khác nhiều tuần trước ngày lâm bồn. Đến khi mẹ tròn con vuông và sức khỏe ổn định, mẹ và bé mới có thể trở lại quê nhà.
Khẩu hiệu tại Longyearbyen là "lạ đời, an toàn, sáng tạo". Bởi vậy địa phương thực hiện nhiều luật lệ lạ đời hơn các địa phương khác.
Ví dụ Longyearbyen mở rộng vòng tay đón tiếp du khách nhưng mèo thì không. Mèo bị cấm nuôi nhằm bảo vệ gia cầm, chim chóc. Trước khi bước vào nhà bắt buộc phải cởi giày ra để khỏi mang bụi đất vào nhà vì đây là đất mỏ.
Đệ tử Lưu Linh không thể uống xả láng vì chính quyền địa phương ấn định khẩu phần mua rượu dành cho mỗi người trong tháng. Nguyên nhân do giá thức uống có cồn tại đây cực kỳ rẻ.
Longyearbyen có lẽ là một trong những địa phương có tỉ lệ thất nghiệp thấp nhất thế giới vì người không có công ăn việc làm không được phép cư trú. Do điều kiện sống khắc nghiệt ở vùng địa cực, mỗi người cần phải tự chu cấp mới có thể sinh tồn.
Kỳ lạ: nơi không có người chết và người thất nghiệp - Ảnh 4.
Bộ trưởng Khoa học Kirsty Duncan (áo đỏ) thăm Đại học Waterloo đầu tháng 3-2018 - Ảnh: ĐẠI HỌC WATERLOO
Bà Kirsty Duncan 52 tuổi giữ chức bộ trưởng Bộ Khoa học Canada từ đầu tháng 11-2015. Bà lấy bằng tiến sĩ về địa lý học năm 1992. Từ năm 1993-2000, bà giảng dạy các bộ môn khí tượng học, khí hậu học và hiện tượng biến đổi khí hậu tại Đại học Windsor .
Bà bắt đầu nghiên cứu về nguyên nhân gây ra đại dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918 từ năm 1992 vì lo ngại dịch cúm có thể bùng phát trở lại.
Sau chuyến khảo sát tại Alaska , năm 1998 nhóm nghiên cứu do bà hướng dẫn đã đến Longyearbyen (Na Uy). Chuyến nghiên cứu không thành vì các mẫu virus tìm thấy không thể sống.
Bà tham gia Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của LHQ và ủy ban này đã cùng chia giải Nobel Hòa bình năm 2007 với cựu Phó Tổng thống Mỹ Al Gore.

TRẦN NGỌC LONG


Ngạc nhiên với thị trấn ở Na Uy nơi cái chết bị coi là bất hợp pháp

70 năm nay, người dân ở Longyearbyen phải đến nơi khác để được chết.


 ngac nhien voi thi tran o na uy noi cai chet bi coi la bat hop phap hinh anh 1
Longyearbyen nằm dưới thung lũng Longyeardalen và ven bờ Adventfjorden, thuộc vịnh Isfjorden ở bờ biển phía Tây đảo Spitsbergen, quần đảo Svalbard, Na Uy. Đây cũng là điểm cuối cùng trước khi bạn đặt chân lên Bắc cực - Ảnh: boomsbeat
 ngac nhien voi thi tran o na uy noi cai chet bi coi la bat hop phap hinh anh 2
Lòng đất ở Longyearbyen đóng băng vĩnh viễn, lớp đóng băng có độ sâu từ 10 đến 40 m, kèm theo nhiệt độ quá lạnh khiến thi thể không thể phân hủy sau khi mai táng. Cả thị trấn chỉ có một nghĩa trang nhỏ đã ngừng nhận chôn cất từ cách đây hơn 70 năm. Do đó khi có người bị bệnh nặng hoặc sắp qua đời, họ phải di chuyển đến thành phố khác để "được" chết. Đây là luật của Longyearbyen - Ảnh: icepeople
Ngoài ra, trong lớp đất đóng băng có một lớp hoạt tính (nằm phía trên lớp đất) có thể tan vào mùa hè, khi nhiệt độ cao hơn nhiệt độ đóng băng. Chính vì vậy mà nhà ở Longyearbyen dùng cọc (tương tự như nhà sàn) thay vì xây móng để không bị trôi hoặc lún. Các ngôi nhà cũng được sơn nhiều màu sắc sặc sỡ để nổi bật trên nền tuyết trắng - Ảnh: wikimedia
 ngac nhien voi thi tran o na uy noi cai chet bi coi la bat hop phap hinh anh 4
Các ngôi nhà trong thị trấn được đánh số thứ tự và không hề có tên đường. Du khách có thể bắt gặp những chú tuần lộc thân thiện, đi thong thả giữa phố mà không sợ người lạ - Ảnh: arcticanthropology
 ngac nhien voi thi tran o na uy noi cai chet bi coi la bat hop phap hinh anh 5
Phương tiện di chuyển chính ở đây là xe trượt tuyết - Ảnh: mylifesamovie
 ngac nhien voi thi tran o na uy noi cai chet bi coi la bat hop phap hinh anh 6
Đặc biệt, Longyearbyen có một tục lệ là trước khi vào nhà, khách phải đặt giày ở cửa bởi vùng đất này là nơi khai thác mỏ, người ta phải cởi giày để tránh làm bẩn sàn nhà do bụi đen và tuyết. Lâu dần điều này trở thành truyền thống mà kể cả các nhà hàng, khách sạn cũng áp dụng với khách du lịch - Ảnh: mylifesamovie
 ngac nhien voi thi tran o na uy noi cai chet bi coi la bat hop phap hinh anh 7
Nếu đến Longyearbyen vào những ngày cuối năm, bạn sẽ không được đón bình minh cho đến 4 tháng sau. Ngày 25/10 là ngày mặt trời lặn lần cuối cùng trong năm, và không bao giờ ló ra khỏi đường chân trời cho đến ngày 8/3 năm sau. Solfestuka - lễ hội tổ chức vào tháng 3 hằng năm nhằm chào đón sự trở lại của mặt trời. Đúng 12h15, người dân tập trung ở bệnh viện cũ trong thị trấn, cùng chờ đợi những tia nắng đầu tiên của năm - Ảnh: wikimedia

 ngac nhien voi thi tran o na uy noi cai chet bi coi la bat hop phap hinh anh 8
Người dân không được phép nuôi mèo do đây là nơi có quần thể chim Bắc cực phong phú và mèo có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của chim. Bên cạnh đó, người địa phương, du khách được khuyến cáo nên mang theo súng trường khi ra ngoài hoặc đi trượt tuyết, phòng trường hợp gặp gấu Bắc cực (có khoảng 3.000 con đang sống xung quanh). Tuy nhiên hành động này đang bị lên án vì sẽ khiến loài gấu Bắc cực bị tuyệt chủng - Ảnh: toursift
 ngac nhien voi thi tran o na uy noi cai chet bi coi la bat hop phap hinh anh 9
Longyearbyen cũng chính là nơi đặt thùng thư của ông già Noel to nhất thế giới, cao 9,3 m. Hằng năm, cứ đến dịp Giáng sinh, nơi này nhận được cả nghìn bức thư từ khắp nơi trên thế giới gửi về - Ảnh: icepeople 
Theo Vi Yến (Ngôi sao)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét