Thứ Năm, 21 tháng 12, 2017

Nơi diễn ra trận đánh 'lạ đời' nhất chiến tranh thế giới thứ hai

Lâu đài cổ trên núi Alps từng chứng kiến cuộc chiến duy nhất trong thế chiến thứ hai mà quân đồng minh cùng quân đội Đức chiến đấu cùng nhau.

noi-dien-ra-tran-danh-la-doi-nhat-chien-tranh-the-gioi-thu-hai
Vào những ngày tồi tệ và u ám nhất của chiến tranh thế giới thứ hai, sau khi Hitler tự tử bằng súng ở Berlin, một trận chiến đã xảy ra tại lâu đài Schloss Itter, trên dãy Alps, Áo. Ảnh: Amusing.
noi-dien-ra-tran-danh-la-doi-nhat-chien-tranh-the-gioi-thu-hai-1
Nhiều người đã gọi Trận lâu đài Itter (The Battle for Castle Itter) là trận đánh kỳ lạ nhất chiến tranh thế giới thứ hai. Nó là cuộc chiến duy nhất trong chiến tranh thế giới thứ hai mà quân đồng minh cùng quân đội Đức chiến đấu cùng nhau, đồng thời là trận đánh cuối cùng của thế chiến thứ hai. Ảnh: Amusing.
Nơi diễn ra trận đánh 'lạ đời' nhất chiến tranh thế giới thứ hai
 
 
 
 Nguồn: Youtube.
noi-dien-ra-tran-danh-la-doi-nhat-chien-tranh-the-gioi-thu-hai-2
Câu chuyện được bắt đầu vào ngày 4/5/1945, khi trung úy John C. Jack Lee Jr (ảnh) của tiểu đoàn xe tăng thuộc sư đoàn thiết kỵ 12 Mỹ ra lệnh cho 3 chiếc xe tăng Sherman tiến vào lâu đài với ý định giải cứu các tù nhân. Ảnh: BBC.
noi-dien-ra-tran-danh-la-doi-nhat-chien-tranh-the-gioi-thu-hai-3
Cùng lúc đó, thiếu tá Josef Gangl (ảnh) chỉ huy một đơn vị của lực lượng quân đội Đức chống Quốc xã cũng có ý định tương tự. Do vậy, Gangl đã vẫy cờ trắng đầu hàng quân Mỹ và cùng nhau tiếp cận lâu đài để làm nhiệm vụ giải cứu.
noi-dien-ra-tran-danh-la-doi-nhat-chien-tranh-the-gioi-thu-hai-4
Lính canh lâu đài, hốt hoảng bỏ chạy khi cảm thấy bị đe dọa bởi quân đội Mỹ cũng như cuộc phản kháng của các tù nhân. Tù nhân ở đây đã sử dụng vũ khí mà lính canh bỏ lại cũng như chào đón những người tới giải cứu. Ảnh: Travel.
noi-dien-ra-tran-danh-la-doi-nhat-chien-tranh-the-gioi-thu-hai-5
Sáng ngày 5/5, sư đoàn thiết kỵ ném lựu đạn số 17 của Waffen-SS (thuộc lực lượng vũ trang của Đức quốc xã) quay lại để chiếm lâu đài, quân đội Mỹ và những người lính Đức cùng tù nhân ở đây đã cùng nhau chiến đấu chống lại. Họ đã giữ vững được thành trì và đợi được đến ngày quân đồng minh đến tiếp viện.
Trên ảnh là tòa lâu đài hồi năm 1945, bị phá hủy nghiêm trọng sau trận đánh. Ảnh: BBC.
noi-dien-ra-tran-danh-la-doi-nhat-chien-tranh-the-gioi-thu-hai-6
Lee sau này được trao huân chương loại xuất sắc và thăng cấp lên Đại úy, Gangl tử trận vì trúng đạn bắn tỉa, nhưng được vinh danh là anh hùng quốc gia của Áo. Tên của ông được đặt cho một con đường ở vùng Woergl
Trên ảnh là một đài tưởng niệm gần Woergl, tôn vinh Gangl là anh hùng trong chiến tranh. Ảnh: BBC.
noi-dien-ra-tran-danh-la-doi-nhat-chien-tranh-the-gioi-thu-hai-7
Ngày nay, lâu đài là một trong những điểm đến mà nhiều du khách tới Áo đều muốn tới thăm. Tuy nhiên, do hiện tại lâu đài thuộc tư nhân và chủ sở hữu của nó không khuyến khích các cuộc viếng thăm, nên bạn chỉ có thể đứng ngắm tòa nhà lịch sử này từ cây cầu dẫn đến Schloss. 
Những du khách từng có cơ hội đến Schloss cho biết, họ thực sự bị ấn tượng bởi nơi này và lâu đài đẹp hơn trên ảnh rất nhiều lần.
noi-dien-ra-tran-danh-la-doi-nhat-chien-tranh-the-gioi-thu-hai-8
Lâu đài nhỏ này được xây dựng từ thế kỷ 19, nằm trên một ngọn đồi gần làng Itter thuộc huyện Kitzbuhel tại Áo. Ảnh: Tyrol.
noi-dien-ra-tran-danh-la-doi-nhat-chien-tranh-the-gioi-thu-hai-9
Sau sự kiện Anschluss (Đức sáp nhập Áo vào lãnh thổ của mình), chính phủ Đức thuê lại lâu đài này từ chủ nhân của nó, Franz Gruener vào cuối năm 1940 để làm nhà tù. Ảnh: Amusing.
noi-dien-ra-tran-danh-la-doi-nhat-chien-tranh-the-gioi-thu-hai-10
Một số người nổi tiếng đã bị giam giữ tại đây, gồm cựu tổng thống Pháp Albert Lebrun, cựu Thủ tướng Pháp Paul Reynaud và Edouard Daladier, các chỉ huy Maxime Weygand, Maurice Gamelin, ngôi sao quần vợt Jean Borotra..., theo BBC. Trên ảnh là sĩ quan Gen Maxime Weygand (phải) cùng vợ rời lâu đài tháng 5/1945.
Anh Minh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét