Thứ Ba, 3 tháng 10, 2017

Khám phá kỳ quan chùa vàng nổi tiếng của Lào

(Kiến Thức) - Kiến trúc Thạt Luổng mang đậm phong cách văn hóa và bản sắc Lào và đã được công nhận là biểu tượng quốc gia của Lào.
Kham pha ky quan chua vang noi tieng cua Lao
Nằm ở trung tâm thủ đô Viêng Chăn, Thạt Luổng hay Pha That Luang là một công trình Phật giáo mang tính biểu tượng của đất nước Lào. Ảnh: BestPrice. Ảnh: Smart Sinn Travel.Kham pha ky quan chua vang noi tieng cua Lao-Hinh-2
Truyền thuyết về Thạt Luổng của người Lào kể lại rằng, vào năm 236 Phật lịch (thế kỷ thứ III TCN), có năm nhà sư người Lào sau khi học xong ở Ấn Độ trở về quê hương đã theo chiếc xương đầu gối của Đức Phật. Ảnh: Vietnamitas en MadridKham pha ky quan chua vang noi tieng cua Lao-Hinh-3
Năm nhà sư tới mường Viêng Chăn và thuyết phục châu mường cho dựng tháp để cất giữ xá lỵ Phật. Là người mộ đạo, châu mường Viêng Chăn vui sướng nhận lời và cho dựng lên ngôi tháp Đại Phật Tích (Thạt Luổng). Ảnh: Asia Travel NewsKham pha ky quan chua vang noi tieng cua Lao-Hinh-4
Vào năm 1563, sau khi giành được chiến thắng trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Miến Điện, vua Lào đã dời đô từ Luang Prabang về Viêng Chăn. Vào năm 1566, vua cho tái thiết Thạt Luổng trên nền một ngôi chùa cũ. Ảnh: Thai AirwaysKham pha ky quan chua vang noi tieng cua Lao-Hinh-5
Thạt Luông đã bị phá hủy trong cuộc xâm lược của người Thái vào thế kỷ 19, nhưng sau đó đã được khôi phục nguyên trạng. Ảnh: Fine Art America.Kham pha ky quan chua vang noi tieng cua Lao-Hinh-6
Vế kiến trúc, trung tâm Thạt Luổng là một tòa tháp cao 45 mét, được dát vàng rực rỡ. Đế của khối tháp là một đài sen hình vuông đang nở tung những cánh vàng ra bốn phía. Ảnh: The Road to AnywhereKham pha ky quan chua vang noi tieng cua Lao-Hinh-7
Trên đài sen là bệ cao hình vuông có cấu trúc khá phức tạp. Chân bệ là những nấc vuông càng lên cao càng nhỏ lại để rồi phình ra ở trên thành một gờ nổi lớn hơi ngả ra ngoài làm chỗ đứng vững chãi cho hình quả bầu thon thả phía trên. Ảnh: Visit Laos.Kham pha ky quan chua vang noi tieng cua Lao-Hinh-8
Bao quanh tháp lớn là hàng chục tháp phụ, cũng được sơn thếp vàng. Ảnh: Indochina Voyages.Kham pha ky quan chua vang noi tieng cua Lao-Hinh-9
Kiến trúc Thạt Luổng mang đậm phong cách văn hóa và bản sắc Lào và đã được công nhận là biểu tượng quốc gia của Lào. Ảnh: Xinhua.Kham pha ky quan chua vang noi tieng cua Lao-Hinh-10
Hình ảnh công trình đã được in trên tiền giấy và quốc huy của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Ảnh: Wiki.
T.B (tổng hợp)

Tới Lào 'sống chậm' ở những ngôi chùa tìm sự bình yên thong thả


Emdep.vn - Nếu được bình chọn thủ đô bình yên nhất Đông Nam Á, thì chức vô địch không nơi nào khác ngoài Viêng Chăn của Lào. Tới đây, du khách bên cạnh việc tham quan những danh lam thắng cảnh của quốc gia Vạn Tượng này, mà còn tận hưởng cuộc sống bình yên, chậm rãi

Đối với người dân Việt thì Lào không còn quá xa lạ vì mối thâm tình lâu năm trong lịch sử, nhưng với khách du lịch thì còn khá mới mẻ.
Hè này đi đâu: Tới Lào để 'sống chậm' và tìm sự bình yên thong thả
Lào: Vẻ đẹp giản đơn
Tới tham quan thủ đô Viêng Chăn của Lào, du khách sẽ thấy đây là một thành phố không quá nổi bật so với các đô thị khác trong vùng, nhưng rất sạch sẽ và gọn gàng. Vào những ngày nghỉ lễ hoặc cuối tuần, đường phố vắng lặng, yên bình.
Hè này đi đâu: Tới Lào để 'sống chậm' và tìm sự bình yên thong thả
Đường phố vắng vẻ lúc 4h chiều
Một trong những điểm nhấn của thành phố là Khải Hoàn Môn Patuxay. Được xây dựng vào năm 1957 và hoàn thành vào năm 1968 để tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Pháp tại Lào. Vì vậy, nó còn có tên là Đài Chiến sĩ vô danh.
Hè này đi đâu: Tới Lào để 'sống chậm' và tìm sự bình yên thong thả
Patuxay - biểu tượng của Viêng Chăn
Với dân số hơn 70% theo đạo Phật nên chùa xuất hiện khắp ngả đường thủ đô Viêng Chăn. Chùa Phra Keo được xây dựng năm 1565 cho Hoàng tộc đến để cầu nguyện. Ngày nay, chùa không còn được sử dụng làm nơi thờ cúng nữa mà được chuyển thành một nhà bảo tàng. Giá vé vào tham quan là 10.000 kíp (khoảng 27.000 VNĐ)
Hè này đi đâu: Tới Lào để 'sống chậm' và tìm sự bình yên thong thả
Chùa Phra Keo hay còn gọi là chùa Phật Ngọc
Wat Si Muang được xây dựng năm 1566 là nơi đặt cột trụ chính của thành phố và là ngôi chùa linh thiêng nhất tại thủ đô Viêng Chăn. Ngôi chùa là linh hồn của thành phố, nơi người dân Lào thường đến để cầu an, cầu phúc, cầu bình yên. Du khách có thể vào cửa tự do.
Hè này đi đâu: Tới Lào để 'sống chậm' và tìm sự bình yên thong thả
Chùa Wat Simuang
Ngôi chùa này được xây dựng bởi vua Chao Anuvong, vị vua cuối cùng của vương quốc Lan Xang, vào năm 1818. Hiện nay chùa là viện bảo tàng với hơn 8000 cuốn sách có giá trị và 6840 tượng phật được làm bằng nhiều chất liệu như đồng, đá, gỗ, bạc hay thạch cao....
Hè này đi đâu: Tới Lào để 'sống chậm' và tìm sự bình yên thong thả
Chùa Wat Si saket
Những tường phía trong hành lang là nơi trưng bày hơn 2000 tượng phật lớn nhỏ được làm trong khoảng thế kỉ 16 – 19. Xung quanh hành lang có đặt hơn 300 tượng phật mang phong cách điêu khắc Lào bằng chất liệu gỗ, đá hoặc thiếc. Du khách đến đây sẽ có cảm giác được che chở, bảo vệ tâm hồn.
Hè này đi đâu: Tới Lào để 'sống chậm' và tìm sự bình yên thong thả
Hành lang Phật tại Chùa Wat Si Saket
Vườn tượng nghệ thuật này do nghệ nhân Bounlua xây dựng từ năm 1958. Ông xây dựng vườn tượng Phật chỉ bằng những cảm nhận của ông về Phật, về thần thánh và về cả những điều ông ngộ ra trong cuộc sống. Vé tham quan chùa là 10.000 kíp (khoảng 27.000 VNĐ)
Hè này đi đâu: Tới Lào để 'sống chậm' và tìm sự bình yên thong thả
Vườn tượng Phật chính là nơi hội tụ một dòng chảy tâm linh – văn hóa – lối sống của người Lào.
Chùa Thạt Luổng, một biểu tượng của đất nước Lào hiền hậu. Được xây dựng từ những năm năm 1566 dưới triều vua Xệt-thả-thi-lạt, theo hình một nậm rượu, trên một phế tích của một ngôi đền Ấn Độ thế kỷ 13. Bên ngoài ngôi chùa được dát vàng. Du khách phải mua vé tham quan 3.000 kíp (khoảng 9.000 VNĐ).

Hè này đi đâu: Tới Lào để 'sống chậm' và tìm sự bình yên thong thả
Thạt Luổng là kiến trúc trung tâm của chùa Thạt Luổng và là một trong những tháp Phật lớn nhất ở Lào
Ngoài ra, du khách có thể ghé thăm chợ đêm Viêng Chăn ở dọc sông Mê Kông, khu chợ này mở cả tuần từ 6h tối đến 11h đêm. Hàng hóa chủ yếu là hàng Thái Lan và Trung Quốc. Tuy nhiên rất đông du khách tham quan.
Hè này đi đâu: Tới Lào để 'sống chậm' và tìm sự bình yên thong thả
 Một gian bán hàng tại chợ đêm Viêng Chăn
Ẩm thực của Lào không thực sự phong phú, bị ảnh hưởng bởi đồ ăn Thái Lan, cay và nóng. Nếu bạn không ăn được những đồ ăn vậy, có thể tới các quán ăn Việt Nam.
Hè này đi đâu: Tới Lào để 'sống chậm' và tìm sự bình yên thong thả
Không khó để tìm ra một quán ăn người Việt tại Viêng Chăn
Tại Lào bạn dễ dàng tìm được những hostel giá rẻ dành cho khách du lịch. Bạn nên quan sát vị trí địa lý của những nhà nghỉ để tiết kiệm phương tiện đi lại.
Hè này đi đâu: Tới Lào để 'sống chậm' và tìm sự bình yên thong thả
Sailomyen Hostel là một sự lựa chọn tuyệt vời cho du khách
 Lưu ý:
- Vé máy bay Hà Nội – Viêng Chăn không rẻ, dao động thường khoảng từ 3 đến 4 triệu đồng khứ hồi. Nếu muốn đi Lào thì các bạn nên canh vé rẻ của hãng Vietnam Airlines vào mùa thu.
- Ngoài ra bạn có thể đi Lào bằng cách đi ô tô. Xuất phát từ bến xe Nước Ngầm từ 6h tối và đến Viêng Chăn lúc 15h hôm sau. Giá vé khoảng 500.000 VNĐ.
Huy Tùng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét