Thứ Sáu, 7 tháng 7, 2017

Khám phá mỏ kim cương khổng lồ nhất thế giới ở Siberia, bạn không thể dùng trực thăng bay qua miệng hố

Mỏ kim cương Mir nằm ở vùng Siberia khắc nghiệt đã cung cấp một lượng khổng lồ để xây dựng Liên bang Xô Viết. Hãy cùng khám phá những hình ảnh về nơi đây qua góc máy của nhiếp ảnh gia Stepanov.
 
Việc xây dựng một quốc gia tốn rất nhiều tiền, con người, máy móc thậm chí là cả kim cương. Ở một góc xa của Siberia, mỏ kim cương Mir đã cung cấp một lượng lớn kim cương góp phần vào việc xây dựng Liên bang Xô Viết. Trải qua nhiều năm, nó để lại một hố sâu lớn, rộng tới hơn 1,6 km trên bề mặt trái đất.
Slava Stepanov, hay còn gọi là Gelio, là một nhiếp ảnh gia người Nga sống ở Novosibirsk, một thành phố nằm trên thảo nguyên vùng tiếp giáp Kazakhstan và Mông Cổ. Stepanov đi khắp các thành phố ở Trung Á, ghi lại hình ảnh cơ sở hạ tầng và các công trình từ trên cao. Những khu vực này trải dài từ thành phố cực bắc của Trái Đất đến con đập lớn nhất ở châu Á.
Mùa xuân này, Stepanov đã đến thăm một thành phố ở xa phía Bắc của Nga mà ít người biết đến, nhưng có một vai trò quyết định tạo nên đất nước Nga ngày nay - Mirny, một thành phố có dân số 37.000 người. Tại đây, vào những năm 1950, một nhóm các nhà địa chất Nga đã phát hiện ra Kimberlite - một loại khoáng chất là dấu hiện xuất hiện của kim cương.
 
Vào cuối những năm 1940, Liên bang Xô Viết rơi vào tình trạng khan hiếm kim cương, không chỉ về giá trị của nó mà còn phục vụ mục đích công nghiệp như chế tạo các mũi khoan siêu cứng.


Do đó, các đội địa chất lên đường tới vùng hoang dã Siberia để tìm kiếm dấu hiệu của kim cương. Và tại vùng đông bắc Siberia, họ đã tìm thấy chúng. Mỏ Mir và thị trấn Mirny nằm trên vách của nó đã được thành lập vào năm 1955. Mir đã trở thành hố sâu lớn thứ hai trên bề mặt Trái Đất với đường kính hơn 1,6 km.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét