Thứ Hai, 10 tháng 4, 2017

Thị trấn không tồn tại nhưng vẫn có thể check-in ở Mỹ

Người dân Mỹ vẫn tự nhận họ sống ở thị trấn Marley, du khách thậm chí cũng có thể check-in ở nơi này dù trên thực tế nó không còn tồn tại.

Tại Mỹ không tồn tại thị trấn nào tên là Marley. Nhưng người dân nước này hoàn toàn có thể gửi thư tới đây và có nhiều người tự nhận rằng, họ đang sống ở Marley. Du khách khi tới bang Illinois thậm chí còn có thể check-in ở thị trấn "không có mà như có" này.
thi-tran-khong-ton-tai-o-my-nhung-van-co-the-check-in
Trung tâm thị trấn Marley ngày nay vẫn còn nhà thờ và cửa hàng bán nến hoạt động. Ảnh: Ab.
Marley từng là khu định cư đầy hứa hẹn với người dân, được xây dựng vào năm 1830, khi các tuyến tàu lửa hình thành qua đây. Nhờ tuyến đường sắt, nông dân ở đây có thể vận chuyển sữa và ngũ cốc của họ đi khắp nơi, như Chicago, đem lại cho nền kinh tế địa phương sự khởi sắc.
Trong giai đoạn cuối thế kỷ 19, đầu 20, Marley là một nơi đáng sống. "Nơi đây từng tổ chức lễ hội trong ngày Quốc khánh Mỹ 4/7. Tôi ước gì tôi có thể quay lại thời điểm đó",  Julie Cleveland, một người dân địa phương, nhớ lại.
thi-tran-khong-ton-tai-o-my-nhung-van-co-the-check-in-1
Một nhân viên đang làm nến theo cách truyền thống. Ảnh: Ab.
Cleveland chuyển tới Marley năm 1962, kết hôn với một người đàn ông đã dành phần lớn cuộc đời ở thị trấn này. Chồng Cleveland là thành viên của đại gia tộc Marshall, một trong hai gia tộc lớn của thị trấn, gồm Harley. Cái tên Marley là do ghép từ hai họ này mà thành, và chính thức được gọi thành tên từ năm 1879, khi nơi đây xây dựng một bưu điện.
Năm 1932, bi kịch ập đến thị trấn này khi một đoàn tàu bị trật bánh khiến đường sắt bị hư hỏng. Sau đó, tuyến đường này bị bỏ mặc, không ai sửa lại và Marley mãi mãi không được hồi phục như xưa. Nhiều doanh nghiệp tại thị trấn nhỏ đã đóng cửa, chỉ còn lại trường học, cửa hàng bán nến làm theo cách truyền thống. Dần dần, mọi cửa hàng đóng cửa và dân cư chuyển đi nơi khác sinh sống.

Dù nhiều người tự nhận mình sống ở Marley, nhưng họ vẫn phải gia nhập vào cộng đồng lân cận để hưởng các dịch vụ từ chính phủ. Maria Weber, một nhân viên bưu điện, cho biết mấy năm trước, người dân Marley vẫn cung cấp địa chỉ thư của họ là Marley. Sau đó, bưu điện phải đe dọa cắt thư của họ nếu không cho địa chỉ chính xác. Tuy nhiên điều đó không ngăn cản được người dân và cả du khách khi đến đây vẫn thích thú check-in với địa danh Marley.
Anh Minh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét