Thứ Năm, 2 tháng 2, 2017

Istanbul - thành phố đông dân nhất châu Âu

Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) là một trong những thành phố cổ nhất, đông đúc nhất với hơn 14,6 triệu dân. Đây còn là nơi giao thoa của các nền văn hóa tới từ hai châu lục Á - Âu và sở hữu vẻ đẹp khiến du khách khó lòng chối từ. 

Travel & Leisure

Thủ đô Thổ Nhĩ Kỳ biến hóa ảo diệu ngày và đêm


Emdep.vn - Dưới góc máy của nhiếp ảnh gia Bektash Musa, thủ đô Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ hiện lên đầy ảo diệu và sống động.

You can close Ad in {40} s
Istanbul (tên gọi cổ là Constantinopolis) được biết đến là thủ đô của Thổ Nhĩ Kỳ từ hàng ngàn năm qua. Nơi đây được xây dựng với nhiều kiến trúc, đền, tháp, lâu đài độc đáo.
Nhiếp ảnh gia Bektash Musa gần đây đã dành nhiều thời gian để khám phá thủ đô Istanbul và ghi lại nhiều khoảnh khắc đẹp. Mục tiêu của ông là muốn tìm ra những góc cạnh mới lạ, tương phản của cùng một địa điểm khi được chụp vào ban ngày và ban đêm.
Các bức ảnh được đăng tải trên Boredpanda khiến nhiều người ngỡ ngàng vì… quá đẹp.
Thủ đô Thổ Nhĩ Kỳ biến hóa ảo diệu ngày và đêm
Nhiếp ảnh gia Bektash Musa ghi lại khoảnh khắc một góc của thủ đô Istanbul với những ngôi nhà cao tầng tráng lệ vào ban ngày và lung linh dưới ánh đèn ban đêm.
Thủ đô Thổ Nhĩ Kỳ biến hóa ảo diệu ngày và đêm
Tháp Galata là một điểm đến không thể bỏ qua trong chuyến đi tới Istanbul. Tháp có độ cao 67 mét, từ trên này nhìn xuống có thể bao quát hết khung cảnh Istanbul. Ngọn tháp này được xây dựng bằng đá, có thang máy đi lên.
Thủ đô Thổ Nhĩ Kỳ biến hóa ảo diệu ngày và đêm
Thánh đường Xanh Sultanahme là một kiến trúc đồ sộ, nguy nga xây dựng tại thủ đô Istanbul, được UNESCO công nhận là di sản thế giới từ năm 1985. Sở dĩ có tên gọi này vì bên trong được lát gạch xanh rất đẹp mắt. Nơi đây là sự hội nhập được những nét tuyệt mỹ của hai ngành kiến trúc hồi giáo cổ Ottoman và Byzatine.
Thủ đô Thổ Nhĩ Kỳ biến hóa ảo diệu ngày và đêm
Valens Aqueduct là một di tích của thời La Mã. Đây là một ống nước được xây dựng vào thế kỷ thứ 4. Ban ngày nơi đây rất thanh vắng nhưng dưới ánh đèn lung linh ban đêm trông lại nhộn nhịp hơn rất nhiều.
Thủ đô Thổ Nhĩ Kỳ biến hóa ảo diệu ngày và đêm
Nhà thờ mới Yeni Cami nằm trên khu Golden Horn, phía nam của cầu Galata, gần ngay bên chợ Egyptian Bazaar, được xây cất trong khoảng 1660-1665. Mặt tiền nhà thờ được trang hoàng bằng gạch men Iznik có nguồn gốc từ huyện Iznik (tên cổ là Nicaea) thuộc tỉnh Bursa, Thổ Nhĩ Kỳ.
Thủ đô Thổ Nhĩ Kỳ biến hóa ảo diệu ngày và đêm
Cổng trường đại học Istanbul rực ánh vàng vào ban đêm và bừng lên sắc trắng vào ban ngày.
Thủ đô Thổ Nhĩ Kỳ biến hóa ảo diệu ngày và đêm
Đài tưởng niệm Taksim được xây dựng với mục đích kỷ niệm thành lập Quốc gia Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ trong năm 1923. Đài tưởng niệm có 4 mặt quay về 4 hướng khắc họa là hình ảnh của những người có công với đất nước Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó quan trọng nhất là vị Tổng thống đầu tiên của Thổ Nhĩ Kỳ, Kemal Ataturk, và hai cộng sự đắc lực của ông.
Moon (tổng hợp)

Nếu chỉ có 24h ở Istanbul, 

Nếu chỉ có 24h ở Istanbul, bạn sẽ làm gì?

Napoleon Bonaparte (vị hoàng đế đầu tiên của nước Pháp) từng nói: “Nếu thế giới này là một đất nước, Istanbul sẽ là thủ đô”. Còn với chúng tôi, Istanbul giống như một ly signature cocktail được pha trộn từ nhiều mùi vị mà chỉ những bartender sành điệu người bản địa mới biết cách phối hợp nguyên liệu sao cho vừa vặn nhất.
istanbul-9Istanbul, ngày 1 tháng Hai
17:00 Con đường dẫn ra cảng Golden Horn đẹp lỗng lẫy dưới ánh hoàng hôn lấp loáng. Một bên là vịnh biển xanh biếc, một bên là bức tường thành chạy dài. Phía biển, những người câu cá đang chăm chú dõi mắt về điểm đầu của chiếc cần cong vút, một số người đi dạo, và số khác thì tắm biển. Đối diện đó, thấp thoáng sau tường thành là mấy quả đồi, những ngôi nhà và vài quán cà phê xinh xắn. Tôi ngồi trên xe, ngắm nhìn cảnh vật qua ô cửa kính, cảm tưởng như đang ở trong một thước phim tình yêu lãng mạn. Nếu thời gian ngừng trôi, có lẽ tôi sẽ cứ ngồi đây và chờ đợi nhân vật nam chính xuất hiện, áp nhẹ nụ hôn lên gương mặt mơ màng của mình.
istanbul-5
Khung cảnh bên bờ vịnh Bosporus
18:00 Du thuyền chở chúng tôi đi dọc Bosporus – eo biển dài 33km, điểm giao giữa biển Đen và biển Marmara. Ngày cuối đông, gió lạnh thổi từng cơn, chiếc du thuyền lắc lư dữ dội theo những con sóng. Nhưng hai bên bờ, cuộc sống vẫn diễn ra bình lặng, êm đềm. Lần lượt các công trình kiến trúc độc đáo lướt qua trước mắt chúng tôi vô cùng rực rỡ: pháo đài European, Maiden’s Tower, cung điện Dolmabahçe, cung điện Küçüksu, thánh đường Ortaköy, cầu treo Yavuz Sultan Selim… Những cánh chim hải âu chao liệng bình yên giữa màu xanh ngắt của bầu trời và mặt nước biển Địa Trung Hải, khung cảnh đẹp đến xuyến xao. Tôi xòe tay ra và thật bất ngờ, một chú chim sà đến, đậu trên tay tôi, ríu rít chào hỏi, rồi lại tiếp tục sải rộng đôi cánh, vút lên cao.
istanbul-1
21:00 Trời sẩm tối, chúng tôi rảo bước dọc con phố Tesvikiye Caddesi sầm uất, ngang qua Nisantası City – một trong các trung tâm mua sắm nổi tiếng. Đi bộ một hồi, tôi mỏi nhừ cả chân, bởi con đường lúc lên lúc xuống, có những đoạn khá dốc, nhấp nhô theo các triền đồi. Gặp một chú lùn làm hostess (nhân viên chào khách của nhà hàng) mặc trang phục thời cổ đại như vừa bước ra từ truyện cổ tích “Bạch Tuyết và 7 chú lùn”, tôi hí hửng chạy đến xin chụp một pô ảnh kỷ niệm. Chú niềm nở bảo tôi đứng cạnh, rồi tạo kiểu liên tục. Vậy đấy, tất cả những người Thổ tôi gặp đều vô cùng thân thiện, hiếu khách.
istanbul-11
Một góc khuôn viên Vương cung thánh đường Hagia Sophia
Istanbul, ngày 2 tháng Hai
09:00 Sau một đêm ngon giấc, tỉnh dậy, chúng tôi dùng bữa sáng ở một quán cà phê bên bờ vịnh. Quảng trường Sultanahmet (được đặt theo tên vị vua Ahmet sau khi đế chế Ottoman chiếm đóng Istanbul) là điểm đến tiếp theo của chúng tôi. Có rất đông người tập trung ở quảng trường: người thì nhàn rỗi lặng ngắm những chuyển động của cuộc sống, người dắt chó đi dạo, người dừng mua túi hạt dẻ nóng hổi bên đường,…
Giữa quảng trường là cột đá Theodosius đứng sừng sững như một chứng nhân lịch sử. Theo tài liệu, cột đá được đức vua Ai Cập cổ đại Thutmose III cho xây dựng vào thế kỷ 15TCN, sau đó được hoàng đế Theodosius của La Mã đưa về Istanbul vào năm 390CN. Tại quảng trường còn có bể nước Wilhelm, cột rắn đá lấy từ đền thờ thần Apollo tại Delphi (Hy Lạp), và cột đá Constantinus mô tả chiến thắng của vua Basileios.
istanbul-7
Cột đá Theodosius
Những di sản người xưa để lại thật quá kỳ vĩ, khiến mọi du khách đặt chân đến đây đều tỏ lòng ngưỡng mộ sâu sắc. Nhưng bên cạnh đó, khi rời chân đi, tôi vẫn không hết băn khoăn với hàng loạt câu hỏi trong đầu: Những chiếc cột đá cao tới vài chục mét và nặng hàng trăm tấn được đem về đây và dựng lên bằng cách nào? Và nếu các đế chế oai hùng xa xưa còn tồn tại cho đến ngày nay thì thế giới sẽ ra sao?…
11:00 Dạo quanh đã thấm mệt, tôi mua một ổ bánh mì kebab trước cổng chợ Grand Bazaar để ăn lót dạ. Các hoạt động diễn ra rất náo nhiệt, trong chợ lúc nào cũng nườm nượp người mua kẻ bán. Điểm đặc biệt ở đây là việc kinh doanh đều do nam giới đảm nhiệm. Những người đàn ông trông coi các quầy hàng rất nhanh nhẹn và chuyên nghiệp, liên tục mời chào khách mua. Trong chợ thứ gì cũng có: thảm, đồ gốm sứ, nguyên liệu nấu ăn, dụng cụ bếp, quần áo, trang sức…
istanbul-10
Bạn có đủ sức cưỡng lại sự hấp dẫn của những sắc màu ngon mắt này?
istanbul-3
Xe hàng rong trước cổng chợ Grand Bazaar
Dừng chân ở quầy hàng Turkish delight (chuyên bán các loại bánh kẹo nhiều hình dạng, màu sắc), tôi định bụng chỉ xem cho biết, nhưng sau cùng lại bị những lời mời chào hấp dẫn của anh bán hàng làm lung lay ý định. Tôi thử liên mồm, chắc tới hai ba chục loại, đến no cả bụng, nhưng anh bán hàng vẫn tử tế mời tôi dùng nước để “thanh lọc vị giác” và… thử tiếp. Đến nước này thì tôi không còn giữ ý định tiết kiệm như ban đầu, tôi chọn mua vài loại bánh, trà hoa cùng một số gia vị đặc trưng về làm quà.
17:00 Vương cung thánh đường Hagia Sophia nằm trong khu phố cổ Sultan Ahmet là một điểm đến không thể bỏ qua khi đến Istanbul. Công trình này được xây dựng dưới thời hoàng đế Justinian tại Constantinople theo kiến trúc Byzantine với trần cao, hình vòm, ôm quanh bởi những ô cửa sổ. Ánh sáng tự nhiên tràn vào, chiếu rọi cả thánh đường khiến cho khung cảnh càng thêm thiêng liêng, huyền ảo.
istanbul-2
Nhìn từ xa, có thể nhận ra ngay vị trí của thánh đường Xanh với những cột đá vươn thẳng lên trời cao
Đối diện Hagia Sophia là thánh đường Xanh (Blue Mosque) được xây dựng dưới triều đại vua Ahmed I. Nó được coi như một “lời xin lỗi Thánh Allah” do cuộc chiến thất bại với Ba Tư, và để tái khẳng định quyền lực trị vì của đế chế Ottoman. Kết hợp giữa kiến trúc Cơ đốc giáo Byzantine và kiến trúc Hồi giáo truyền thống, nơi đây từng được xem là nhà thờ Hồi giáo vĩ đại nhất thời kỳ đó. Mặt ngoài của thánh đường được ốp những viên đá cẩm thạch màu trắng. Dưới ánh hoàng hôn, những viên gạch ánh lên một màu xanh huyền diệu. Tháo bỏ giày, chỉnh trang lại quần áo, bước vào trong với tất cả lòng thành kính, chúng tôi đã hiểu phần nào vì sao thánh đường có tên Blue Mosque – toàn bộ thánh đường, từ trần nhà cho đến các bức tường, được phủ xanh bởi 20.000 viên gạch Iznik.
Cần phải nói thêm, ngoài thánh đường Xanh, bạn có thể dễ dàng bắt gặp gạch Iznik ở khắp mọi nơi trong thành phố. Mỗi viên gạch Iznik truyền thống thường có 4 màu: ngọc lam (turquoise), xanh đậm (cobalt), xanh malachite (có sắc độ trung hòa giữa màu xanh lá và xanh da trời) và hồng san hô (coral). Những nghệ nhân gốm vùng Iznik phải mất 70 ngày để làm được 1 viên gạch đủ tiêu chuẩn. Trên mỗi viên gạch là những nét vẽ tay mà khi ghép lại sẽ tạo thành bức tranh hoa tulip – loài hoa biểu tượng của đất nước Thổ Nhĩ Kỳ. Chạm vào từng viên gạch, những thăng trầm trong lịch sử của đất nước Thổ Nhĩ Kỳ như được tái hiện lại một cách chân thực, rõ nét nhất.
istanbul-4
Những dòng người không ngừng đổ về Vương cung thánh đường Hagia Sophia

Bài
 NHÀ CÓ HAI NGƯỜI Ảnh NCHN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét