(Cinet-DSTG) – Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc Unesco đã công nhận Bam và cảnh quan văn hóa tại đây là Di sản văn hóa năm 2004.
Bam là một thành phố cổ thuộc tỉnh Kerman của Iran. Thành cổ Bam được xây dựng từ hơn 2.000 năm trước trong thời kỳ Sassanid (224 - 651 trước công nguyên). Thành phố cổ này nổi tiếng thế giới với những công trình kiến trúc độc nhất vô nhị hàng nghìn năm tuổi. Không chỉ có vậy các công trình kiến trúc cổ ở đây còn được tạo nên từ những vật liệu xây dựng độc đáo.
Tại thành phố cổ này có rất nhiều công trình kiến trúc ấn tượng, trong số những công trình kiến trúc đáng chú ý của Bam ngoài toà thành cổ còn có ngôi đền Zoroastriatft; thánh đường Thứ sáu và khu lăng mộ Mirza Naeem..
Ngôi đền Zoroastriatft được xây từ thời Sassanid; thánh đường Thứ sáu được xây dựng trong giai đoạn từ năm 866 đến năm 903 và khu lăng mộ Mirza Naeem - nhà thiên văn học nổi tiếng sống từ 3 thế kỷ trước. Các công trình kiến trúc ở đây còn tiếp tục được xây dựng những thế kỷ sau đó cho đến tận triều đại Safavid.
Những công trình kiến trúc tuyệt đẹp trong thành phố cổ Bam..Không chỉ có kiến trúc đẹp những công trình kiến trúc này còn vô cùng đặc biệt bởi chúng được xây dựng nên từ những nguyên vật liệu độc đáo, có thể nói là độc nhất trên thế giới.. |
Dưới triều đại Safavid (1501-1722), Bam có diện tích 6km2 và được bao bọc bằng một thành luỹ với 38 ngọn tháp canh khổng lồ. Safavid được nhắc đến như một đế chế hùng mạnh trong lịch sử Iran, đủ sức đối đầu với đế quốc Ottoman ở phía Tây và đế quốc Mughals ở phía Đông.
Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, dân số Bam dưới thời Safavid khoảng 9.000 đến 13.000 người. Bam không thể sánh với kinh đô Isfahan về mặt chính trị nhưng vào lúc cực thịnh, đây là điểm đến của khách hành hương, trung tâm buôn bán quan trọng trên con đường tơ lụa huyền thoại, nốì thế giới phương Đông kỳ bí với một châu Âu đang khao khát hàng hóa.
Sau cuộc xâm lược của người Afghanistan năm 1722, vị trí kinh tế của thành Bam suy yếu dần. Thành phố đóng vai trò như trung tâm của các doanh trại quân đội cho đến năm 1932 thì tàn lụi và trở thành một đô thị nhỏ buồn tẻ.
Năm 1953, Iran đã huy động các kiến trúc sư, nhà nghiên cứu lịch sử để khôi phục lại khu phố cổ ở Bam. Dần dần thành phố này đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn, hàng năm thu hút hàng chục nghìn người đến thăm từ khắp nơi trên thế giới. Tuy nhiên, thật đáng tiếc, trận động đất ngày 26-12-2003 đã vĩnh viễn cướp đi di sản này của Iran. Toàn bộ toà thành cổ kính sau hàng trăm năm, thậm chí hàng nghìn năm tồn tại đã không thể chịu đựng được những chấn động mạnh 6,3 độ Ricter.
Tuy nhiên đáng tiếc là thành phố cổ này cũng những kiến trúc ấn tượng của nó đã bị phá hủy sau một trận động đất năm 2003. Những gì còn lại hiện nay chỉ là những phần tường đổ nát.. |
Thời điểm mới được xây dựng, vật liệu xây dựng chủ đạo ở thành cổ Bam là gạch, đất sét trộn rơm cùng những thứ tận dụng từ cây cọ và chà là. Đây là quần thể kiến trúc lớn nhất thế giới được dựng lên từ những vật liệu dạng này.
HIện nay, chỉ còn lại vài địa điểm đã bị phá hủy hoặc hư hai làm chứng tích cho một lích sử phát triển và cực thịnh của thành phố này.
Bam và cảnh quan văn hóa của nó được Unesco công nhận là Di sản văn hóa thế giới theo tiêu chí (ii),(iii), (iv), (v)
Tiêu chí (ii): Thành phố cổ Bam nằm tại ngã tư của các tuyến đường thương mại quan trọng ở phía nam Iran, đây là ví dụ nổi bật cửa sự tương tác và ảnh hưởng lẫn nhau của các khu vực, các vùng văn hóa.
Tiêu chí (iii): Bam và cảnh quan văn hóa của nó là một minh chứng đặc biệt cho sự phát triển của thành phố này trong môi trường sa mạc khác khắc nghiệt tại Trung Á
Tiêu chí (iv): Bam và cảnh quan văn hóa của nó đại diện cho một ví dụ nổi bật của một khu định cư cổ trong khu vực Trung Á. Các công trình kiến trúc ở đây được tạo nên từ những vật liệu độc đáo đó là vùng và rơm..
Tiêu chí (v): Bam và cảnh quan văn hóa của nó cũng là một đại diện xuất sắc chứng minh sự sáng tạo của con người trong việc tạo dựng một cuộc sống phù hợp với môi trường và khi hậu của từng khu vực.
NLH
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét