Chủ Nhật, 22 tháng 11, 2015

Khám phá nhà tắm công cộng khổng lồ của người La Mã cổ đại


Nhà tắm Caracalla từng là nơi diễn ra nhiều hoạt động văn hóa của người La Mã cổ đại. Cho đến ngày hôm nay, nhà tắm này chỉ còn tàn tích xưa, nhưng vẫn thu hút hàng ngàn du khách tới mỗi năm.

 Quang cảnh bên trong được phác họa lại
Quang cảnh bên trong được phác họa lại
Những công trình nhà tắm công cộng đóng vai trò quan trọng trong xã hội La Mã, góp phần cải thiện sức khỏe người dân. Trong đó, nổi trội về cả tiện nghi và quy mô không thể bỏ qua Caracalla, nhà tắm đứng hàng thứ 2 của Đế quốc La Mã, xây dựng ở thành Rome từ năm 212 đến 217. Đây là công trình mang dấu ấn của Hoàng đế Caracalla.

Tàn tích còn sót lại của nhà tắm công cộng khổng lồ
Nhà tắm Caracalla quy mô như thành phố nhỏ, là công trình lớn trên khu đất với tổng diện tích 14.000 ha. Hơn cả một nhà tắm thông thường, Caracalla như một trung tâm giải trí đa chức năng với phòng gửi đồ, phòng tắm nóng - lạnh, tắm hơi, thư viện, vườn, phòng trưng bày nghệ thuật…

Công trình nhìn từ trên cao
Với sức chứa có thể lên tới hơn 3000 người cùng lúc, bên trong phòng tắm được trang trí bởi những phiến đá cẩm thạch nạm trên tường, đài phun nước, tượng các vị thần trong thần thoại Hy Lạp và thậm chí cả một số pho tượng được mạ vàng.
Caracalla là khu giải trí chung cho tất cả người dân La Mã, không phân biệt tầng lớp địa vị sang hèn. Ngoài ra, có một hệ thống sưởi đặt dưới tầng hầm, nên nước nóng được cung cấp vào trong thường xuyên. Người La Mã tới đây không chỉ tắm gội, còn là nơi gặp gỡ giao lưu bạn bè, thư giãn, luyện tập thể thao.
Vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, nhà tắm Caracalla trở thành nguồn cảm hứng của nhiều công trình hiện đại như hội trường St George, Liverpool (Anh) và ga Pennsylvania, New York (Mỹ). Năm 2009, trận động đất khủng khiếp nhất ở Ý trong vòng 3 thập kỷ qua xảy ra gần L’Aquila khiến công trình hư hại nhiều.
Với những người yêu thích và muốn tìm hiểu về xã hội văn hóa La Mã cổ xưa, Caracalla là địa điểm rất đặc biệt. Ngày nay, tuy nhà tắm khổng lồ chỉ còn là phế tích, nhưng vẫn trường tồn và trở thành công trình văn hóa nổi tiếng.


Tin tức nguồn: http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=1321035#ixzz3sHqq1yl9
doc tin tuc xaluan.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét