(Cinet-DSTG) – Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc Unesco đã công nhận thành Fatehpur Sikri của Ấn Độ là Di sản văn hóa thế giới năm 1986.
Thành cổ Fatehpur Sikri mang những nét đặc trưng của nền văn hóa Mughal, Ấn Độ vào khoảng thế kỷ thứ 16. Đây là một trong những ví dụ điển hình về kiến trúc Mughal có chất lượng cao. Thành cổ Fatehpur Sikri được xây dựng giữa năm 1571 cho đến năm 1585. Cách thức xây dựng cũng như các công trình kiến trúc và quy hoạch của thành cổ có ảnh hưởng lớn đến quy hoạch của các thành phố khác của Ấn Độ đặc biệt là Old Delhi.
Theo lịch sử ghi lại thành cổ Fatehpur Sikri được xây dựng dưới thời Hoàng đế Akbar, cuối thế kỷ 16. Thành cổ này còn có 1 tên gọi khách là Victory. Trước đây thành cổ Fatehpur Sikri là thủ đô của đế quốc Mughal. Trong thành có những ngôi đền và tượng đài lớn được xây dựng rất quy mô, hoành tráng và có kiến trúc phức tạp. Tất cả các công trình trong thành cổ dù lớn hay nhỏ đều có một lối kiến trúc thống nhất. Trong thành cổ Fatehpur Sikri có một nhà thờ Hồi Giáo lớn đó là nhà thờ Jama Masjid – đây là nhờ thờ Hồi giáo lớn nhất của Ấn Độ.
Cảnh quan và kiến trúc của thành Fatehpur Sikri, Ấn Độ |
Thành cổ Fatehpur Sikri chỉ tồn tại trong một quảng thời gian ngắn dưới chế độ Mughal. Dưới sự trị vì của Hoàng Đế Akbar (1556 – 1605), Hoàng Đế quyết định cho xây dựng thành phố vào năm 1571 cùng thời điểm với người con của ông được sinh ra. Theo như nhiều câu chuyện được truyền lại đến ngày nay thì sự việc này đã được nhà tiên tri Shaikh Salim Chisti dự đoán từ trước. Nhà tiên tri Shaikh Salim Chisti sinh năm 1480, mất năm 1572 là một nhà tiên tri khá nổi tiếng tại Ấn Độ vào thời kỳ đó, Dưới sự chỉ huy tài tình của Hoàng Đế Akbar, công trình thành cổ Fatehpur Sikri đã được xây dựng với tốc độ nhanh và đạt được nhiều thành tựu lớn về kiến trúc và mỹ thuật.. Tuy nhiên ngay sau khi thành mới được hoàn tất thì Hoàng Đế Akbar lại rời bỏ thành cổ này để đến một tòa thành khác, tòa thành mà Hoàng Đế mới dành được trong một trận chiến với các bộ tộc người Afghanistan. Tòa thành mới đó sau này trở thành tòa án tối cao của Agra, nhưng nó cũng chỉ tồn tại trong có 3 tháng và sau đó bị lãng quên và bị trôn vùi dưới nhiều tầng gạch vụn bởi các cuộc chiến tranh liên tiếp xảy ra. Cho đến năm 1892, vùng đất này mới được các nhà khảo cổ học tìm thấy.
Kiến trúc của các công trình trong thành |
Phần tượng thành bị hư hại do tác động của thời gian, khí hâu.. |
Mặc dù thành cổ Fatehpur Sikri không tồn tại lâu dài như những tòa thành khác của Ấ Độ, nhưng trong khoảng thời gian tồn tại ngắn ngủi của mình thành cổ đã để lại những công trình kiến trúc tuyệt đẹp ghi nhiều dấu ấn văn hóa, lịch sử. Vốn được xây dựng từ trên vùng đất cao được bao phủ xung quanh bằng đá. Phía đông nam của thành Fatehpur Sikri là một hồ nước nhân tạo lớn, nơi đây hiện nay là điểm tụ tập của người dân vào những lịp lễ lớn. Thành Fatehpur Sikri được bao bọc bởi những bức tường có chiều dài 6 km, xen kẽ những bức tường này là những tòa tháp và 7 cổng chính để ra vào thành. Chính kiến trúc xây dựng này đã tạo nên sự ổn định và an ninh đặc biệt cho tòa thành.
Phần lớn các di tích ở đây được xây dựng bằng đá sa thạch đỏ, điều này không chỉ làm cho các kiến trúc có vẻ đồng nhất mà còn tạo nên sự lộng lẫy và hoành tráng nói chung cho cảnh quanh toàn bộ thành Fatehpur Sikri. Lối kiến trúc chung của thành Fatehpur Sikri được lấy ý tưởng từ kiến trúc của Ấn Độ, Ba Tư, Hồi giáo.
Được Unesco công nhận là Di sản văn hóa thế giới từ năm 1986, cho đến nay thành Fatehpur Sikri vẫn tạo ra sức hút mạnh mẽ đối với khách du lịch. Mặc dù không thể được như đền Taj Mahal hay pháo đài Agra nhưng đây cũng là một trong những nơi thăm quan hấp dẫn của Ấn Độ.
NLH
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét