Thứ Hai, 10 tháng 8, 2015

Mặt trời không ngủ ở Syalbard

Longyearbyen nằm ở vĩ độ 78 bắc thuộc hòn đảo Svalbard của Na Uy. Đảo Svalbard trước đây là một đảo không có người ở, nhưng hiện tại là đã có tới 1.100 người. Hòn đảo nằm cách Bắc cực chỉ có 1.000 cây số, và là nơi dừng chân của những người đi săn bắt cá voi từ châu Âu, Nga và Bắc Mỹ.
Mùa hè tại Bắc cực đồng nghĩa với 24 tiếng đồng hồ trời nắng liên tục, quãng thời gian này vào khoảng giữa tháng 4 đến giữa tháng 8. Trong khi đó mùa đông thì phủ ngập trong bóng đêm, kéo dài từ cuối tháng 10 đến giữa tháng 2. Về nhiệt độ thì những ngày nóng nực nhất của tháng 6 chỉ lên đến 4 độ C, và vào tháng giêng thì thời tiết ở đây trung bình là âm 30 độ C.
Người dân vùng Syalbard đang được chứng kiến những cảnh tượng ít thấy ở các nơi khác trên thế giới, đó là việc mặt trời vẫn hiện diện vào lúc nửa đêm. Mặt trời không thực sự đi ngủ mà chỉ bị che khuất một phần lớn. Phần còn lại vẫn hiện ra ở phía chân trời trong sắc đỏ rất đẹp. Nhưng đây lại là hiện tượng bình thường ở vùng đất Bắc Âu này.
Những hình ảnh tại thị trấn Norwegian Arctic ở Longyearbyen, 4/2007:

Những hàng băng rủ xuống từ mái hiên một ngôi nhà trong thị trấn

Những tảng băng bị vỡ ra gần bờ biển của thị trấn Norwegian Arctic.

Hai chú chó đang kéo người đi xe đạp trên một con phố ở Norwegian Arctic. Xe trượt tuyết là phương tiện chủ yếu tại vùng đất này.

Trên bãi biển ở Norwegian Arctic, nhưng tảng băng bị vỡ ra bởi những cơn bão.

Người chạy bộ qua con phố có biển cảnh báo: nguy hiểm gấu trắng Bắc Cực.

Appy Sluijs nhà khoa học người Hà Lan đang khảo sát băng tuyết trong đáy hang của dòng sông băng Longyearbyen.

Hai nhà nghiên cứu khí hậu Lesley Butler và Rob Bell (phải) đang tắm nắng trên băng ở bờ biển Norwegian Arctic. Họ đang chứng minh rằng sự nóng lên của toàn cầu làm tan băng tại Arctic và chúng ta có thể bơi, tắm nắng trên bãi biển này.
 Longyearbyen, Na UyPhóng to
Longyearbyen, Na Uy:
Được xem là nơi có cư dân lớn nhất ở quần đảo Svalbard, Longyearbyen là một trong những thị trấn hẻo lánh nhất thế giới, nơi mà mặt trời không mọc trong suốt 4 tháng và chỉ có hơn 2.000 nhân khẩu.
Tại đây có sân bay Svalbard, trường học, trung tâm mua sắm, nhà hàng và cả viện bảo tàng.
Lại Hiền tổng hợp

Khủng khiếp với bãi biển xương trắng


Đảo Spitsbergen là hòn đảo lớn nhất và cũng là nơi duy nhất có người ở thuộc quần đảo Svalbard Na Uy. Nơi đây từng là trung tâm săn bắt cá voi Beluga trong hàng trăm năm từ thế kỷ 17 cho đến tận những năm 1960.
Hậu quả của những cuộc giết mổ quy mô lớn từ hàng trăm năm trước, giờ đây hiện hình trong những đống xương phủ trắng xóa dọc theo bãi biển. Khoảng 30km bờ biển phía Tây của hòn đảo, nơi trước đây là những trạm săn bắt, giờ trở thành một bảo tàng lộ thiên rùng rợn.
Khủng khiếp với bãi biển xương trắng
Hàng ngàn bộ xương của loài cá voi Beluga được đổ thành từng đống trên bãi cát giúp chúng ta hình dung được phần nào về sự tàn sát kinh khủng từng diễn ra nơi đây. 
Beluga là loài cá voi rất đẹp với kích thước trung bình, chủ yếu chỉ sinh sống ở vùng biển Bắc Cực.Tên của chúng xuất phát từ màu da trắng sáng, “beluga”có nguồn gốc từ tiếng Nga có nghĩa là “màu trắng”.
Khủng khiếp với bãi biển xương trắng
Trong nhiều thế kỷ, loài vật hiền lành này bị con người săn bắt để lấy thịt, mỡ và da. Chúng là con mồi dễ dàng đối với các thợ săn do thói quen tập trung tại các cửa sông vào những tháng mùa hè.
Khủng khiếp với bãi biển xương trắng
Chỉ trong vòng vài trăm năm bị săn lùng ráo riết, cá voi Beluga từ chỗ rất phổ biến ở các vùng biển Bắc Cực đã trở thành loài bị đe dọa. Chính phủ các quốc trong khu vực có cá voi Beluga phân bố đã phải gấp rút thực hiện nhiều biện pháp để bảo vệ loài vật này, trong đó có việc cấm đánh bắt công nghiệp.
Khủng khiếp với bãi biển xương trắng
Cá voi Beluga hay cá voi trắng nổi tiếng là loài vật thông minh và vô cùng dễ thương, chúng cũng xuất hiện nhiều trong văn hóa dân gian của các dân tộc vùng Bắc Cực. Những dấu tích trên hòn đảo giờ đây được chính phủ Na Uy duy trì như một viện bảo tàng lộ thiên, nhằm nhắc nhở con người về hậu quả đáng sợ của việc khai thác thiên nhiên vô độ.

Khuôn mặt người khóc trên khối băng


Một khối băng có hình khuôn mặt người đang khóc, với nước chảy liên tục là hốc mắt, hiện ra ở quần đảo Svalbard ở Na Uy.
Michael Nolan, nhiếp ảnh gia về hải dương và chuyên gia môi trường tại Na Uy, chụp được bức ảnh trong một chuyến đi thường niên để quan sát Austfonna – khối băng lớn nhất của Na Uy – vào ngày 16/7. Những “giọt nước mắt” trong bức tranh được tạo nên bởi một thác băng rơi từ một mắt của khuôn mặt.
Nolan đã thăm khối băng lớn nhất của Na Uy trên đảo Nordaustlandet, quần đảo Svalbard trong nhiều năm. 
Khuôn mặt người khóc hiện ra trên khối băng tan chảy. (Ảnh: Barcroft Media)
Diện tích khối băng giảm dần theo từng năm. Trong chuyến đi hồi tháng 7 tôi thực sự ấn tượng khi nhìn thấy khuôn mặt hiện ra trên khối băng. Tuy đó là tác phẩm của tự nhiên nhưng trông nó chẳng khác gì hình ảnh trong phim hoạt hình bởi nước cứ liên tục trào ra từ mắt. Khuôn mặt xuất hiện ngay trên bề mặt khối băng đang tan chảy. Có vẻ như đó là vị trí thích hợp để nó lộ diện”, Nolan tâm sự với Telegraph.
Jon Ove Hagen, một thành viên của Cơ quan giám sát băng thế giới (WGMS) kiêm giáo sư địa lý tại Đại học Oslo (Na Uy) đã nghiên cứu khối băng Austfonna từ năm 1988. Ông cho biết, bề rộng của khối băng giảm khoảng 50 m mỗi năm trong nhiều thập kỷ qua.Theo Hagen, tốc độ tan của khối băng lớn nhất Na Uy là điều đáng lo ngại, song băng ở nhiều nơi khác trên hành tinh còn tan chảy với tốc độ cao hơn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét