Thứ Tư, 1 tháng 4, 2015

Tục thờ “của quý” ở quốc gia hạnh phúc nhất thế giới

Suốt nhiều thế kỉ, những Phật tử ở vương quốc nhỏ bé khép kín nằm trong dãy núi Himalaya đã thờ cúng một thứ có thể khiến nhiều người ngạc nhiên: bộ phận sinh sản nam.
Tục thờ “của quý” ở quốc gia hạnh phúc nhất thế giới - 1
Biểu tượng của quý được khắc họa trên các bức tường ở Bhutan nhằm xua đuổi tà ma, mang đến sự sinh sôi nảy nở 
Ở vương quốc Bhutan, nơi được mệnh danh là “quốc gia hạnh phúc nhất thế giới”, hình ảnh “của quý” được thấy ở khắp mọi nơi: Vẽ trên tường, treo trên cửa, gắn trên mái, là một phần không thể thiếu của các lễ hội truyền thống Bhutan.
Người Bhutan tin rằng đó là biểu tượng của sự sinh sôi nảy nở, mang đến sự bảo vệ khỏi quỷ dữ và xua đuổi tà ma.
Giờ đây, người Bhutan đang tìm cách bảo tồn tục thờ cúng truyền thống lâu đời này bằng những cách thể hiện mang tính nghệ thuật.
Tục thờ “của quý” ở quốc gia hạnh phúc nhất thế giới - 2
Những hình vẽ như thế này xuất hiện ở mọi nơi, từ nhà riêng cho tới các không gian công cộng
“Tôi không chỉ nhìn thấy “của quý” ở mọi loại hình, từ làng quê tới thành thị, mà còn bị cuốn hút bởi câu chuyện đằng sau tính biểu tượng của nó”, Karma Choden, tác giả cuốn sách “Dương vật: Sự thông thái điên rồ của người Bhutan”, chia sẻ.  
Tính phổ biến của tục thờ này ở Bhutan được cho là xuất phát từ nhà truyền bá Phật giáo nhánh Kim cương thừa hồi thế kỷ 15 tên là Drukpa Kunley, còn được gọi với cái tên “Thánh điên”.
Trong một nghiên cứu về văn hóa thờ sinh thực khí nam năm 2011, nhà sử học Pháp Prancoise Pommaret và học giả người Bhutan Tashi Tobgay cho rằng Drukpa Kunley đã truyền bá cho người dân về khả năng xua đuổi tà ma của thứ đồ thờ kỳ lạ này.
Tục thờ “của quý” ở quốc gia hạnh phúc nhất thế giới - 3
Một khách nước ngoài thích thú chụp ảnh bên một biểu tượng “của quý” ở Bhutan
Sự truyền bá không chính thống của Drukpa Kunley được cho là một dạng đơn giản hóa của giáo pháp Mật giáo. Drukpa Kunley nổi tiếng với câu nói: “Rượu ngon nằm ở cuối hũ, hạnh phúc nằm ở dưới rốn”.
Tác giả Choden cho rằng, người Bhutan có thể trở nên rất sáng tạo khi họ vẽ hoặc khắc hình “của quý”. “Mọi hình dạng đều được khắc họa. Có cái cười, có cái giận dữ, có cái phô phang một cách lộ liễu”, bà viết.
Theo ông Kinley Tshering, Tổng thư kí Hội Nhà báo Bhutan, thế hệ trẻ đang định nghĩa lại biểu tượng này, không chỉ là một hình ảnh hay biểu tượng mang tính nghi lễ, mà tự thân nó là một ý tưởng.
Tục thờ “của quý” ở quốc gia hạnh phúc nhất thế giới - 4
Ống thoát nước ở quốc gia này cũng mang hình “của quý”
Ví dụ, nhà làm phim người Bhutan Tashi Gyeltshen sẽ khám phá ý tưởng đó trong bộ phim sắp tới mang tên “Của quý đỏ”. Gyeltshen cho rằng, đây là một vật thể mang đến sự sinh sôi và phá hủy; nó là biểu tượng của sự sống và cái chết, là hai mặt của sự tồn tại.
Mặt khác, một nhà làm phim trẻ người Bhtan là Phuntshok Rabten cho rằng người Bhutan hiện đại không biết phải làm gì để giữ gìn biểu tượng phổ biến này. “Chúng tôi không hiểu sự sâu sắc của truyền thống này, cũng như không rõ liệu chúng tôi có thực sự hiện đại như người phương Tây hay không”, Rabten nói. 
Dù được hiểu với nghĩa như thế nào, “của quý” vẫn là một phần không thể thiếu của văn hóa Bhutan. Một chiếc “của quý” bằng tre nhẵn bóng được Drukpa Kunley mang về từ Tây Tạng hiện nằm trong tu viện Chimi Lhakhang, được xây năm 1499 nhằm tôn vinh nhà truyền giáo lập dị. Vật này được cho là có sức mạnh giúp những cặp vợ chồng vô sinh tìm lại khả năng sinh sản của mình.
Tục thờ “của quý” ở quốc gia hạnh phúc nhất thế giới - 5
Tu viện Chimi Lhakhang, nơi lưu giữ chiếc “của quý” được cho là giúp các cặp vô sinh tìm lại khả năng sinh sản
Một nghi lễ cổ có trước khi đạo Phật được mang đến Bhutan vẫn đang được cử hành ở vùng phía tây Bhutan. Trong lễ hội “Lhabon” (nghĩa là “gọi thần linh”) này, cộng đồng sẽ dùng một chiếc thang một đầu có khắc hình “của quý”. Họ tin rằng các thần linh sẽ theo chiếc thang xuống phù hộ cho họ sức khỏe và sự thịnh vượng.
Trong khi đó, ở huyện Lhuntse thuộc miền đông Bhutan có lễ hội cổ mang tên “Wayo” nhằm kiềm kế ham muốn tình dục. Trong lễ hội này, người ta trưng bày những biểu tượng bộ phận sinh dục nam và nữ, ngâm và bình những vần thơ đầy ý nghĩa ân ái.
Tuy nhiên, báo Mỹ Huffington Post dẫn lời nhà nhân chủng học Tandin Dorji nói rằng nền giáo dục hiện đại, thay vì mở rộng quá trình tư duy lại đang đè nén “tính mở” của thứ tạo nên văn hóa của người Bhutan. 
Theo Ngọc Minh (theo Huffington Post, Wikipedia) (danviet.vn)

'Của quý' của đàn ông - bùa thiêng đuổi tà ma ở Bhutan

Đến đất nước được mệnh danh là "quốc gia hạnh phúc nhất hành tinh" này, bạn không chỉ mãn nhãn với phong cảnh tuyệt đẹp mà còn tiếp xúc nền văn hóa nửa hiện đại, nửa như vẫn lạc lối trong những câu chuyện thần thoại cổ xưa.

Nằm bên triền Himalaya xa xôi và hẻo lánh, vương quốc Bhutan từ lâu đã trở thành điểm đến hấp dẫn, đầy bí ẩn và khao khát được khám phá của nhiều du khách.
"Ôi chúa ơi", một nữ du khách đến từ Seattle, Mỹ thốt lên khi vừa bước xuống từ xe bus ở thung lũng Punakha. Xung quanh cô là quá nhiều hình ảnh bộ phận nhạy cảm của đàn ông được vẽ với đủ kích cỡ, màu sắc. Người phụ nữ này chỉ là một trong số hàng chục nghìn du khách phải ngượng ngùng từ ngay cái nhìn đầu tiên khi đặt chân tới Bhutan.
Untitled-2-4313-1427365027.jpg
Người dân thường vẽ hình dương vật lên trước cửa nhà, quán ăn, nhà hàng... với niềm tin xua đuổi tà ma, mang lại khả năng sinh sản tốt cho mọi người trong gia đình. Ảnh: BBC.
Lái xe từ sân bay quốc tế Paro đến thủ đô Thimphu, bạn sẽ bắt gặp vô số bức tranh, tượng dương vật xuất hiện nhan nhản trên các bức tường màu trắng trước cửa nhà, cửa hàng, quán ăn của người dân. Theo tín ngưỡng nơi đây, họ vẽ hình ảnh dương vật lên cửa như một hình thức trang trí và cũng là lá bùa trấn yểm. Người dân tin rằng chúng có tác dụng xua đuổi tà ma, những linh hồn xấu đến quấy nhiễu và đem lại sự yên ổn cho mọi người trong gia đình.
Tín ngưỡng dân gian này bắt nguồn từ một truyền thuyết cổ xưa liên quan tới vị lạt ma có tên là Drupka Kinley với biệt danh Divine Madman - người điên thần thánh. Ông là người đã truyền bá một thứ đạo Phật không chấp nệ và cách nhìn nhận phi chính thống về cuộc đời. Người dân Bhutan rất tôn sùng và coi ông là thánh tăng.
4-6418-1427365027.jpg
Một góc thanh bình của Bhutan với thiên nhiên trong lành.
Drukpa Kunley đã đi ngang dọc khắp đất nước, dùng thi ca và các câu chuyện hài hước để giúp con người ngộ ra những giáo huấn đích thực của Đức Phật. Theo Lonely Planet, đó là thứ minh triết dưới cái vỏ khùng điên bên ngoài.
Tuy nhiên, Kunley cũng là vị lạt ma được biết đến với sở thích ca hát, rượu chè và chiến tích chinh phục phụ nữ. Các cô gái đồng trinh, phụ nữ thường tìm cách dâng hiến cho ông để được ban phúc lành. Do đó, ông còn được biết đến với danh xưng "vị thánh của 5.000 phụ nữ".
Tương truyền rằng ông cũng thường đánh đuổi yêu ma bằng chính "của quý" của mình. Kunley cố gắng tạo ra sức nóng kinh khủng trong chính cơ thể để biến bộ phận nhạy cảm thành thanh sắt nóng dùng để đốt cháy lũ yêu ma. Đó là lý do ngày nay, người dân thường vẽ hình ảnh dương vật lên trước cửa nhà với niềm tin lá bùa này sẽ bảo vệ họ khỏi sự xâm hại của ma quỷ.
Một trong những di tích gắn liền tên tuổi vị thánh tăng này là Chimi Lhakhang. Đây là một ngôi chùa nhỏ, rất nổi tiếng và nằm gần cố đô Punakha.
3-8036-1427365028.jpg
Từ Thimphu, lái xe tới tu viện Chimi Lhakhang mất khoảng 3 tiếng. Nơi linh thiêng này nằm trên một ngọn đồi và du khách phải mất khoảng 20 phút để tới đây. Ảnh:BBC.
Muốn tới Chimi Lhakhang, bạn phải leo lên một ngọn đồi và đi qua ngôi làng với những căn nhà được trang trí bằng các bức tranh, tượng gỗ hình dương vật treo dưới mái.
Ngôi chùa được xây năm 1499 bởi người cháu của Drukpa Kunley, hình vuông và có chóp nhọn. Nơi đây thường xuyên tấp nập tín đồ hành hương và khách du lịch. Phía bên ngoài có treo khoảng 100 lá cờ cầu nguyện tung bay trong gió. Dân Bhutan tin rằng khi gió đi qua những lá cờ này, nó mang những lời cầu nguyện theo cùng và mọi người sẽ nhận được phúc lành.
Bước vào chùa, du khách sẽ thấy tượng Kunley ở nơi chính điện. Ngôi chùa cũng lưu giữ một vài chiếc dương vật gỗ linh thiêng đặt bên trong. Cái dài nhất mang màu nâu của gỗ, có tay cầm bằng bạc là quý giá nhất bởi nó được cho là một di tích thánh và dùng để ban phước lành. Sau khi cầu kinh, cúng bái, mỗi người sẽ được nhà sư chúc phúc bằng cách gõ nhẹ chiếc dương vật bằng gỗ lên đầu. Người ta tin rằng cầu nguyện tại đây sẽ giúp phụ nữ hiếm muộn sớm có con cái.
Đường đến Bhutan:
Bhutan là quốc gia nằm lọt thỏm giữa Trung Quốc và Ấn Độ. Mọi du khách khi đến Bhutan phải có thị thực nhập cảnh và họ phải du lịch thông qua một công ty lữ hành trong nước hoặc đối tác quốc tế. Công dân Ấn Độ, Bangladesh và Maldives có thể nhập cảnh mà không cần đặt tour của một công ty du lịch. Ngoài ra, công dân Ấn Độ chỉ cần có hộ chiếu là có thể vào Bhutan.
Sân bay quốc tế Paro có kết nối với các điểm đến như Bangkok, Delhi, Kolkata, Bagdogra, Bodh Gaya, Dhaka, Kathmandu, Guwahati, Singapore và Mumbai. Bay chặng Paro - Kathmandu được cho là một trải nghiệm tuyệt vời. Bạn sẽ được bay qua 4 trong 5 ngọn núi cao nhất thế giới. Vào những ngày nắng đẹp, du khách sẽ được nhìn thấy quang cảnh hùng vĩ của các đỉnh Everest, Lhotse, Makalu và Kangchenjunga một cách rõ nét nhất.
Anh Minh (theo BBC)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét