Thứ Tư, 7 tháng 1, 2015

Lourdes và Paris dưới mắt nhìn hai bác già

Hướng về Paris

Chuyến bay Air Phờ Răng sang Paris khá gọi là dài, bác già gái nhớ lại lần bay từ Dallas sang Tokyo mấy năm trước mà sợ, mắt thỉnh thoảng cứ phải nhìn chừng bác trai. May bác già trai gặp 1 anh trai nước Việt từ Seoul sang Paris dự hội thảo nên chuyện trò quên cả làm nũng! Thêm Air Phờ Răng phục vụ tốt: giữa chặng bay (và giữa đêm!) khách có thể dùng mì ly nếu đói (bác già trai), và kem lạnh nếu buồn miệng (bác già gái).

Hai bác già lần này có kéo theo 1 toa tàu, điểm hẹn nối đầu tàu và toa tàu là phi trường Charles De Gaulles, Paris. May mắn là cả 2 chuyến bay đều đáp xuống terminal 2E. Đầu tàu và toa tàu nối vào nhau êm thắm!

Tìm xe bus của Air Phờ Răng, tuyến thứ 4 hướng về Ga Montparnasse: chuyện nhỏ!
Xe bus ngừng ở trạm cuối: Ga Montparnasse. Lấy hành lý, nhìn quanh định hướng về hotel: chuyện lớn! Hỏi bác tài, bác tài khoát tay, hỏi bạn đồng hành: họ cũng đang khó khăn về định hướng!

Bác già gái nhớ lại câu Bà cụ ngoại dạy từ thuở còn bé: Đường đi ở trong miệng mình, bèn lấy hết can đảm chận một bà đầm đi ngược chiều tới, rán móc ra tất cà những từ vựng tiếng Pháp cỏn sót lại mà "Òu est" với bà đầm! May mà bà hiểu và chỉ tay về hướng hai bác già cần đi, cung kính không bằng vâng lệnh! hai bác già và toa tảu tìm đúng khách sạn và check in. 

Sau cuộc chạm trán này, bác già gái phấn khởi nhận ra rằng vốn tiếng Pháp của mình cũng còn kha khá, tiếng Tây cộng với tiếng tay pha chút tiếng Anh cũng đủ xài với "tụi Tây".

Nhận xét: Người Pháp rất nguyên tắc trong xã giao, khi giao tiếp, mua bán với người Pháp, câu đầu tiên là chào hỏi rồi mới đi vào đề tài chính. Nếu nói thẳng vào vấn đề mà không qua chào hỏi, họ sẽ cho là bạn thô lỗ và sẽ có thái độ tương xứng, lạnh lùng.
Paris, ngày đầu tiên

Ah, Paris! thành phố trong mơ từ bao lâu nay của hai bác già! Buổi sáng đầu tiên với ly café hương vị Paris đầu tiên và nhấm nháp cái bánh sừng trâu trong bầu không khí vào thu lành lạnh đúng là khoảng khắc khó quên.

Quán café nằm ngay góc đường cạnh khách sạn 2 bác già ngụ tạm 2 đêm dưỡng sức sau chuyến bay dài; và xạc lại bình điện hơi cũ của 2 cái đầu máy già và toa xe trước khi đi Lourdes. Nó làm 2 bác già nhớ lại mấy cái quán nước ngày xưa ở Sài Gòn, nhất là quán Cái Chùa La Pagode nằm ngay góc đường Lê Thánh Tôn và Tự Do (nay là Đồng Khởi) thời học sinh của 2 bác. Thoải mái sau 1 đêm ngủ đầy, 2 bác và toa tàu nhẩn nha điểm tâm buổi sáng theo cách người Paris và ngắm người qua lại. 

Tuy là sáng sớm, nhưng các quán café đã mở cửa bán đồ điểm tâm, không như các nước khác mở cửa rất trễ, ít khi trước 9 giờ. Ngắm người qua lại, bác già trai nhận xét người Paris thường nhỏ thanh so với người Mỹ có lẽ tại họ đi bộ nhiều hơn, và bước đi rất nhanh; bác già thường bảo rằng dân Paris họ chỉ chạy chứ đâu phải đi. Bác già gái thì để ý họ thường ghé tạt qua quầy café uống nhanh 1 ly và giá như vậy rẽ hơn so với ngồi bàn, mà ngồi bàn thì bàn bên trong quán cũng rẽ hơn so với bàn ngồi ngoài hiên; tuy nhiên điểm hay cần lưu ý là khi khách ngồi bàn, có nghĩa là bàn đó thuộc về khách! Với chỉ cần 1 ly café khách có thể ngồi đọc báo, tán chuyện với bạn bè, tranh luận về thơ văn bao lâu tùy thích mà không bị ai đi ra đi vào nguýt háy hay đá bàn đá ghế; bởi thế mới hình thành văn hóa café vào thế kỷ trước và vẫn là đặc thù của Paris ngày nay. Toa tàu (em gái của bác trai) thì nhận xét là người Paris, dù nam dù nữ, cách trang phục của họ thanh nhả trong các tông màu trung hòa như xám hoặc đen chứ không đồng bóng lòe loẹt màu mè như dân Mỹ!

Bá nhân bá tánh!

Buổi sáng, nhìn từ quán café:



Con đường Rue de la Maine nơi khách sạn 2 bác già và toa tàu ngụ, cuối con đường này, căn building cao kia chính là Gare Montparnasse, rất tiện cho việc khởi hành đi Lourdes buổi sáng sớm hôm sau:

Đã bảo Paris là thành phố trong mơ của 2 bác già từ lâu, từ trẻ; nên 2 bác già phải ra ngoài nhìn ngắm , hít thở và cảm nhận không thề để phí !

Biều tượng của Paris, dĩ nhiên là Iron Lady tên Eiffel. Đã đến Paris thì phài xem tháp Eiffel. Có nhiều trạm xe metro để đến Eiffel: Bir-Hakem, École Militaire, Trocadero, Passy. Nhưng theo ý 2 bác già, chọn trạm Trocadero để nhìn tháp Eiffel là tuyệt nhất: quang cảnh sẽ ngoạn mục thập bội hơn khi bạn đến bằng hướng Champ de Mars (ga métro École Militaire) vì sẽ được ngắm khu phun nước (fountain) của Palais de Chaillot cùng những tượng điêu khắc ở đó và tháp Eiffel ẩn hiện sau màn bụi nước của Palais de Chaillot:



Và những tượng điêu khắc của Palais De Chaillot :



Hai bác già và toa tàu băng qua cầu D'Iéna để đến chân tháp, nhưng hẳn ngưng lại đôi phút vì mùi thơm từ quán crêpe làm không đi nổi: 



Nhớ lại ngày xưa đọc sách Sans Famille của Hector Maillot, có đoạn bà mẹ nuôi của chú bé lưu lạc chuẩn bị làm bánh crêpe cho chú ăn nhưng mọi việc về sau hỏng cả, hai bác và toa tàu mỗi người mua 1 crêpe Nutella, nhìn sang cầu thì tuyệt vời thay, tháp vừa sáng đèn như đang bị nung chảy đỏ:



Eiffel luôn dành điều thích thú : vừa quay sang bác trai để trầm trồ, quay lại thì vừa hay hàng trăm (ngàn?) ánh sáng đèn nhấp nháy như những ngôi sao vừa hạ xuống với "Iron Lady" Cà hai bác và toa tàu và hầu hết mọi người chung quanh đều thích thú tròn miệng Ahh và Ôooohh!



Quay lại, bác gái lại nhanh tay chụp được cảnh cầu Bir-Hakem trong hoàng hôn, tuyệt vời !



Trở về khách sạn với đôi chân rã rời nhưng tâm hồn đầy phấn chấn vì sau bao nhiêu năm trên đường đời, nay khi ở đoạn cuối con đường ấy thì bao kỷ niệm cùng hình ảnh đẹp thực tiển ùa về, hiện thực ngay trước mắt thỏa mản niềm khao khát bấy lâu. Như một bửa ăn ngon được kết thúc bằng món tráng miệng tuyệt hảo, hình ảnh cuối trong ngày đầu 2 bác già hạnh ngộ với Paris cũng thế:


 Di chuyển công cộng 
Đến Paris, chúng ta hãy làm quen di chuyển bằng những phương tiện công cộng như buýt, tàu điện ngầm (métro), xe tram (chạy bằng rail trên mặt đường) vừa tiện lợi vứa tiết kiệm khối tiền!

Chúng tôi không có dịp xử dụng buýt (vì sợ say xe) nhưng xử dụng métro và tram trong hầu hết chuyến đi. Vài dòng về vé xe ở đây: Trong thành phố có 2 loại xe điện ngầm: Métro và RER. Métro có khoảng cách giữa 2 trạm ngắn hơn và thường nối những khu trong nội thành trong zone 1 và 2. RER có tầm hoạt động xa hơn và khoảng cách giữa 2 trạm cũng xa hơn và Zone có thể đến Zone 5 hoặc 6. Cả 3 loại métro, RER và tram có thể xử dụng cùng 1 vé để di chuyển và chuyển trạm trong 1 thời gian ngắn ( và cùng trong 1 khu -Zone-) Zone 1 và 2 cùng có gía trị bằng nhau cho cả 3 loại, nhưng nếu bạn muốn dùng RER để đi xa hơn Zone 2 - Ví dụ bạn muốn đến lâu đài Versailles thuộc Zone 4) bạn phải mua vé đúng với trị giá của Zone bạn muốn đến - Ngoài ra, dù đi đến đâu và xử dụng bất kỳ RER, Métro hay tram bạn đều nhớ phải giữ vé để ra khỏi trạm, nhất là dùng RER ; và để tránh bị phạt nếu bạn có mua vé cẩn thận mà lại lỡ vất đi trước khi ra khỏi trạm, gặp thanh tra xét vé thì Ô hô ai tai!! Không cãi nổi chỉ có cách nộp phạt thôi (rất nặng đấy). Dĩ nhiên bạn có thể không mua vé và vẫn qua mặt họ được, nhưng trong trường hợp này, tuy họ không biết bạn là ai, nhưng bạn biết chính bạn, và nên tự hỏi ta có nên đánh đổi vài Euro cho danh dự của mình không?

Dấu hiệu của trạm métro ngầm :



Trong trạm métro Montparnasse Bienvenue trên ke chờ tàu:



Khách sạn nằm trên vị trí khá thuận tiện (phải nói là rất thuận tiện mới đúng): gần gare Montparnasse và bao quanh là nhiều nhà hàng, café, tiệm bánh mì, cửa hàng bách phẩm Monoprix - Về cái Monoprix này cũng hay lắm, bác già gái sẽ dẫn các bạn đi chơi trong Monoprix sau này -. Tiện nhất la gần 3 trạm metro: Montparnasse bienvenue là giao điểm của 4 lines 13, 6, 4, 12; gần đó là trạm Edgar Quinet của line 6, line này đi đến Eiffel tower, Khải hoàn môn; và trạm Gaite của line 13, nếu muốn đi đến coi lăng mộ hoàng đế Nã Phá Luân hoặc bào tàng điêu khắc Rodin thì chính là nó đây.

Bác già trai có nghiên cứu bản đồ, thấy line 13 đồng thời cũng dẫn đến Basilique Saint Denis, tuy là một nhà thờ, nhưng lại được biết đến nhiều như một nhà mồ: Đây là nơi có mộ và những tượng của các vua Pháp, nhất là các vua dòng họ Bourbon nên a lê! ta đi coi lăng mộ nào!

Hai bác già và toa tàu xuống trạm Basilique Saint Denis (dễ nhớ quá!). Bác già gái nhớ trước khi đi Tây, có bà bạn già trước sống bên Tây thời gian khá lâu mách nước: bên Paris, nếu đi metro mà nhìn thấy trạm nào trang trí đặc biệt thì phía bên trên sẽ có những nơi mục khảo liên quan đến những trang trí đó. Bước ra khỏi toa xe tại trạm này bác gái thấy bà bạn mình đúng ơi là đúng

Trạm Basilique Saint Denis:



Có 1 chợ ngay gần nhà thờ, bán đủ các thứ từ linh tinh:



Đến các thứ rau quả rất quen tên, quen mắt Việt:





Nơi đây tuy là ngoại ô của Paris, nhưng có cả 1 tòa hành chính riêng biệt, và văn phòng hướng dẫn du lịch trông khá xinh xắn:


Vào nhà thờ, xem các vật dụng của hoàng gia trưng bày trong tủ kiếng thì miển phí:



Cửa sổ hoa hồng, tuy đẹp vẩn thua cửa sổ hoa hồng nhà thờ Đức Bà Paris và của nhà thờ St Chapelle:



Có trưng bày những áo choàng triều phục và mũ miện của vua Louis XVI và hoàng hậu Marie Antoinette:



Nhưng muốn qua phía sau cung thánh để xem các ngôi mộ thì phải vòng ra bên hông, mua vé 8 Euros một người

Nhà mồ và tượng:





Thích nhất là hoa văn trên triều phục của vua Henry II và hoàng hậu Catherine de Medicis người Ý:



Bác già trai giảng nghĩa cho bác gái và toa tàu biết, rằng theo sách vở thì những tượng này đươc đúc theo khuôn mặt lúc sắp thở hơi cuối của vua hay hoàng hậu hoặc người trong hoàng tộc. Bác già gái nghe vậy thì biết vậy, không cãi nhưng bác thầm nghĩ chắc hồi đó vua chúa bên Tây trước lúc chết họ cũng được (hay bị) nhét đồ ăn như tụi Tây nuôi ngỗng để lấy gan béo (foie gras), chứ nếu không sao lúc sắp chết mà mặt họ vẫn phúng phính đầy suông suông thế kia? Và còn Marie Antoinette cùng vua Louis XVI nữa, làm sao lấy khuôn mặt họ trước lúc lưỡi dao oan nghiệt trên máy Guillotine hạ xuống ? 

Là nghĩ vậy thôi.....

Phu nhân: Nghe nói, Marỉe Antoinette vốn là người Áo, bà là người chuộng cái đẹp, nhiều người thời nay cho rằng bà là 1 trong những super model, chân dài đầu tiên. Bác già có 1 DVD tài liệu, trong đó người dẫn chương trình đưa chúng ta đến xem 1 trong những nhà thiết kế thời trang nổi tiếng Paris - bác già không nhớ chắc tên - và ông ta có cho xem bộ sưu tập phỏng theo y phục của Marie Antoinette lúc sinh thời, rất đẹp! Các ngọc ngà - ngày xưa là thật, bây giờ là nhái- đều được đính bằng tay, kết hợp khéo léo và hài hòa.

Trong Basilique St Denis, phía bên mộ Marie Antoinette và Louis XVI hơi tối, bác trai có chụp hình nhưng hư nhiều lắm (máy ảnh cùi). Không lo, đã có wiki lo. Phu nhân để ý, trong hình thứ nhất đôi mắt bà ta rất buồn! nếu có dịp, phu nhân tìm xem hình cúa tài từ James Dean và Marilyn Monroe cũng là những người chết trẻ, đôi mắt của họ, nhất là James Dean cũng có ánh buồn và xa vắng như thế, đây là nhận xét, không phải mê tín!


(nguồn: Internet)


(nguồn: Internet)
 Quả tim của vì vua trẻ

Xem xong các hầm mộ bên trên, 2 bác già và toa tàu bước xuống bên dưới crypt để xem tiếp. bên dưới crypt còn lưu lại dấu tích khai quật, và hầm mộ của vua Charlemangne. Kính màu trước cung tượng vua Louis XIV rực rỡ nhờ ánh phản chiếu của mặt trời. Bác già không chắc đây có phải là hầm mộ vua Louis XIV hay không, nhưng xuyên qua thiết kế vị trí kính màu nơi đây, ẩn ý của họ thật là đáng cho điểm 10! Chọn đúng hướng mặt trời để đặt cung tượng vinh danh vua mặt trời, còn hàm ý nào khéo léo hơn?










Tuy nhiên mục đích của 2 bác già khi xuống crypt, là để xem trái tim của vị vua. Theo chuyện -câu chuyện tội nghiệp của 1 cậu bé tội nghiệp- hoàng tử Louis Charles, người sau này là vua Louis XVII mặc dù không bao giờ được nắm quyền - bị tách khỏi mẹ cậu khi ấy đang bị cầm tù chờ ngày xử trảm. Đó là năm 1793 và cậu được 8 tuổi, bị cầm tù 1 mình! Cậu qua đời bởi bạo bệnh 2 năm sau, năm 1795 lúc mới 10 tuổi.Thi thể cậu bầm dập vì bệnh, bị vùi dập trong 1 nấm mồ tập thể; quả tim cậu bị lấy ra và được bảo quản theo cách thời bấy giờ. Quả tim cậu bị đánh cắp bọc trong 1 khăn mù soa và nghiên cứu bởi 1 vị bác sĩ. Hai thế kỷ sau, được mang ra để thử nghiệm DNA, kết quả chính xác là con trai của Louis XVI và hoàng hậu Marie Antoinette.




Quận 13 :
Người Việt từ các nơi trên thế giới khi đến Paris, ngoài những thắng cảnh lừng danh đặc trưng của nước Pháp, không thể không đến quận 13 dù chỉ 1 lần ! Đó là nơi tập trung các doanh nghiệp của người Việt và Hoa tại Paris, và là nơi chúng ta tìm đến những món ăn Việt sau khi đã quá ngán các món ăn của Pháp, tuy ngon nhưng nhiều bơ sữa lâu ngày không thích hợp lắm với chúng ta (và quan trọng hơn: món ăn Việt vừa với túi tiền thường là khiêm tốn của du khách Việt)
Bọn già 3 người cũng thế,từ St Denis theo line 13 xuống trạm Porte de Vanves, chuyển xe tram đến Port D'Ivry: 

Trạm xe tram:



Trong xe tram; có thể xài chung vé với metro:



Ngang qua nhiều nhà hàng Việt và Hoa, vì là giờ ăn trưa mùi thức ăn xào nướng thơm điếc mũi, làm ruột gan thêm cồn cào:





Nhìn thấy Phở Bảnh cuốn 14, mừng quá! 






Trong loạt bài Phóng sự hỏa xa, đoàn làm phim có ghé ăn phở Mùi, đoàn bác già cũng bon chen ăn thử một lần, phải thử phở ít nhất 2 tiệm mới có thể so sánh được chứ đúng không ạ?





Nhận xét khách quan của bác già gái (vốn là người bếp chính của gia đỉnh, thẩm định của vị giác khá chính xác) là Phở 14 trội hơn phở Mùi , cả về nước dùng, thịt và bò viên cũng ngon hơn nữa. Ngoài ra, 2 bác già xin giới thiệu các bạn cũng nên thử bánh mì baguette thịt của Khai Trí, nổi tiếng quận 13 không phải vì sách (Khai Trí vốn là tiệm sách) mà vì bánh mì rất ngon! Nằm về phía tay phải tiệm phở Mùi: 






Tang Freres supermarket

Người Việt tại Paris thưởng đi mua sắm thực phẩm tại Tang Freres là 1 cửa hàng lớn nhất quận 13, và có thể là cửa hàng thực phẩm Á Châu lớn nhất Paris nữa! Tang Freres vốn gốc người Hoa tại Lào (?), bao thuê máy bay hàng hóa Air Phờ Răng vận chuyển hàng hóa đặc phẩm và rau cải tươi từ Á châu sang Pháp, được tiêu thụ mạnh bởi người Pháp gốc Á.

Hôm 2 bác già và toa tàu (đã kéo toa tảu theo thì phải điểm danh, nhưng toa tàu đúng là.... toa tàu, chỉ là được kéo theo thôi, không làm chủ được phương hướng nếu không có có đầu máy! ) ghé Tang Freres, thấy có cả sầu riêng tươi chở từ Thái mới về, giá 10 Euros môt ký! 2 bác già mới đi Malaysia năm trước ăn loại sầu riêng King Durian quá ngon quá rẽ, nhưng thấy sầu riêng tươi định thử để còn về nhà khoe "Ta đã ăn sầu riêng trên đất Pháp", nhưng nhẩm đổi 10 Euros sang giá trị đồng bản địa của mình, hãi hùng làm màn thoái lui!!!

Bạn ta mà có sang Paris, muốn ăn uống hạp khẩu vị lại có thể tiết kiệm được chi phí, ghé Tang ắt sẽ thích. Phía bên ngoài là 1 khu bán thức ăn đã nấu sẳn bán theo ký lô, rất tiện cho các bạn ở khách sạn không có bếp nấu.

Này là hành hẹ rau thơm:



Này là giò chả bánh cốm xanh ngăn ngắt:



Này là súp ăn liền, bánh bao và cả bánh bông lan:



Cuối cùng, có cả chè để tráng miệng nữa:



Một điều cần lưu ý là những người phụ trách bán hàng nơi đây chỉ có vài người nói được tiếng Việt mà thôi. Bác già đứng nghe người mua kẻ bán xài tiếng Tây không, ít nghe tiếng Việt hoặc Hoa nói chi tới tiếng Ăng Lê! Nhưng với tiếng Tây của bác già gái, kiểu " Tí ti dôn tí ti noa, lủy măng giê moa mà lủy măng giê cả me xừ nữa" thì me xừ bán hàng cũng thủng ra là bác già gái muốn nói về con cọp!

Chiều nay là chiều thứ Sáu, buổi chiều 2 bác già bắt metro đi coi Khải hoàn môn. Điểm khác biệt vào chiều thứ sáu hôm nay với 2 buổi chiều trước mà 2 bác già nhận thấy là người đi lại có phần vội vã hơn, và trên đường nhộn nhịp hơn, nhiều điểm trỉnh diễn nhạc hoặc street dance trên đường phố. Ngay cả trong trạm metro sâu dưới lòng đất, có ban nhạc hòa tấu đàn dây cổ điển với cả 3 cellos và 7 violons! Bác già trai vốn mê nhạc hòa tấu cổ điển, và bác già gái mê nghe violon (tuy rằng nghe không có nghĩa là hiểu, mà là "cảm") nên khó dời được bước chân 



Rời khỏi lòng đất , 3 người Việt già thích thú thấy Khài Hoàn Môn sừng sững trước mặt, trông lớn hơn nhiều so với tưởng tượng; nắng chiều dọi vào gạch tạo thành màu vàng óng ánh! Đây cũng là điều bạn ta cần biết khi thăm Khải Hoàn Môn: nên đi vào sáng sớm hoặc lúc mặt trời chiều, là lúc ánh nắng sẽ tạo cho biểu tượng này màu vàng như nhà kiến trúc dụng ý. Thêm 1 tình cờ may mắn nữa là thăm vào chiều thứ sáu nên gặp lúc các viên chức thành phố Paris đến đặt vòng hoa trên mồ chiến sĩ vô danh nằm trong khuôn viên Khải Hoàn Môn và có cả ban quân nhạc rất long trọng; các bạn mình ghi nhớ cả thời gian này nhé.



Trong gió chiều, lá đại kỳ bay phất phơ - trái với kích thước to lớn, dáng lá đại kỳ bay trông rất mềm mại đẹp lạ thường.



Bên trong vòng xoay bao quanh Khải Hoàn Môn, có mồ chiến sĩ vô danh và ngọn đuốc vĩnh cửu , chung quanh là những tấm plaque ghi địa danh những chiến trường mà quân đội Pháp tham dự. Trên tường có khắc tên các tướng lãnh lừng danh của Pháp.





Từ Khải Hoàn Môn nhìn ra đại lộ Champ Elysée, thấy xe cộ buổi chiều cuối tuần chạy như mắc cửi, đặc biệt không theo lane theo làn như ở các nước tân tiến, cảnh tượng vừa lạ lại vừa quen....

 TGV Paris - Lourdes

Sáng sớm hôm sau khởi hành đi Lourdes, 2 bác già chọn đi xe lửa cao tốc TGV với thời gian di chuyển là 5 giờ 30 phút cho khoảng đường dài 843 cây số tức tốc độ ngang ngửa 155 cây số/giờ!

Tính cẩn thận, ngay buổi chiều hôm trước 2 bác già đã ghé qua Ga Montparnasse sát bên hông khách sạn để xem thử cách thức bắt xe như thế nào; thấy cũng không đến nỗi rắc rối lắm.



Sáng sớm, sau khi gởi lại khách sạn 2 bao hành lý, 3 người già kéo mỗi người 1 va ly ra ga. Tìm tiệm bánh mì Paul mở cửa sớm, bác già gái mua cafe cho 3 người cùng bánh sừng trâu ăn sáng chờ tàu. Ngoài phần ăn sáng như trên, bác già còn mua mua mang mang thêm 1 gói bánh lên tàu.

Trong toa tàu hạng nhất trong chặng Paris-Lourdes chỗ ngồi rộng rãi hơn, nhìn như thế này:



Ghế ngồi trong toa hạng nhì Lourdes - Paris như thế này:



Số ghế:



Hành lý thì cạnh cửa lẽn xuống có chỗ cho các hành lý cồng kềnh, ngoài ra còn có thể để các túi nhỏ trên kệ ngay trên chỗ ngồi:



Có 1 khoảnh riêng biệt dành những ai muốn làm việc trong khi du hành:


Hành trình bằng tàu TGV Paris - Lourdes sẽ dừng chân ở các ga chính như sau:
Montparnasse (khởi hành) - Poitier - Anguilême - Bordeaux St Jean - Pax - Orthez - Pau và cuối cùng là Lourdes.

Angoulême là một thành phố núi nghỉ mát hình như cũng nổi tiếng, có những căn nhà cất cheo leo cạnh sườn núi:



Ga Bordeaux St Jean, không có ghé xuống nên không biết phài đây là thủ phủ của Vang Bordeaux hay không- nhưng bác già nghĩ là đúng, có nhà thờ Bordeaux với tháp chuông vươn cao nhìn thấy từ xa:



Đến Lourdes rồi đây (hình này bác già trai chớp vào buổi sàng lúc rời Lourdes, hôm đến loay hoay với hành lý không có thời gian), từ ga có thể ba71t xe buýt vào thành phố với giá 1 Euro/người - Hoặc như bọn già 3 người: taxi đến ngay trước cửa khách sạn, 10 Euros/ cuốc xe


Lourdes - Tôn giáo

Lourdes -phiên âm thành Lộ Đức theo người Việt ta- là 1 thành phố nhỏ nằm dưới chân rặng núi Pyrénée. Theo wiki, dân số Lourdes khoảng 15 ngàn người mà hằng năm phài tiếp đón khoảng 5 triệu người hành hương và du khách đến từ khắp nơi trên thế giới.



Bởi thế, trong mùa hành hương chính, Lourdes lúc nào cũng đông người qua lại, nhìn rõ nhất là những người tàn tật. Nhưng vì là thành phố núi, mùa đông lạnh thấu xương nên ngoài thời gian cao điểm từ tháng tư dến cuối tháng 10 ; nhịp sinh hoạt chậm hẳn lại, nhiều cơ sở thương mại, nhà hàng, khách sạn đóng cửa.

Biết như thế, 2 bác già hoạnh định chuyến đi vào cuối tháng 9, là thời gian tuy mọi sinh hoạt vẫn còn nhưng hơi chậm lại để tránh cái đông đúc đến bực mỉnh, mà lại c2on thuận lợi về thời tiết mát mẻ, về trở lại Paris có thể cảm nhìn được không khí đầu thu.

Khàch sạn 2 bác già ngụ là Citéa St Jean, nằm gần con đập Pau, qua lại Vương cung thánh đường Mân Côi (Basilique de Rosary) rất thuận tiện:
(2 cửa sổ bên phại là phòng 2 bác già và toa tàu)



Phòng khách của khách sạn nhỏ nhưng ấm cúng:





Các cửa hàng nằm cạnh bên:


Điểm chính của thành phố Lourdes là Vương cung thánh đường Mân côi Báilique de Roảy, nơi đạy gồm 1 thánh đường lớn có 2 nhà thờ: lower church và upper church; cùng với 1 thánh đường dưới lòng đất: underground basilica St Pius X rất rộng lớn có thể chứa hàng chục ngàn người.



Vương cung thánh đường Mân Côi nằm trong khuôn viên lãnh địa The Domain, có 2 cánh vòng cung dốc thoai thoải dẩn lên Upper Church, nổi bật với triều thiên bằng vàng (thiệt? giả? mạ? bọc?)





Trước sân rộng có tượng đài Đức Mẹ, buổi tối đươc chiếu đèn sáng:



Buổi tối, dù bạn mình có đạo Công Giáo hay không, đã đến Lourdes thì cũng nên tham dự buổi nguyện ngắm dưới ánh nến. Nên đến sớm dành 1 chỗ đứng trên ban công của nhà thờ trên nhìn xuống, cảnh tượng rất ngoạn mục: trong bóng đêm, cùng với lời kinh cầu là hàng ngàn ánh lửa nến chạy từ trước cổng chính nhà thờ dưới ra suốt dọc khoảng sân rộng lớn, ngưng đọng trước tượng đài, rồi lại chạy ra đến tận cổng chính, trở vào lại và chấm dứt ngay điểm khởi hành. Có thể ví hình ảnh đó như 1 dòng nham thạch đang nóng chảy hoặc 1 con trăn lửa khổng lồ đang chuyển mình....
Phía bên phải nhà thờ, là hang động nơi tương truyền Đức Mẹ đã hiện ra cùng chị Bernadette Soubirou:



Trên tường đá vẫn còn nước rỉ ra:



Cạnh đó là nguồn muội nước, nơi mà Đức Mẹ đã chỉ và bảo chị Bernadette:
"Hãy đến, uống và rửa nơi nước này"



Ngày nay, hàng đoàn người tàn tật, bệnh nan y tìm đến đây mong được ban phép lạ chữa lành bệnh; nhưng phép lạ ngày nay hầu như quá hiếm:



Và nơi đốt nến cầu nguyện không khi nào ngơi:



Nhìn thấy những người đau đớn vì bệnh tật hoặc bị dằn vặt đau khổ khi bất lực nhỉn người thân yêu cúa mình chìm trong khổ ải, 2 bác già cảm thấy lòng chùng xuống, đồng thời nhận ra rằng những đau đớn thể xác mà mình chịu bấy lâu nay chỉ là hạt cát trong biển cả. Cúi thấp đầu, bác già gái thì thầm:
"Tạ ơn Mẹ đã ban cho con ơn bình an, Amen!"
Phía bên cánh trái cùa lối đi lên nhà thờ trên, có lối rẽ đi lên núi ngắm 15 đàng thánh giá. Từ nơi này nhìn xuống thấy cảnh quan Lourdes một cách bao quát:



Thoạt tiên ta sẽ nhìn thấy tượng tổng lãnh thiên thần Micae (Michel/Micheal)



Và đến tượng mô tả phèp lạ chửa lành bệnh:



Vòng quanh con đường núi yên tĩnh, cũng rất tốt nếu bạn mình chỉ muốn đi dạo:



Là những tượng to bằng người thật diễn tả lại khổ nạn Chúa Giê Su:



Cho đến táng xác Chúa vào hang đá



Và chặng đàng thánh giá 15 là Chúa sống lại. Gloria Te Deum!


Vào thăm bên trong nhà thờ dưới:



Ta sẽ thấy ông thánh Phê Rô ôm chìa khóa ngồi cạnh cửa. Bác già không biết có phải tượng đúc bằng đồng đen hay không nhưng nhìn màu đen tuyền, mà hai bàn chân thì vàng chóe vì được (bị?) tín đồ bao năm sờ vào, không biết đến bao giờ thì các ngón chân sẽ bị mòn mất đi:



Đối diện là tượng ông thánh Giu Se bế Chúa hài đồng


Lourdes - Đời thường

Lourdes không chỉ là điểm hành hương của tín đồ tôn giáo, nó còn là một thành phố nhỏ vùng núi xinh xắn cho khách du lịch.

Phố núi cao - phố núi buồn tênh - Đi dăm phút đã về chốn cũ. Lourdes không buồn tênh vì bước chân hàng triệu khách hành hương làm rộn ràng phố núi; nhưng đúng Lourdes chỉ cần dăm phút đã trở chốn cũ. Hai bàc già nhận ra rất khó tìm 1 bản đồ tạm gọi là rõ ràng của Lourdes, hay là do thiếu chuyên môn nên không biết điểm để tìm? hai bác già dùng tạm bản đồ in ra từ Lonely Planet và chấp nhận .... lạc!

Khách sạn 2 bác già và toa tàu ngụ nằm trên đường rue de Paradis, 1 con đường nhò ngay ngả ba: bên trái là đi dọc theo con đập sông Pau, bên phải là qua cây cầu ngắn nhỏ sang khu phố dẫn đến Domain:



Con đập nhỏ, bên bờ có những nhà hàng quán ăn. Giá cả ăn uống nơi vùng này tương đối rẽ và thực đơn giản dị nhằm mục đích phục vụ số lượng khách đông đảo trong mùa cao điểm:





Cầu sông Pau:



Thành phố có nhiều khách vốn là người tàn tật nên khá chu đáo trong vấn đề phục vụ. Bác già gái nhìn thấy con dốc này lòng những ngao ngán, nói chi đến những người phải ngồi xe lăn, thử bước trên con đường này, mũi người đi sau sẽ chấm vào bàn hậu của người phía trước :



Nhưng khuất bên trong một con đường ngách, họ đã thiết lập 1 thang máy rộng đủ cho vài xe lăn cùng vào, bạn mình nhìn chiều cao từ dưới đất lên mặt đường bên trên:


Lourdes có 1 lâu đài : Chateaux Fort nay là bảo tàng Pyrénées, muốn vào phải mua vé:





Ngôi chợ của Lourdes không có hàng hóa gì đáng kể, lèo tèo vài người bán nấm, sà lát, vài loại trái cây



Nhưng đối diện ngang đó là 1 siêu thị Monoprix, tương đối đủ mọi mặt hàng từ thực phẩm đến quần áo, mỹ phẩm. Bác trai thích thú thấy nơi đây - và Paris sau này - các siêu thị không phân phát miễn phí các bao bịch nylon để đựng hàng 1 cách bừa bãi, mà chính người tiêu dùng thường có ý thức mang các loại bao có thể tái xử dụng của họ theo từ nhà , hoặc mang theo xe đẩy đi chợ để đựng phầm vật mua sắm, các loại bao này có bán tại cửa hàng, giá khá rẽ

Monoprix:



Trên đường đi bộ ra chợ, qua nhiều ngôi nhà xinh xắn:



Có tường hoa:



Hoặc chì là 1 căn nhà nho nhỏ, nhưng chủ nhân làm đẹp thêm cho nó bằng những chậu hoa trên khung cửa sổ, một nét đặc thù của Âu châu


Những căn nhà nằm dưới chân núi hay có cà những lâu đài, chắc của 1 dòng quý tộc nào còn sót lai?







Đi vòng quanh, tìm những đặc điểm hay hay của 1 căn nhà nào đó, chẳng hạn bảng số nhà này được chầu bằng hai con mèo xanh chứ không phải mèo đen:



Đem tượng Đức Mẹ nhốt vào khung sắt, chẳng nhẽ nơi đây cũng có người nhám tay hay có kẻ thích cầm nhầm?



Những quán rượu bé tí tẹo



Tấm bảng chỉ đường, tất cả hợp lại thành nét duyên của 1 tỉnh nhỏ, rất ồn ào nhưng lại rất êm ả ở vòng ngoại vi


Phố núi cao, nhưng thong thả đi thì cũng ngắm được nhiều điều hay. Có những con phố đang trên cao lại trụt ngay xuống thấp làm bác già gái nhớ Đà Lạt mù sương thuở xưa trọ học:



Con đường nhỏ hẹp lát đá nhìn rất xưa:



Với quán bia và cafe






Mệt vì đi nhiều, thêm đã trưa nên đói, ghé nghĩ chân và thêm năng lượng cho 3 cỗ xe cũ kỹ. Chính nơi đây, bác già gái, bà bếp của gia đình lần đầu nếm món Confit du canard và ly rượu Kir trứ danh. Bác già gái thuyết phục được cả bác trai - là người có áp huyết cao nên kiêng rượu - lỳ 1 lam kir. Được 3 điểm 10 của cả 3 giám khảo!

Confit du canard:



Kir:



Cơm no rượu say, đi xem tiếp. Lourdes có đỉnh Pic du Jer, có thể dùng cáp treo mà lên, nhưng toa tàu là người nhát chiều cao nên chỉ đứng dưới mà ngắm ngắm, rồi chớp chớp vài pô hình để còn có cái mà khoe khi về nhà (Đúng là đi xa về nhà nói khoác!)



Ngang qua một nhà, có chưng bày vài hình tượng trước cổng, và hàng chử "Vào cửa tự do" đã lôi được bước chân bác già gái, là người giữ tay hòm chìa khóa. Vào trong, tượng thì quá thô sơ, phẩm và lượng đều kém, chỉ có những căn nhà búp bê dựng theo nếp sống người dân vùng Hautes Pyrénées này là còn xem được, các búp bế cử động được nên nhìn cũng khá sinh động:






Trên đường trở về nhà ghé xem qua các cửa hàng trong thành phố. Bác gái là người rất thích xem các biển hiệu treo trong các cửa hàng ở Pháp- ngày xưa có sưu tầm nhiều biển hiệu độc đáo - Và các bảng chỉ đường. Trong chuyến đi này có giao bác già trai công tác chụp các thứ đó để về nhà bác gái còn xem lại, và có cơ hội nhơi lại chuyến đi Tây. Nhưng bác già trai, 1 là mắt kèm nhèm, 2 là tay run, 3 là máy cùi nên chỉ giử được vài tấm hình gọi là an ủi. Bị bác già gái cằn nhằn quá thể, bác già trai đã đồng ý cho bác già gái sắm 1 cái máy chụp kha khá 1 tỵ. Bác già gái báo tin để các bạn mửng phụ , nhưng dù sao cũng chỉ mới là hứa khống, ngân sách vẫn chưa được tháo khoán !

Cửa hàng tạp hóa ;



Rượu , trà , cà phê:



Cả 1 hiệu chuyên bán gan ngỗng foie gras:



Các bạn mình có nhận thấy là các cột đèn ở Lourdes bên dưới ngọn đèn đều có 1 chậu hoa treo lủng lẳng thêm màu sắc tươi tắn cho đường phố:



Và đường nhỏ hẹp như thế này thì xe cộ 2 chiều lưu thông ra thế nào? Nếu chì chạy một chiều, thì việc kinh doanh mua bán ra làm sao?



Hay hay lắm: thành phố thì đông khách hành hương và du lịch (bạn còn nhớ không? 15.000 cư dân so với con số 5 triệu khách mỗi năm!), để giữ công bằng cho các tiệm kinh doanh, chính quyền thành phố có luật cứ mỗi nửa tháng chiều xe lưu thông sẽ trở ngược lại!

Về các chậu hoa, thoạt tiên bác già trai cho là hoa nylon hoặc hoa giấy nhưng bác già gái cãi: hoa nylon hoặc hoa giấy thì phải bám bụi chứ, làm sao giữ được màu tươi thắm như thế! Thắc mắc được giải tỏa buổi sáng các bác lên đường rời Lourdes trở về Paris: Sáng sớm, lúc trời còn tối tăm, các xe vệ sinh của thành phố chạy trên đường đổ rác và hút bụi, có 1 xe bồn chứa nước chạy theo, 1 anh công nhân cầm 1 ống phun hoa sen dài nối với ống nước cũng rất dài thông với thùng xe, anh sẽ tưới nước các chậu hoa, một khoảng xa lại lái xe tưới tiếp đoạn đường khác nữa. Điểm 10!

Thêm 1 chuyện bên lề nữa: Có gia đình người Pháp, nhìn không sai đi đâu được, đúng là người Pháp mắt xanh mũi cao da trắng cả bốn người. Anh gia trưởng túm bác già trai lại mà hỏi: Có phài bác là người Việt không? (3 người già tai yếu nói chuyện bằng tiếng Việt y như đang cãi nhau)

Có gì lạ đâu? Xin thưa có chứ! Giữa nơi tỉnh nhỏ này, nếu gặp người Việt họ thăm nhau với tỉnh đồng hương là chuyện thường, nhưng anh gia trưởng nhìn chăm phần chăm tây này lại nói câu đó bằng tiếng Việt! Ngạc nhiên gần bổ chửng ra, bác già trai chuyện trò thì biết anh tên Jean (không biết họ chi nhưng không có trong bách tính Việt tộc mình) cùng vợ và 2 con sống ở Pau, ghé thăm Lourdes vào dịp cuối tuần. Ông nội anh là người Việt đi lính cho Tây thời đệ nhị thế chiến, qua tây rồi lấy vợ sinh con. Lấy ra 1 tập Album khoe bác trai hình ông nội anh, bác già gái nhón nhìn chẳng thấy anh giống ở điểm nào cả!! Bèn hỏi kháy thế anh giống ông hay giống bà? Anh bảo chắc anh giống ...mẹ! Anh đưa danh thiếp địa chỉ nhà anh ở Pau mời 3 người già trước khi về Paris ghé chơi (chi vậy trời???) nhưng bọn ba người cám ơn và xin kiếu!

Ba ngày ở Lourdes rồi cũng trôi qua mau. Mai này bọn ba người già lại trở về Paris, để thăm và ngắm thêm những điểm thắng cảnh ở Paris. Rời Lourdes, tuy không có khấn xin chữa bệnh vì so với những gì mình thấy thì mình đang được hạnh phúc hơn rất, rất nhiều người. Nhưng trong tâm hồn thấy an lạc hơn rất nhiều, biết chấp nhận và chịu đựng những điều nhỏ nhặt . Mong rằng mối an lạc nảy sẽ được kéo dài cho 2 bác già và toa tàu trong những ngày tháng tới.
Tàu TGV chạy với tốc độ trên 150 cây số giờ, chỉ chưa đầy 6 tiếng đã mang 3 người già vượt khoảng đường hơn 800 cây số về trở lại thủ đô ánh sáng.

Ra khỏi gare, trở về khách sạn nhận lại 2 túi hành lý, nhờ người lễ tân gọi giùm taxi, nhận được sự giúp đỡ ngay mặc dù không còn là khách của họ. Nơi đây bác già xin ra lề 1 tí: trước khi đi tây, anh con rễ bảo: nghe tụi tây nó thô lỗ lắm, chị con gái nói nghe tụi tây nó lạnh lùng lắm, ngay bà sui gia cũng hù nghe tụi tây nó khinh khỉnh lắm. Nhưng đó toàn là những điều nghe chứ không phải những điều thấy. Mục sở thị, hai bác già nhận thấy người Tây cũng như người Ta thôi, cũng sẳn sàng giúp đở những người khách lạ, và thái độ của mình , tùy theo lễ độ của mình sẽ nhận được đáp ứng tương xứng; ví như tấm gương chỉ phản chiếu lại những gì nó nhận được.

Tuy vậy vẫn có những ngoại lệ.....

Với 3 người và 6 bao hành lý, chất lên chiếc taxi và bác già gái, vốn đã tập nói từ nhà rất trôi chảy câu: Làm ơn đưa chúng tôi đến nhà số 7, đường St Jacques .

Anh tài, sau khi d'accord, rồ máy xe phóng. Nhưng bác già gái nhìn ra phía trước vẩn thấy tháp Montparnasse trước mặt bèn thắc mắc, anh tài vẩn chạy. Bác già gái lại nhìn thấy tháp Eiffel bên hông, lần này nhất quyết không xài tiếng Tây (tay) bồi nữa mà xài ngay tiếng Ăng Lê, tuy không chuẩn nhưng đủ để cãi tay đôi với anh tài nếu cần. Lần này sau khi Ô và Ê anh tài bảo tại nghe bà già bảo đưởng blah blah nào đó.

Lại phải trả tiền ngu cho người ta!!!! Cho hay không chỉ bên mình mới có vấn nạn này!!!

Đến trước cửa, móc cẩm nang chi tiết số code mở cửa mà VIP (không phải viết tắt của Very Important Person đâu, mà là của Vacation In Paris) đã gửi chi tiết và bác già gái đã in ra trước đó. Qua khoảng sân bắt đầu leo lên cầu thang đã mòn vẹt:



Mở cứa, căn apartment sạch sẽ đang chờ đón, nơi sẽ gọi là nhà trong vài ngày tới:



Theo ý bác già, các bạn có gia đình, cha mẹ già hoặc con nhỏ, đi Paris nên mướn apartment thoải mải và rộng rãi hơn nhiều so với ở khách sạn. Bác già có biết 1 địa chỉ, giá khá rẽ apt diện tích 25 m2 có thể ở 4 người, không cần tiền thế chân. Mở ngoặc ở đây, có nhiều trang web đòi hỏi tiền thế chân khá nặng,và khi mướn apt chú ý nhớ đừng chọn căn nhà nào có thảm, không hợp vệ sinh đâu.

Đây là trang bác già muốn chia sẻ :

www.centreparis.com

Có giá là 60 Euros/ đêm nếu ở trên 3 đêm, dưới 3 đêm hình như đắt hơn chút đỉnh. 

Bác già không có ăn tiền cò đâu nhé! thuần là chia sẻ với các bạn mình thôi! Riêng phần bác già, vẫn sẽ chọn căn apt này lần tới trở lại Paris vi địa điểm quá lý tưởng!
"Nhà" ở sát cạnh bên nhà thờ Đức Bà, nên ngay buổi chiều đó 2 bác già cùng toa tàu kéo nhau sang kiếm anh gù. Bây giờ là đầu tháng 10, đầu thu đã hơi vắng khách du lịch và không khi cũng mát hẳn - không như tháng 7 có người quen sang Paris nhân dịp cách tó giu lê (quatorze juillet 14/7 quốc khánh Pháp) thời tiết thì nóng bức mà người ta lại đen kịt không đi đến đâu được cả!

Là một trong những kiến trúc cổ nổi danh Paris được xây dựng cách đây khoảng 700 năm, Notre Dame de Paris bị bỏ hoang phế một thời gian, nhờ công nhà văn hào Victor Hugo viết nên tiểu thuyết bất hủ "Thằng gù nhà thờ Đức Bà", nơi này mới thoát khỏi số phận bị đập phá và trường tồn, vang danh cho đến ngày hôm nay. 



Trên sân rộng trước nhà thờ này, luôn luôn có người xem ngắm, thú vui giản dị của bác già là ngồi ở ghế đá và ngắm lại người ta. Hay lắm: Có người không nhìn đến nhà thờ lấy 1 chút, mà chỉ đứng lấy dáng chụp hình, xong lại chạy sang góc khác làm thêm kiểu hình nửa. Có người lại nằm xoài xuống đất, chọn cho đúng góc cạnh ưng ý rồi bấm máy liên tục, như để phòng khi hình này có hư thì có ảnh kia thế! Bác già gái mắt kẻm nhẻm là thế, mà cũng được nhờ chụp dùm cho vài cặp và vài gia đình; đêm về chỉ cầu xin sao cho lúc ấy đừng run tay mà phí cả công của đi lại của người ta!!!

Có anh mang tháp Eiffel đi bán, bác già gái muốn mua mấy cái re rẻ, made in ở đâu cũng được về cho con gái con trai làm đồ treo trên cây thông Giáng Sinh, anh ta cho giá 1 Euros 5 cái! quá rẽ so với mấy cái tiệm dọc bờ sông Sein bán 2 Euros 1 cái; 3 người già mua hết 5 Euros, bắt anh ta khuyến mãi thêm 1 cái cho đúng câu: mua không thêm, nằm đêm không ngủ của người mình! Cho nó vui, chứ cũng chẳng là bao!

Thấy hàng người dài sắp hàng chờ lên tháp chuông để có dịp mặt tận mặt chàng Quasimodo, nhưng nhìn lại hai bác già không dám đùa với quả tim cỗi của mình, còn toa tàu thì sợ tầm cao nên rút

Ile St Louis 
Từ thời trung cổ, Paris gồm có 2 đảo nhỏ nằm giữa sông Seine, đó là Ile de la Cité và Ile St Louis.
Ile de la Cité là hòn đảo có Notre Dame de Paris và nhà thờ St Chapelle (do vua Louis IX ra lệnh xây lên) ; nối liền với đảo St Louis bằng cầu St Louis (Pont St Louis). Đảo này còn giử được nét êm ả của một vùng quê Pháp - tuy rằng không tuyệt đối nhưng giữa kinh đô ánh sáng mà còn nét như Ile St Louis là rất hiếm và quý). Các bất động sản trên đảo này đắt, rất đắt!!!

Buổi chiều trời mát, thong thả dạo qua đảo nhỏ St Louis bên cạnh. Chợt nghe tiếng phong cầm réo rắt rất phong cách Paris, nhìn thấy người nhạc sĩ chơi phong cầm trên bến D'Orlean. Đứng lại nghe, rồi yêu cầu chơi bản Sous le ciel de Paris (dưới bầu trời Paris) nhớ rất nhớ thời học sinh mê mẩn Yves Montant hát bản này giọng êm mượt như nhung!

Hai bác già và toa tàu từ giả người nhạc sĩ Accordeon và biếu tý tiền, nhàn nhả qua phía bên kia cầu. Nhìn xuống sông Seine đoạn Quai D'Orlean, trăng vừa lên, cảnh thiên nhiên thật đẹp:



Ngang quán cafe Med, được các sách hướng dẩn về Paris giới thiệu nhưng không có đặt bàn trước nên đành ăn mì ngóng cháo ngó thực đơn 2 món, nhưng dẫu là quán Med đi nữa thì mì ngóng cháo ngó cũng làm 3 người già sôi ruột, nên vừa thấy tiệm kem Amorino là ghé vào ngay ( Chỗ này cần nói thêm với các bạn: trên Ile St Louis nổi tiếng nhất - cả Paris- là tiệm kem Berthillon, mặc dù có chi nhánh khắp nơi trong Paris nhưng tại St Louis là tiệm chính, và người ta sắp hàng để mua kem rất dài, nhất là vào ngày nóng. Nhung bây giờ trời hơi chiều tối, nhiều quán tiệm trên St Louis đã đóng cửa, kể cả Berthillon, Amorino là hạng nhì thôi!): 



Kem đươc ép theo hình hoa hồng trông thật đẹp mắt (và rất ngon)



Nhưng với người ăn chắc mặc bền như thủ quỹ bác già gái thì 4 euros 50 cho cây kem có 2 mùi - Chắc chỉ ăn 1 lần cho biết!

Rằng ngon thì thật là ngon
Nhưng kem đắt quá tớ đau cả lòng!

Hai bác già và toa tàu vừa ăn kem, vừa đi dọc con đường chính của đảo ngắm...cửa sổ, vì hầu hết cửa tiệm đều đóng cả bạn ạ, mời bạn cùng ngắm nhé

Hiệu Pylone này bán đồ linh tinh gia dụng trong nhà xinh ra phết, nhưng giá tiền thì không xinh chút nào, đành chỉ ngắm mà thôi:





Cửa hiệu thực phẩm này trang trí hòng gợi nhớ bếp nhà Ý vùng Tuscany:


Trời tối sớm vào đầu thu, các nhà hàng đã bắt đầu đông khách (dân Paris ăn tối hơi trễ ) : 



Cầu St Louis nhìn thật ngọan mục dưới ánh đèn: 



Phố đã vắng, và ngay cả Notre Dame cũng đã khoác lên người chiếc áo ngủ: 



Hai bác già chúc các bạn cũng có giấc ngủ đầy đêm nay.

Napoléon 

Toa tàu muốn đi xem Versailles, nhưng bác già đã biết là nếu chưa mua Pass thì sẽ gặp rắc rối với thời gian sắp hàng. Đi xem Hôtel Des Invalides nhân tiện mua Pass luôn.

Từ nhà ra trạm RER St Michel, chui ra khỏi hầm gặp ngay cây cầu đẹp nhất Paris: Cầu Alexandre III khởi công 1897 hoàn thành năm 1900





Từ đầu cầu đi bộ vào cổng Hôtel Des Invalides khá xa - nhân tiện xin mở ngoặc nơi đây: Bên Tây các công thự lớn hay thường được gọi với danh xưng hôtel, ví dụ như tòa đô chính thành phố Paris "hôtel de ville" chứ không phài là nơi cho ta vào hỏi thuê giường ngủ đâu ạ! - nhưng từ từ thì cũng đi đến đích. Ngó quanh.... không thấy anh chàng nào ngồi bán vé trong phòng nhỏ mà chỉ thấy mấy anh lính trẻ gác nơi cỗng mời vào. Ừ thì vào! Ah trời đi tìm chỗ mua vé mà cũng khó khăn như tìm toilet công cộng nghĩa là sao???

Đi suốt dọc hành lang, thì ra phòng bán vé nơi dành cho thương bệnh binh này không phải là phòng nhỏ nơi cỗng, mà lớn sáng thoáng như 1 văn phòng to! Được rồi, mua 3 pass cho 4 ngày; lúc bấy giờ bác già gái thót ruột khi móc ruột tượng trả gần 150 Euros cho 3 pass, nhưng về sau nhìn thấy những hàng người dài sắp hàng mua vé ở Versailles, Louvre... và cộng lại giá vé những nơi đi thăm, mới biết rằng Pass vẫn tiện và lợi vô cùng! 

Ngó qua cái bảo tàng vũ khí, được rồi không hứng thú mấy khi đã nếm mùi súng đạn mấy chục năm qua. Thẳng xuống đầu dưới (trên?) kia thăm ông Nã Phá Luân đại đế vốn quen danh với 3 người già. Trình pass, vào trong phía bên trái thấy mộ của tướng Foch, tuy giữa lòng 1 bảo tàng nhộn nhịp vẫn có nét trầm lắng:



Nhìn lên là mái vòm tuyệt đẹp: 



Nhìn xuống là quan tài của vị vua lừng danh Pháp: Nã Phá Luân đệ nhất. Quan tài gồm 7 lớp: bên ngoài cùng là lớp vân ban thạch đỏ (red porphyry), kế là lớp quan tài bằng gỗ sồi bọc 1 lớp quan tài bằng ngà, trong đó là 2 lớp khác bằng chì, 1 lớp gỗ đào hoa tâm, rồi thêm 2 lớp kẽm và rồi mới đến di hài của Nã Phá Luân! 



Sau lưng bệ thờ là bậc thang dẫn xuống hầm mộ, có thể xem gần quan tài của Nã Phá Luân hơn. Một điểm là thuở xưa đọc về hầm mộ, bác già gái cứ nghĩ nó ghê ghê, tăm tối và có mùi xú khí. Nhưng sang Tây đi thăm vài hầm mộ mới thấy ngoài nét u hoài, còn là các hầm mộ đều rất sạch sẽ; như hầm mộ Nã Phá Luân đây, quan tài ông như đã nói ở trên, gồm 7 lớp, mà theo bác già nghĩ, và chắc là nghĩ đúng - thì lớp quan tài kẽm cuối cùng đã được hàn khằn rất kỹ!



Trở ra ngoài, bước chân trên lớp sỏi lạo xạo bác già trai chợt nhận ra lớp sỏi trắng trải sân, khi ta bước lên nghe như tiếng giày đinh của quân đội đi trên đường nhựa! Có thể đó chỉ là ý nghĩ chủ quan của bác già trai, cũng có thể đó là dụng ý chính của họ, vì sau đó khi viếng vườn Tuilerie và Luxembourg đều có trải sỏi trắng nhưng tiếng bước chân không nghe như trong Les Invalides
Bảo tàng điêu khắc Rodin

Từ Les Invalides bước ra, phía tay trái là bảo tàng điêu khắc Rodin. Tên thật là Auguste Rodin (1840-1917), ông được tôn xưng như là một Michelangelo thời đại mới. Ông sống trong 1 biệt thự mà khi chết đã được hiến tặng cho quốc gia.



Với Pass trong tay (6E/ người nếu mua vé), 2 bác già và toa tàu bước vào khu vườn và tác phẩm điêu khắc đầu tiên đập vào mắt 3 người già là The Thinker trứ danh



Bác già trai vốn thích về điêu khắc - ngày xưa còn tạc tượng tặng bác già gái cơ đấy!- mê mẩn với bức tượng này



Nhưng hãy bước vào bên trong đã, trong các nhân viên đón chào và hướng dẫn khách, khéo sao có 1 người Việt và chính người này đã chỉ dẫn cho 2 bác già nên đi xem những đâu, những phòng nào trưng bày những vật nào. Không biết các bạn mình như thế nào, chứ đối với 2 bác già, mỗi lần đi du lịch nước lạ mà nghe tiếng người mình cứ y như nghe sấm nổ! dù không gian quanh mình lúc ấy có ồn ào cách mấy tiếng Việt vẫn vang lộng trong tai, mới biết đúng câu "tha hương ngộ cố tri", tuy không quen nhưng cũng là tình đồng hương. Người nhân viên bảo tàng Rodin này cũng tỏ vẻ ngạc nhiên, anh bảo người Việt ít khi xem Rodin, ngoại trừ những nhà chuyên môn về mỹ thuật! Bác già gái nói lại cho rõ là không dính líu gì đến mỹ thuật ngoại trừ sự chiêm ngưỡng.

Không còn nhớ rõ thứ tự của các tác phẩm, nhưng bác già gái thích nhất là tác phẩm "The Kiss, Nụ hôn". Rodin đã đặt được cảm giác cho vật liệu vô tri, nhìn tác phẩm, bác già gái cảm nhận được nỗi mê đắm, âu yếm nồng nàn toát ra từ đôi tình nhân



Giá chi mà bàn tay người nam ôm choàng lấy người nữ thì mới thật là tác tuyệt! 


Rodin là người tài hoa, mà cũng là người đào hoa. Bà Rose Beuret vợ ông, đã phải chịu đựng nhiều trong cuộc sống chung của hai người. Trong số những người dan díu với Rodin, cô Camille Claudel là học trò cưng của Rodin và có đôi phần ảnh hưởng bởi Rodin trong các sáng tác của cô. Đồng thời Camille cũng là tình nhân của Rodin: từ ngưỡng mộ kính phục dẫn đến tình yêu không xa mấy. Nhưng cuối cùng rồi Rodin cũng rời bỏ Camille trở về với gia đình; tuyệt vọng Camille sa sút tinh thần và sau đó chết trong viện tâm thần. Tác phẩm "Maturity" nói lên được nỗi lòng của Camille khi Rodin rời bỏ cô: 1 phụ nữ trè van xin 1 người đàn ông đang rứt bỏ cô để theo 1 người phụ nữ lớn tuổi hơn, nhìn dáng quỳ xin của người phụ nữ trẻ, và dáng dứt đi của người đàn ông, bác già có cảm tưởng như tiếng không vừa thoát khỏi môi ông cùng với cái quay lưng:



Nói về đặt linh hồn cho các pho tượng, Rodin có lẽ là bậc thầy, tác phẩm "The walking man, người đàn ông đang bước đi " cho ta đúng cảm giác đó: người đàn ông đang bước đi; bàn chân trước đã đặt xuống và bàn chân sau đang nhắc lên chuẩn bị cho bước kế tiếp tạo thành dáng bước tới phía trước



Nhưng với cà 3 người già, tác phẩm "The Burghers of Calais" mới đem đến nhiều bàn tán về cảm xúc của từng hình tượng riêng lẽ, bạn cũng cùng tham gia nhận xét về cảm xúc của các hình tượng đó nghe!






Museum D'Orsay

Bào tàng D'Orsay vốn là 1 nhà ga xe lửa cũ nhưng nhờ kiến trúc khá đặc biệt nên được giữ lại, bảo tồn và sửa sang lại thành 1 viện bảo tàng. Trong giới thưởng ngoạn hội họa, D'Orsay chính là nhà của các danh họa theo trường phái Ấn tượng "The Impressionist"

Hướng về cổng bên hông phải dành cho những người đã có pass, bác trai thấy 1 anh người Ấn bán hạt dẽ rang, đòi mua! Bác già gái không chịu bảo mình còn đi xem mua chôc nó nguội lại cứng đi, thôi để khi trở ra sẽ mua rồi vừa đi vừa bóc ăn co phải hay hơn không? Đồng ý!

Hai bên cổng D'Orsay, một bên là tượng ngựa, một bên là tượng trâu nước. Sao lại có ngưu mã gác cổng thế này? hay lại mắng xéo các anh giữ cổng là.... thôi không nói nữa kẻo đắc tội!

Nhưng mà đói quá rồi, trong D'Orsay có 1 nhà hàng, trước nguyên là khách sạn nối liền với nhà ga, xây năm 1900, sau năm 1939 bị bỏ hoang phế; nay đã được tu sửa thành 1 nhà hàng lịch sự, có nét thanh nhã, cũng là 1 di tích của nhà ga xưa. 



Bước vào, kêu 3 phần ăn trưa, bàn ăn bày biện màu sắc hài hòa đẹp mắt







Thức ăn ngon miệng, người phục vụ ân cần, giá cà lại phải chăng: menu 3 món 18 Euros/ người.

Bác già nói lằng nhằng về cái nhà hàng này, ý muốn nhắn bạn mình có đi coi D'Orsay, gặp buổi trưa thì ghé vào ăn, vừa nghĩ chân, lại vừa hưởng thụ đôi chút mà không phải lo lắng quá về giá cả.
Xong, tìm thang máy lên tầng thứ 5 để xem những danh họa của trường phái ấn tượng:



Ngang qua chưng bày múa rối bóng:





Khu trưng bày các tranh thuộc trường phái ấn tượng thật choáng ngợp, đủ mọi tên tuổi cúa trường phái này dều có tranh trưng bày nơi đây: Từ Edgar Degas cho tới Manet, từ Renoir cho tới Camille Pissaro. Nhưng ngôi sao chính phải kể là Claude Monet, trước tranh của ông, người xem đông nghịt; nhất là bức Japanese pont/ chiếc cầu Nhật bản.

Nhưng bức tranh làm bác già gái tức cười nhất là bức Whitler's mother. Mấy năm trước xem phim Mr Bean in Hollywood, cứ ngỡ bức tranh này là của hư cấu mà thành. Nhờ chuyến đi Tây này mới biết nó là của thật . Nhưng thật tình không nhận ra nó hay ở điểm nào:



Ở tầng dưới, bác già gái thích bức này, mắt bác già gái xem tranh thì cũng giống như tai bác nghe nhạc thôi, nhưng thích thì ngắm vậy:



Raboteurs de paequet của Gustave Caillebotte (tạm dịch những người cọ sàn)

Ra về,ngang mắt thời gian (là do bác già gái đặt tên cho chiếc đồng hồ lớn trên tầng cao nhất), ghé gian hàng bán đồ kỷ niệm định mua chiếc khăn quàng cổ có in bức tranh cầu Nhật Bản của Monet về làm kỷ vật, nhìn giá: 39 Euros!! Đành mua 1 miếng nam châm nhỏ gắn tủ lạnh có in cùng bức hình đó vậy. Rẽ hơn được 34 Euros!


Lâu đài Versailles

Buổi sáng trong tuần, trong ga RER line C St Michel người đông nghịt chuẩn bị bắt tàu đến sở làm. Mua vé đến Versailles hết 2.60 Euro mỗi ngưới/ lượt đi. Bác già gái hỏi người nhân viên trên ke để biết chắc mình lên đúng tàu (tàu RER line C mang mã tự gồm 4 chữ trên mỗi đầu đòan tàu, tất cả các tàu mang chữ V đầu-thí dụ VICK đều sẽ dến ga Versailles rive- gauche là ga cuối cùng của chặng đường , nhớ là ga cuối cùng và tất cả mọi người đều phải xuống xe!)

Con đường dẫn đến cung điện Versailles rợp bóng 2 hàng cây. Trình pass vào cửa, thật thích khi bước qua hàng dài người đang đứng xếp hàng chờ mua vé, đến bây giờ 2 bác già mới nhận ra cái tiện (chưa nói đến lợi) của pass và bác già gái bớt tiếc tiền.

Versailles xưa chỉ là một hoành cung nhỏ để vua và triều đình nghỉ chân trong những cuộc săn, triều chính bấy giờ đặt tại cung điện Louvre ở Paris

Nơi đây cậu bé sau này sẽ là người vang danh với biệt hiệu vua mặt trời đã sống chuổi ngày thơ ấu vô vị. Vua cha từ trần lúc cậu còn quá nhỏ chưa đủ tuổi để trị vì. Dưới thời nhiếp chính, cậu và mẹ bị đối xử cách lạnh nhạt, gần như bị cầm tù lỏng nơi đây. Mang tiếng là vua nước Pháp, cậu chỉ được người hầu mang đến cho những bửa ăn nhạt nhẻo không mùi vị; mặc thì chỉ mặc những bộ quần áo kệch kỡm, buồn cười.

Không lạ gì khi đã nắm quyền lực trong tay, vua Louis XIV cho sửa sang cung điện Versailles đến mức lộng lẫy huy hoàng xứng đáng với danh vị vua mặt trời nổi tiếng bao trùm Âu châu, đồng thời dời triều đình từ Louvre về đây. Hình như Louis XIV cho rằng "Sống tốt nhất là cách trả thù tốt nhất".

Bước qua các gian phòng, tuy rằng các cánh cửa dều được thếp vàng lộng lẫy:



Nhưng các căn phòng đồ đạc bày biện sơ sài và phảng phất vẩn có mùi ẩm mốc bên mũi, bác già gái cho rằng đấy chính là "hương thời gian"

Trọng tâm của Versailles chính là phòng gương "hall of mirrors". 

Phòng gương dài gần 8m, gồm 17 tấm gương cao hợp với 17 khung cửa sổ đối diện nhìn ra khu vườn thượng uyển xinh đẹp. Bạn nhớ rằng thời đó gương rất đắt tiền! Và trên suốt trần của gian phòng dài gần 8 m ấy là những chùm đèn pha lê gồm hàng chục ngọn đèn! Rồi bạn hãy thử tưởng tượng thêm, vào những đêm đại lễ hay tiếp tân, yến tiệc; tất cả đèn đều được thắp sáng, và được phản chiếu lại trong 17 tấm gương, bạn mới hình dung dược vẻ lộng lẫy huy hoàng của căn phòng gương này!



Suốt 2 vách cúa phòng gương đuợc chưng bày 24 tượng cầm giá nến thếp vàng: 




Và 8 tượng cổ: 






Bác già gái thì muốn đi coi Le Petit Hameau có nhà mái tranh, có đồng cỏ nuôi trừu và bò, có ao thả vịt cạnh các guồng bánh xe nước do vua Louis XVI dựng cho hoàng hậu Marie Antoinette. Bà này trong những khi mệt mỏi với cung cách lễ nghi phiền phức của triều đình, lui về đây sống với sằn dã thiên nhiên, dĩ nhiên không phài bà hoàng tự tay cho bò trừu ăn hoặc chính mình đi lùa vịt!

 
(nguồn: Internet)



Tiếc thay khu trang trại nằm tận cuối khu Versailles, mà khu Versailles thì rộng mênh mông! Đành hẹn lần sau!

Người trang trí khu vườn là André Lenôtre, cũng là người thiết kế khu vườn của lâu đài Vaux-le-Vicomte.

Máy cùi nên không lấy được phản chiếu của khu vườn qua gương phu nhân ạ!
Tiếc là hôm đi là ngày thường nên không xem được nhạc nước, và lại hình như cuối tuần thì rất đông người, không hợp lắm cho người lớn tuổi

Sẽ post cho phu nhân cái link để xem ở youtube - upload hơi lâu 1 chút 

Thêm vài hình cho phu nhân, và 1 góc khu vườn, không đẹp lắm vì chớm thu rồi, khu vườn này phải nhìn từ cao xuống toàn cảnh mới đẹp 






Xin? hay lừa?

Trên chuyến xe RER trở về Paris, trong lúc đang di chuyển có anh chàng da ngâm ngâm dáng cao cao râu lùm xùm đi suốt từ dưới lên trên, ghế trước mặt không có người ngồi chàng đặt mảnh giấy màu vàng:



Bác già trai người thàng hậu, định nhặt lên xem, nhưng bác già gái tinh như cáo (thật ra thì thua cáo 1 chút!  ngăn lại, nhón mắt nhìn và đọc:



Dịch ra tiếng mình như thế này:

" Mỗ đây vô gia cư mà lại có 1 con nhỏ, xin quý ông bà giúp mỗ tìm 1 việc làm và sống cùng gia đình mỗ. Mỗ xin ơn trên phù hộ quý vị và chúc quý vị 1 hành trình tuyệt cú mèo"

Theo như bác già gái hiểu ý, anh chàng này xin cung cấp cái cần câu để anh tự câu cá mà nấu cho con ăn chứ không xin thẳng cá, nhưng ai mà mang theo cần câu dọc đường để biếu anh? 

"Give 'em the tools...."

Mắt kém ư? nếu cầm mảnh giấy lên sẽ bị mè nheo vài euros! vài euros cho tội tò mò????

Bạn đã được cảnh báo!!

Louvre 

Đối với nhiều người, nếu không nói là đa số mọi người, chuyến viếng thăm Paris không thể thiếu viếng thăm bảo tàng Louvre, vốn là tâm điểm cúa triều đình Pháp trước khi dời về Versailles.

Hai bác già và toa tàu cũng vậy, hơn nữa với Museum Pass đã bao gồm Louvre nên không phải mua vé. Chọn lối vào ở Kim tự tháp kính do kiến trúc sư người Mỹ gốc Hoa (hay người Hoa sống ở Mỹ?) I.M Pei thiết kế. Nhiều người Paris chê tháp này, cho rằng nó làm nhức mắt họ. Hai bác già cũng thấy khó chịu với tháp này, tuy không bị nhức mắt nhưng cảm giác kỳ kỳ như thấy bà hoàng Antoinette mặc áo dạ hội có mụn vá vậy! Đối với 2 bác già, cái thực sự làm nhức mắt 2 bác là tháp Montparnasse, có thể nói đạt kỷ lục về xấu xí! 




Louvre được coi như viện bảo tàng nghệ thuật lớn nhất thế giới với hơn 30.000 cổ vật tồn trữ. Có nguồn cho rằng nếu mỗi vật trưng bày nơi đây bạn chỉ nhìn 1 phút, bạn sẽ cần 3 tháng để xem hết mọi vật!

Đúng là hai bác già và toa tàu hoa cả mắt, nhức cả chân! Bác già hầu như quên hết mình đã xem những gì, ngoại trừ 3 bức tượng, và chỉ có một bức tranh nằm trong trí nhớ của bác già gái:

Bức tượng này bác già gái thích nhất, đặt tên là "Thì thầm"



David chiến thắng Goliath:



Và nữ thần chiến thắng Samothrace "Winged victory of Samothrace"



Còn bức tranh, các bạn đoán là bức tranh nào? Có bạn nào cho là Mona Lisa không? Không! không phải Mona Lisa, vì bức tranh đó là cả niềm thất vọng!! Nhỏ xíu, lại bị bọc trong bọc ngoài cà mấy vòng người nhón chân nghễnh cổ, cố gắng đưa máy hình lên bấm! Bức tranh mà bác già gái thích nhất đây này:



Do Byron Francois Gerard vẽ, tên là Daphnis et Chloe. Bác già thích vì dáng ngồi nương tựa đầy phó thác tin tưởng của người nữ Chloe, và bố cục ánh sáng tỏa trên 2 nhân vật thật sống động và có vẻ thánh thiện biết bao

Chỉ bấy nhiêu đó còn lại trong trí hai bác già. Ra về, không quên chụp cái Kim tự tháp lộn ngược cho cô con gái, vốn mê say quyển The Da Vinci code của Dan Brown


Tuilerie và L'Orangerie

Rời Louvre, băng ngang vườn Tuilerie vốn là vườn thượng uyển xưa, bác già trai bật cười khi nhìn thấy pho tượng ôm mặt, mà trên đầu có con chim bồ câu đậu và những đốm đen do nhiều bồ câu trước đó để lại làm dấu lưu niệm:



Trời trở lạnh, thấy quán bên đường xinh xắn:



Gọi Vang nóng, lần đầu nghe đến vang nóng:



Thất vọng vì dở vô cùng dở. Gọi thêm tô súp hành, thêm sự bực mình vì súp cũng dở ngang với rượu. Bác già trai gọi tình trạng này là thuê chổ nghỉ chân để ngắm thiên hạ. Buồn tình, bác già gái lấy mầu bánh ra dụ cho chim ăn ngay trên tay:



Có cả con sẻ nhỏ đến đớp bánh:



L'Orangerie nằm ở cuối Tuilerie, khoảng gần giáp với Place De La Concorde là quãng trường xưa xảy ra các cuộc xử chém hoàng tộc, cà vua Louis XVI và hoàng hậu Marie Antoinette. Viện trưng bày này này được biết dến nhiều qua tranh của họa sĩ đại diện cho trường phái ấn tượng: Claude Monet.

Nếu Chopin là 1 nhạc sĩ mà khi cuối đời lại bị điếc, thì Monet là 1 họa sĩ mà cuối đời lại bị lòa mắt. Thị lực sút giảm, nên càng về sau các diềm chính trong tranh ông càng lớn hơn. 
L'Orangerie được thiết kế theo ý của Monet, với những căn phòng vách hình cánh cung vẽ cảnh hoa súng cùng liễu rũ trong khu vườn ở gia trang Monet vùng Giverny



Chính tại đây bác già mới nhận rõ tại sao gọi là Impressionism: nhìn xa, đúng là cảnh liễu rũ trong hồ hoa súng buổi sáng, rồi buổi chiều... Nhưng nhìn gần mới thấy, nhà họa sĩ không phải vẽ, mà "đưa, đánh" nét cọ đậm nhạt hợp cùng cách dùng màu sắc để khi ta đứng xa, tất cả hài hòa thành "Ấn tượng" liễu và hoa cùng ánh sáng phản chiếu trong nước hồ. L'Orangerie theo ý bác già là viện trưng bày tranh mà không nên bỏ qua, nhất là các bạn yêu tranh Monet.

Trên đưởng ngang qua hàng cây rợp bóng, nhìn xuống thấy hạt gì như hạt dẽ rụng đầy, lượm 1 hạt lên xem: Đúng là dẽ! Bèn 3 người cúi cúi nhặt nhặt đầy 1 túi. Toa tàu còn tham lam ráng nhặt thêm vài hạt!
Panthéon và Sorbonne

Bác già trai khi nhặt hạt dẽ đã bảo: Tôi sang sống bên Tây chỉ cần nhặt hạt dẽ về rang bán giống như nhà cái anh chàng trước cửa D'Orsay cũng đủ tiền mua cơm! 

Dễ dàng thế sao?

Nấu xong, bác già gái vốn quen tính nêm nếm trong bếp ở nhà bèn thử 1 hạt trước. Ôi chao bác nhè ra ngay vì đắng quá! Cả ba người được ngày cười no vì vỡ giấc mộng kiếm tiền trên đất Paris! Có lẽ hạt dẽ gai thì đắng chăng? nơi 2 bác già ở không có cây dẽ, và nơi toa tàu đang sống cũng không nốt!

Cho vợi buồn (cười!), ba người rủ nhau đi thăm đền Panthéon. Đền này được làm theo mô hình của Panthéon bên La Mã, là nơi an nghĩ các bậc vĩ, danh nhân của nước Pháp nói riêng và nhân loại nói chung. Trong số các vĩ nhân, chỉ có một vị là phụ nữ: Bà Marie Curie. Tuy nhiên bác già gái không tìm thấy mộ của Ông Bà Curie dù rằng quanh quẩn tìm theo sơ đồ! 

Trong gian chính của điện Panthéon là quả lắc Foucault nguyên thủy "Foucault pendulum". Ông León Foucault đã chứng minh sự vận hành của trái đất theo đó trái đất quay giáp vòng là 360°. Các bạn mình thích khoa học có thể tham khảo thêm ở Wiki, còn bác già thì xin chịu!

http://en.wikipedia.org/wiki/Foucault_pendulum



Trong hầm mộ, bác già nhìn thấy mộ và tượng của Voltaire, 2 văn hào Victor Hugo và Alexandre Dumas cha cùng chung 1 gian phòng - chắc để trò chuyện văn chương? Vĩ nhân mà bác già gái thích nhất vì phát minh của ông giúp niềm vui sống cho những người mù khi họ có thể "đọc" sách bằng bộ chử nổi Braille, đó là ông Louis Braille:



Ngang qua Sorbonne, không thể không chụp 1 tấm ảnh của viện đại học lừng danh thế giới này:



Thấy tượng , không biết tên là ông gì, bác già gái lại cứ thắc mắc: Sao ông ta lại mang giày phụ nữ nhỉ???


Vườn Lục Xâm Bảo

Đối với những người trạc lứa tuổi với 2 bác già, vườn Lục Xâm hẳn là đã nghe nhiều lần trong suốt thời hoa niên của họ. Như câu ca của Cung Trầm Tưởng:

Mùa thu Paris....
.....Bên vừon Lục Xâm, công viên ghế đá....

Cổng vườn Lục Xâm chào đón 3 người Việt già bằng tấm bích chương này:



Và trùng hợp thích thú là Lâm Đức Hiển (hay Hiền? Hiến?) chẳng những cùng giòng Việt tộc mà còn đồng họ Lâm với 3 bác già nữa!!!

Khu vườn rộng , cây cảnh hoa lá trồng thật công phu màu sắc hài hòa với mùa thu. Những tượng đá trắng trong khu vườn gợi nhớ 1 đoạn văn cùa Anatole France; khu vườn này nguyên do hòang hậu Marie de Medicis mẹ vua Louis XIII ra lệnh tạo thành, bên cánh phài khu vườn có 1 hồ nước nhỏ gọi là hồ phun nước Medicis "Fontain de Medicis"

.

Có đôi vịt uyên ương, không hề nhát sợ người mà lại an ngủ say sưa bất chấp bọn loài người chụp hình tanh tách:



Quanh vườn, đó đây thành phố cho đặt nhiều ghế để người dân có thể ngồi nghĩ ngơi, ăn uống, đọc sách, tranh luận với nhau về bất cứ vấn đề gì họ thích hoặc muốn, hoặc giản dị hơn, chợp 1 giấc ngắn trong khu vườn tuy giữa thành phố hoa lệ mà vẫn giữ được nét yên tĩnh rất riêng này:



Và Paris, Paris thành phố của tình yêu, lãng mạn, phóng khoáng , những đôi tình nhân âu yếm bên nhau là những hình ành đẹp có thể gặp ở khắp nơi:



Chiều nay, 2 bác già đi dạo bằng tàu trên sông Seine - Bác già gái mua vé trước trên mạng, rẽ hơn mua tại chỗ nhiều: 8 Eros/ người thay vì 12 Euros nếu mua vé tại bến lên tàu, trang mạng là:

www.vedettesdupontneuf.com

Ngang qua Conciergerie, là nơi giam giữ hoàng hậu Maỉe Antoinette và những người trong hoàng gia Pháp trước khi mang ra công trường Concorde xử chém:



Tháp Eiffel trong ánh sáng ban ngày vẫn đầy tràn duyên dáng:


Các tour du lịch thường đưa khách đến mua sắm ở 1 trong 2 cửa hàng bách hóa lớn nhất Paris là Galeries Lafayette và Printemp, nhưng thường là Lafayette. Bác già cũng thế, tuy không có can đảm đi tour để trả tiền cho người ta chăn dắt mình và lùa mình đi từng đoàn như lùa vịt (bác già chỉ đi tour T.Q có 1 lần và còn hãi đến tận hôm nay!), nhưng cũng muốn đi coi cho biết với người ta và xem có cái món gì đại đại hạ giá vừa với túi tiền hưu thì sắm để sau này còn có cái mà khoe: Đồ này tôi mua tận bên Tây!

Nhưng túi tiền hưu của bác già bị thâm thủng khi ghé ngang Fragonard và mua mấy loại xà phòng thơm về làm quà cho các con và sui gia 2 nhà. Tiện đi ngang nhà thờ Madeleine - đến đây thì bọn ba người đã ngán nhà thờ, nhà bào tàng đến cổ rồi; chỉ còn 1 nhà thờ cần phài đi sẽ nói sau- thấy hàng thực phầm cao cấp Fauchon, ghé vào coi, không dám mua gì cả! (Sau này khi ghé Seoul, 2 bác già có thấy 1 đại lý Fauchon trong thương xá Lotte, nhưng hàng hóa và phẩm chất thua xa cửa hàng Paris)



Ngang Palais Garnier, định lấy tour có hướng dẫn coi bên trong rạp, nhất là thính phòng với trần phòng được trang trí cùng với bộ đèn pha lê và tranh vẽ bởi Chagall , thường được gọi là trần phòng Chagall, nhưng tiếc thay hôm đó có buổi diễn tập nên tour bị hủy bỏ. Hẹn lại Phantom of the Opera lần sau vậy!

Galeries Lafayette với mái vòm lộng lẫy tuyệt đẹp:



Giá cả nơi đây thì thật là cao tận trời xanh, nhưng bác già xuống dưới tầng hầm và mua vài món thức ăn cao cấp cúa Tây về "nhà" nhâm nhi: Foie Gras và Jambon! Tuyệt ngon!

Trên đường trở về, bắt gặp nguyên bộ búp bế Nga chưng bày trong 1 cửa hàng:



Chiều lại, đến nhà thờ St Chapelle trước để ngắm bộ khung kính màu, sau xem buổi hòa tấu violons , tấu khúc 4 mùa Les quatre saisons của Vivaldi do ban hòa nhạc Les Solistes Francais và nhạc sĩ Paul Roger solo violon trình diễn. Trong không gian yên tĩnh trầm lắng của ngôi thánh đường, dưới mái vòm cao vút đưa tiếng vỹ cầm réo rắc lồng lộng xuyên suốt vào lòng người thưởng ngoạn.

Một buổi tối khó quên và ghi đậm nét trong tâm thức 2 bác già
Những ấn tượng của Paris đối với 2 bác già

Đối với người Việt mình, đi Tây hoặc đi Tàu là 2 nơi người mình dễ cảm nhận nhất vì văn hóa của Tây và Tàu, dù muốn dù không cũng đã đậm nét ảnh hưởng đối với văn hóa Việt. 

Các bảo tàng, thắng tích của Paris; đối với 2 bác già là để nhìn và cảm nhận, đối chiếu lại với những gì mình đã học ở nhà trường, đã đọc trong sách vở và đã mơ được một lần được đặt chân tới từ thuở... còn có Diễm kia! Những nơi này, phài xem vì cần phải xem; xem xong rồi là hoàn tất nhiệm vụ người du khách, không cần phải xem trở lại lần thứ hai.

Điều chạm đến cái tiềm thức tưởng đã ngủ yên, là ngang qua 1 góc phố: Ôi kìa sao mà giống cafe La Pagode quá, có phải y như con đường Tự Do không? Là vì có vài nơi vài chỗ, cấu hình của khu phố quá giống Sài Gòn xưa! Mình đi trên con đường của thành phố mà mỉnh mới đến lần đầu, sao lại có nét quen như đã gặp trong giấc mơ nào trước đó!

Cái duyên của Paris, là những con đường nhỏ lát những viên đá đã mòn dấu thời gian:





Là bất chợt ngẩng đầu lên và nhìn thấy căn nhà thời Trung Cổ còn sót lại:





Là 2 người bạn bất chấp phố đông người qua ồn ào xe cộ, ngã bàn cờ suy nghĩ nước cao thấp hơn thua:



Là người nhạc sĩ lẻ loi hoặc cả ban nhạc đường phố góp nét đặc biệt cho một Paris:




Buổi sáng trời còn lành lạnh và đường phố thì còn vắng tiếng xe:



Bầu trời bình minh của Paris hình như cũng đẹp hơn bầu trời bình minh của nơi 2 bác già sống:



Cây cầu thật xưa, có thể là cây cầu đầu tiên cúa Paris mà cái tên thì luôn luôn mới: Cầu Mới "Pont Neuf" :



Những chiếc xà lan trên sông Seine được biến đổi thành nhà hàng hoặc nhà ở:



Những quán sách cũ "bouquiniste" dọc theo các bến sông Seine treo đầy những tấm poster:



Và những con đường nhỏ nhưng đông đầy những nhà hàng và du khách:




Đóng

Trước chuyến đi Tây, 2 bác già nghe nhiều điều, mà đa phần là những điều không hay về Paris: Nào là Paris hôi hám, phân chó cùng nước tiểu người mùi hôi nồng nặc, nào là coi chừng móc túi, coi chừng bợm! nào là tụi Tây hách lắm, mình mà không biết tiếng Tây, nó hễnh mũi không thèm xài tiếng Ăng Lê với mình đâu, cái tính tự tôn của tụi Tây thiệt là...

Công nhận là thành phố mang danh là thành phố diễm tình "romantic city", mà đôi tình nhân đang âu yếm tay quàng vai, đầu kề má thủ thỉ chuyện yêu đương thì còn gì đẹp bằng! 

Nhưng...

Cú chạm của thực tế là chợt nàng la oái lên, rồi giở giày lên xem, còn chàng thì cuống quýt tìm nước rửa giày cho nàng! Và sau đó thì còn gì là hứng thú khi mà đôi cặp mắt không dám nhìn nhau mà chỉ chăm chắm nhìn xuống đường đề phòng tránh mìn?

Nhưng 2 bác già không gặp, nói đúng hơn là ít gặp phân chó trên đường, hình như thành phố đã ra luật bắt chủ nhân của các chú chó phài mang theo bao nylon để thu dọn chất thải của chó cưng mình, vi phạm nếu bắt được sẽ phạt rất nặng.

Vấn đề tiểu tiện trên đường , thì có, 2 bác già mũi có ngửi mùi khai, mắt có trông thấy 1 chàng cao ráo trắng trẻo ăn mặc đồ lớn đúng con nhà nòi chứ không phải dân nhập cư - quay lưng vào vách tường ngay lối vào métro Les Invalides. Điều khó hiểu là sao anh ta lại thản nhiên hành sự tại 1 chổ quá ư là lộ liễu, nhĩ mục quan chiêm mà không buồn tìm 1 chổ nào kín đáo hơn? Quen nên nhờn chăng? Thật sự không hiểu và không thể chấp nhận nơi 1 người văn minh! 

Vấn đề nhà vệ sinh công cộng có lẽ cũng có góp phần vào tệ trạng này, là du khách, bạn có thể dễ dàng xử dụng nhà vệ sinh khi đi thăm các bảo tàng, tuy rằng hàng rồng rắn thì cũng khá dài như....rồng rắn, hoặc đi nhờ khi vào nhà hàng , quán cafe. Du khách cũng sẳn sàng bỏ tiền ra vài ba chục xu khi có nhu cầu, nhưng thực sự người địa phương thì khó mà phí tiền mỗi ngày như thế. Hình như đó cũng là nổi niềm của dân ta?

Cho nên, trong suốt chuyến đi, khi nhìn thấy nhà vệ sinh công cộng là 3 người già xử dụng ngay, không cần phải chờ đến khi thật cần thiết, vì ai biết đâu được cái nhà vệ sinh kế tiếp nó nằm ở chổ nào? Và không hề tốn xu nào cho nhà nhỏ cả!

Tuổi già, đến xứ lạ mà phải tự mình lo lấy mọi việc, tử chỗ ngủ cho đến nơi ăn;từ đi tàu lửa cho đến máy bay, taxi xe buýt thảy đều phải tự lo tất. Những điều đó hợp cùng nhu cầu cần biết phài xem những gì, liên quan đến những điều đó ra sao, làm 2 bác già lo lắng nhiều lắm. Nhưng lo nhiều nên phải chuẩn bị nhiều, trí nhớ và sức tiếp thu cũng đã chậm đi phần nào, nên các thông tin , chi tiết và sách vở liên quan phài đọc đi đọc lại suốt cả năm trời chuẩn bị. Chính vì thế mới đưa đến cái hay là đọc lâu quá, chuẩn bị lâu quá nên nhớ, và hiểu nơi mình đến thăm thật rõ. 

Hai bác già cảm ơn các bạn mình đã theo dõi và rót rượu khích lệ suốt tuần qua. Chính ra 2 bác già mới phải là người rót rượu mời để cảm ơn các bạn cho 2 bác già có dịp hồi nhớ lại ký ức đẹp này. Paris không làm 2 bác già thất vọng, và đúng là 2 bác già lại bắt đầu plan chuyến đi kế tiếp, có thể là Rome, Amsterdam , Bruges, Ghent, Anwerp và lại trở lại Paris sống thêm 10 ngày nơi đó. Nếu bạn biết về Paris, hẳn nhận ra 2 bác già chỉ quanh quẩn khu hữu ngạn Paris, còn khu tả ngạn hầu như thiếu hẳn! Với 5 ngày ở Paris và sức yếu, bác già chấp nhận thiếu để mà thèm và trở lại, hơn là nhồi nhét quá sức mình đưa đến bội thực và ngán luôn!

Chính vì vậy, xin hẹn gặp lại Paris....

Và nàng Mona Lisa trong nhà vệ sinh ở phi trường Charles De Gaulle cũng mĩm cười tiển chào 2 bác....



À Bientôt

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét