Thứ Hai, 28 tháng 7, 2014

Những nhà hát lớn có kiến trúc ấn tượng nhất mọi thời đại

1. Nhà hát lớn Bolshoi
“Bolshoi – nhà hát vĩ đại” bắt đầu được xây dựng từ năm 1776. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng, Bolshoi đã bị hỏa hoạn và quá trình xây dựng bị ngừng lại. Mấy năm sau, nó được kiến trúc sư Joseph Bove xây dựng lại. Nhà hát lớn Bolshoi hiện tại là được Alberto Cavos xây dựng lại vào năm 1856 (ông Cavos cũng xây dựng Nhà hát Mariinsky ở Saint Petersburg – một đối thủ nặng ký của Bolshoi trong cuộc đua giành ngôi vương nhà hát lớn có kiến trúc ấn tượng nhất mọi thời đại). Với kiến trúc 8 trụ được dựng ở mặt tiền, và một trán tường tân cổ điển, cùng một cỗ xe ngựa kéo Apollo, biểu tượng của nhà hát, Bolshoi có sức chứa tới 1.700 chỗ ngồi, bốn ban công và một thư viện. Cấu trúc bên trong nhà hát nổi bật với hai gam màu đỏ và vàng làm chủ đạo.
Bolshoi cũng là nơi diễn ra nhiều cuộc họp chính trị quan trọng. Tại đây, vào năm 1922, nước Cộng hòa Liên bang Xô Viết- nước cộng hòa xã hội đầu tiên trên thế giới đã được ra đời.

2. Nhà hát lớn Cuvilliés, thành phố Munich, nước Đức

Nhà hát lớn Cuvilliés là trung tâm của thành phố Munich, nơi người dân đi bỏ lá phiếu bầu cử tri cho mình. Nhà hát Cuvilliés được đặt theo tên kiến trúc sư tạo ra nó, ông Francois de Cuvilliés. Ông đã được hoàng tử Maximilian III Joseph yêu cầu xây dựng một nhà hát. Ban đầu, nhà hát Cuvilliés có cái tên là Baroque với sức chứa là 523 chỗ ngồi và được trang trí màu đỏ và vàng, với một loạt các thực vật đại diện trên các bức tường - bao gồm cả hoa, cây cọ và trái cây. Nhà hát này có bốn ban công được xây dựng theo kiểu Ý và được chia làm nhiều khu. Khu đại sảnh là dành riêng cho hoàng tử.
Trong vụ đánh bom trong Thế chiến thứ II, nhà hát đã được bảo vệ bởi các mảnh che chắn bên ngoài. Tuy nhiên, nhà hát vẫn bị hư hỏng nghiêm trọng. Người ta đã tiến hành trùng tu nhiều phần, điển hình là thay kiến trúc ban công của người Ý thành của người Pháp, nhưng giữ nguyên lại cung Cuvilliés.
Vào ngày 29 tháng 1 năm 1781, nhà hát lớn Cuvilliés đã chứng kiến sự kiện mang tính lịch sử khi cả đại gia đình của nhạc sĩ thiên tài Mozart biểu diễn. Sau 4 năm đóng cửa để trùng tu, nhà hát Cuvilliés đã mở cửa trở lại vào năm 2008 với một loạt các buổi biểu diễn các tác phẩm của Mozart.

3. Nhà hát lớn FestspielhausBayreuth, nước Đức

Vào năm 1850, khi Richard Wagner sáng tác sử thi Der Ring des sử thi Der Ring des Nibelungen, ông đã đưa ra quyết định là xây dựng một nhà hát đặc biệt dành cho âm nhạc của mình. Ông hợp tác với kiến trúc sư và kỹ sư Otto Bruckwald Karl Brandt vào năm 1872 và nhà hát được khai trương vào tháng 8 năm 1876.
Trong khi hầu hết các nhà hát được xây dựng vào khoảng thời gian này đều hoàng một cách lộng lẫy, xa hoa nhưng với Festspielhau , ông Richard Wagner chỉ tập trung vào chất lượng của âm nhạc mà không tập trung vào việc trang trí nhà hát. Nhà hát có sức chứa 1.800 khán giả và không có ghế ngồi. Khán giả đến xem là ngồi trực tiếp xuống nền nhà và dựa vào vai nhau để thưởng thức những tác phẩm âm nhạc đầy chất lượng của Richard Wagner.
Sau khi Wagner chết, Festspielhaus đã trải qua thời kỳ khó khăn khi Hitler trở thành tổng tư lệnh của Đức và Đức quốc xã chỉ trích những tác phẩm của Wagner. Nhà hát đã bị bỏ hoang trong sáu năm và khi cháu trai của ông Wagner là Wieland đã trùng tu và làm hiện đại nhà hát như ngày nay và cho trình diễn lại những vở opera của ông nội mình.
Đặc biệt, để đặt được chỗ xem Lễ hội Bayreuth tại nhà hát Festspielhau, thường phải mất vài năm và có khi lên đến 10 năm.

4. Nhà hát lớn Metropolitan, New York, nước Mỹ

“The old met” bị phá hủy vào năm 1967, mở đường cho nhà hát Metropolitan ra đời tại Trung tâm Lincoln, New York. Nhà hát Metropolitan khai trương bằng vở opera Antony và Cleopatra, tác giả là Samuel Barber vào năm 1966. Kiến trúc sư Wallace Harrison đã thiết kế mặt tiền của nhà hát bằng năm mái vòm và các cửa sổ lao ra phía trước, từ đó tạo ra những ánh sáng mờ ảo được chiếu từ những chiếc đèn bên trong nhà hát, khi mặt trời lặn. Nhà hát lớn Metropolitan đã được Aristide Maillol tặng huy chương đồng, Marc Chagall tặng bức tranh treo tường và chính phủ Áo kỷ niệm hàng chục đèn chùm pha lê.
Với sức chứa 3.800 khán giả trong phòng hòa nhạc và năm ban công nơi có đủ chỗ đứng cho 200 người, Metropolitan là nơi diễn ra các buổi hòa nhạc lớn nhất trên thế giới. Trong năm 2006, Metropolitan đã phát sóng chương trình trực tiếp trên truyền hình ra khắp toàn cầu, mở đường cho một xu hướng mới của các nhà hát hiện đại.

5. Nhà hát lớn Coliseu, London, Vương quốc Anh

Được xây dựng bởi nhà thiết kế Frank Matcham, Coliseum có buổi biểu diễn ra mắt công chúng lần đầu tiên là vào năm 1904. Nhờ độ cao và độ phản quang của tháp, mà nhà hát Coliseum có thể được nhìn thấy từ khoảng cách rất xa. Với sức chứa 2.359 chỗ ngồi nằm rải rác trong những dàn nhạc và ba ban công, Coliseum là nhà hát lớn nhất ở London. Coliseum cũng là nơi đầu tiên của thành phố London được thắp sáng bằng điện
Ban đầu, nhà hát lớn Coliseum được dự định cho việc tổ chức các chương trình âm nhạc, hội họp. Nó đã được sử dụng như một phòng ăn trong Thế Chiến thứ II cho dân tuần tra cuộc không kích. Sau đó, nó trở thành một rạp chiếu phim với bộ phim được trình chiếu lần đầu tiên “Cuốn theo chiều gió” vào năm 1961.
Khi Coliseum trở thành một nhà hát lớn đúng nghĩa với chức năng của nó, một loạt các tác phẩm nổi tiếng được biểu diễn tại nhà hát, như vở kịch “The Mask of Orpheus” trong buổi ra mắt của Harrison Birtwistle vào năm 1986.
6. Nhà hát hoàng gia Đan Mạch ở thủ đô Copenhagen
Nhà hát hoàng gia Đan Mạch ở thủ đô Copenhagen được coi là một trong những nhà hát hiện đại nhất trên thế giới. Nối với tòa nhà trung tâm thành phố Copenhagen bằng một chiếc cầu, nhà hát Hoàng gia Đan Mạch hiện lên trong con mắt của những du khách một vẻ đẹp yên bình và thơ mộng. Được thiết kế bởi kiến trúc sư Henning Larsen, nhà hát này có tổng số vốn đầu tư là gần 300 triệu €, và được hoàn thành trong vòng 5 năm. Toàn bộ chi phí xây nhà hát được tài trợ bởi ông trùm dầu mỏ Maersk Mc-Kinney Moller.
Điểm nhấn của nhà hát là hình ngôi sao có diện tích 441.320 feet vuông và cao 125 feet được gắn trên nóc nhà hát. Du khách có thể nhìn thấy đất nước xinh đẹp Thụy Điển đứng từ ngôi sao này. Bên trong nhà hát, du khách sẽ bị ẩn tượng bởi những viên đá cẩm thạch Ý và ba đèn chùm của nghệ sĩ người Iceland – ông Olafur Eliasson có thể thay đổi màu sắc chỉ bằng các rung động ánh sáng. Thay vì màu đỏ truyền thống, ghế của nhà hát được bao phủ bởi một màu xanh phong phú, có sự tham khảo từ logo của công ty Moller.

Thính phòng chính được thiết kế theo hình quả trứng và lằm bằng chất liệu là gỗ phong với sức chứa là 1.400 chỗ ngỗi. Bên cạnh đó, nhà hát cũng có một phòng hòa nhạc nhỏ hơn với sức chứa 500 chỗ ngồi. Diện tích tầng trên được dành riêng cho múa ba lê và dàn hợp xướng, một studio diễn tập để tập nhạc và một phòng thu trong tầng hầm của nhà hát
7. Nhà hát Teatro La Fenice, Venice, Italy

Nhà hát Teatro La Fenice được thiết kế bởi kiến trúc sư người Ý, ông Giannantonio Selva và xây dựng trong vòng 27 tháng, thay thế cho nhà hát San Benedetto ở cuối thế kỷ 18. Việc xây dựng nhà hát đã gặp không ít trở ngại khi nhà hát nằm ở gần Quảng trường Saint Mark, nơi có một lượng lớn người đi lại hàng ngày và các cống rãnh. Với hai mặt tiền, một hướng ra kênh đào và một hướng ra quảng trường, du khách có thể đến nhà hát bằng cả đường bộ và đường sông. Nhà hát Teatro La Fenice được mở màn bằng vở Paisiello's I Giuochi d'Argrigento vào năm 1972.
Tên cũ của nhà hát là “the phoenix – chim phượng hoàng”. Với sức chứa 1.500 khách, nhà hát Teatro La Fenice đã bị "thần Lửa" viếng thăm nhiều lần và lần gần đây nhất là xảy ra vào năm 1996. Nhà hát được mở cửa trở lại vào tháng 11 năm 2003, với sự hỗ trợ 60 triệu € từ nhà làm phim Woody Allen.

8. Nhà hát lớn hoàng gia Versailles, thành phố Versailles, nước Pháp
Nhà hát lớn hoàng gia Versailles được mở cửa vào ngày 16 tháng 5 năm 1770 với bản Persee Lully, trong đám cưới của hoàng tử Dauphin với Công chúa Marie-Antoinette. Được thiết kế bởi kiến trúc sư đầu tiên của nhà vua, ông Jacques Ange Gabriel, Versailles là nhà hát lớn nhất tại Pháp vào thời điểm đó với sức chứa là 800 chỗ ngồi.
Từ bên ngoài nhìn vào, nhà hát trông thực sự không hào nhoáng và vô cùng giản dị. Lối vào nhà hát rất chật chội với những bức tường đồng màu trắng. Nhưng du khách sẽ phải choáng ngợp với thiết kế bên trong của nhà hát. Tất cả mọi thứ bên trong nhà hát được xây dựng từ gỗ, thậm chí các cột đá cẩm thạch giả và các tác phẩm điêu khắc, và hội họa.

Từ khi khai trương đến lúc cuộc cách mạng nổ ra, nhà hát lớn hoàng gia Versailles đã mở hơn 20 cuộc biểu diễn. Nhà hát bị đóng cửa đến tận khi Louis-Philippe lên nắm quyền và mở rộng thêm các khoang trong nhà hát, ông cũng cho trang trí thêm màu đỏ và vàng làm điểm nhấn ấn tượng. Vào năm 2007, nó đã được trùng tu với chi phí hơn 12 triệu €.
9. Nhà hát lớn Palais Garnier, thủ đô Paris, nước Pháp
Năm 1861, Charles Garnier đã đánh bại 171 đối thủ khác để trở thành nhà thiết kế của nhà hát lớn Palais Garnier cho vua Napoleon III. Kiến trúc của nhà hát mang vẻ đẹp của sự hùng vĩ như là sức mạnh của vua Napoleon III.

Lối vào nhà hát là một cầu thang đôi lớn được lấy cảm hứng từ 'Grand Theatre de Bordeaux của Victor Louis, và được thiết kế để đón khách vào một thế giới của sự sang trọng, giàu có, xa hoa, mỹ lệ. Thính phòng được thiết kế theo kiểu Ý và được trang trí theo 2 gam màu chủ đạo là màu đỏ và vàng. Sức chứa của nhà hát là 2.000 chỗ ngồi. Đặc biệt, du khách sẽ thấy ấn tượng bởi các bức tranh tường trần đầy cảm hứng của họa sỹ lừng danh thế giới- Marc Chagall.
10. Nhà hát lớn Drottningholms Slottsteate, thành phố Stockholm, Thụy Điển
Cách trung tâm thành phố Stockholm chỉ vài dặm, nhà hát cung điện Drottningholm vẫn ở trạng thái ban sơ như ngày đầu tiên khi nó được khai trương trở lại vào năm 1766. Nó ban sơ đến độ ngay cả những máy móc cũng được bảo tồn và duy trì. Du khách sẽ không thấy nhiều tiện nghi hiện đại ở đây, tuy nhiên, đó mới chính là nét quyến rũ của nhà hát cung điện Drottningholm.

Tiền sảnh của nhà hát được thiết kế vào năm 1971 bởi họa sĩ người Pháp Louis-Jean Desprez. Thính đường thực sự là viên ngọc quý của nhà hát mặc dù được làm với thạch cao vữa và có các hàng ghế chỉ là những dãy ghế băng. Mặc dù, trong thính đường có một số khoang (chủ yếu là khoang dành cho hoàng gia), tuy nhiên, nhà hát không có ban công và sân khấu được thiết kế rất đơn giản. Sức chứa của nhà hát khoảng 454 chỗ ngồi.


Lê Hoa

Nín thở trước 8 nhà hát đẹp nhất thế giới


8 nhà hát này giống như những tác phẩm nghệ thuật, biểu tượng cho quốc gia chứ không đơn thuần chỉ là nơi biểu diễn nhạc kịch.
i


1. Nhà hát Teatro di San Carlo, Naples,  Ý
 Nín thở trước 8 nhà hát đẹp nhất thế giới - 1
Nhà hát Teatro di San Carlo là một trong những nhà hát đẹp nhất thế giới và được xem như hình mẫu lý tưởng cho nhiều công trình tương tự về sau, trong đó phải kể đến nhà hát La Scala ở Milan và La Fenice ở Venice.
2. Nhà hát biểu diễn nhạc Walt Disney, Los Angeles, Mỹ
 Nín thở trước 8 nhà hát đẹp nhất thế giới - 2
Được xem như mái nhà của các dàn nhạc giao hưởng tại Los Angeles, nhà hát biểu diễn nhạc Walt Disney thường xuyên tổ chức các buổi biểu diễn âm nhạc cổ điển, hiện đại và nhạc jazz, cùng với nhiều sự kiện văn hóa khác nhau. Nhà hát này được thiết kế trở thành một trong những thính phòng đẳng cấp nhất thế giới.
3. Nhà hát Minack, Cornwall, Anh
 Nín thở trước 8 nhà hát đẹp nhất thế giới - 3
Nhà hát ngoài trời của hạt Cornwall vô cùng nổi tiếng với khung cảnh nhìn ra bờ Đại Tây Dương, thích hợp cho những buổi biểu diễn nhạc kịch tại đây. Vở diễn William Shakespeare của Tempest năm 1932 là vở kịch đầu tiên được công diễn tại nhà hát Minack.
4. Nhà hát Royal Exchange,  Manchester, Anh
 Nín thở trước 8 nhà hát đẹp nhất thế giới - 4
Được đưa vào danh sách những công trình hạng mục II của Anh (hạng mục những công trình đặc biệt quan trọng), khi bước chân vào nhà hát, khách tham quan sẽ có cảm giác như đang lạc vào con tàu vũ trụ vừa mới hạ cánh. Thực tế đây chính là không gian biểu diễn của 750 suất diễn đã được xây dựng trong không gian lộng lẫy của thính phòng Great Hall.
5. Nhà hát Seebühne, Bregenz, Áo
 Nín thở trước 8 nhà hát đẹp nhất thế giới - 5
Sân khấu nổi của nhà hát Seebühne trải qua nhiều biến đổi khác nhau nhiều năm và luôn là một trong những điểm thu hút nhất tại lễ hội Bregenz. Trong ảnh là buổi diễn opera của Verdi mang tên  "A Masked Ball" năm 1999 biểu diễn trên một cuốn sách khổng lồ được đọc bởi một bộ xương.
6. Nhà hát lớn Quốc gia, Bắc Kinh, Trung Quốc
 Nín thở trước 8 nhà hát đẹp nhất thế giới - 6
Được người dân địa phương gọi với cái tên trìu mến “Quả trứng”,  nhà hát lớn Quốc gia được thiết kế bởi kiến trúc sư người Pháp Paul Andreu và được mở cửa vào năm 2007. Nhà hát bao gồm ba thính phòng lớn: phòng hòa nhạc, phòng nhạc kịch và phòng kinh kịch, quy tụ nhiều giọng ca opera Bắc Kinh nổi tiếng.
7. Nhà hát Teatro de Cristóbal Colón, Bogotá, Colombia
 Nín thở trước 8 nhà hát đẹp nhất thế giới - 7
Được mệnh danh là vẻ đẹp của Colombia - một trong những nhà hát đẹp nhất thế giới, nhà hát Teatro de Cristóbal Colón thiết kế bởi kiến trúc sư người Ý Pietro Cantini vào năm 1885 và là hình mẫu cho nhà hát  Opera Garnier của Paris.
Nhà hát này được đặt tên theo một trong bảy kỳ quan của Colombia trong cuộc thi năm 2007 tìm kiếm những công trình có giá trị kiến trúc, lịch sử.
8. Nhà hát Con Sò, Sydney, Australia
 Nín thở trước 8 nhà hát đẹp nhất thế giới - 8
Kiến trúc mái buồm của nhà hát Con Sò Sydney vốn từ lâu đã trở thành biểu tượng của nước Úc. Thiết kế nội thất lộng lẫy bên trong của nhà hát cũng không có gì đáng ngạc nhiên. Theo kiến trúc sư Jørn Utzon, ông luôn cảm thấy tự hào vì công trình này vẫn luôn được mọi người đón nhận.
Theo Hạnh Chi (danviet.vn)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét