Nếu bạn ghi nhớ được 10 phong tục Nhật Bản cần biết này, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy gần gũi hơn với người dân địa phương, được họ đón chào hơn và sẽ hiểu sâu hơn về cuộc sống và con người Nhật Bản thay vì chỉ cưỡi ngựa xem hoa.
1. Cúi đầu để bày tỏ sự tôn trọng người khác
Cúi đầu được xem là một dạng nghệ thuật ở Nhật bản và học sinh được học tập hành vi tôn kính này ngay từ lúc chúng bắt đầu vào trường học. Đối với du khách, một động tác cúi đầu đơn giản hơi nghiêng hay cúi đến thắt lưng là cả một vấn đề. Cúi đầu càng thấp khi địa vị hay tuổi tác của người đối diện càng cao. Nếu với bạn bè, chỉ cần nghiêng 30 độ là đủ, nhưng đối với một quan chức công ty thì cần cúi đến 70 độ.
2. Tác phong tại bàn ăn
Nếu bạn dự một bữa tiệc tối, lấy nước uống rồi thì hãy chờ chủ trì bữa tiệc phát biểu xong đã để cùng nâng ly và hét lên một tiếng Kampai (giống như "dzô" thay lời chúc).
Nếu người bồi trao cho bạn một tấm khắn ướt nhỏ tại các nhà hàng Nhật Bản thì bạn hãy dùng nó lau tay trước khi ăn, sau đó gắp chúng lại cẩn thận và đặt chúng sang một bên. Đừng dùng khăn này làm khăn ăn (napkin) hay để lau bất cứ phần nào trên mặt của bạn.
Ngay trước khi ăn, bất chấp là bữa tiệc 7 món hay chỉ ăn một món tại siêu thị, bạn hãy lễ phép nói câu "itadakimasu" (tôi xin) trước khi ăn.
3. Đừng đưa "tiền tip"
Tại Nhật Bản, không có tập quán đưa "tiền tip" cho người phục vụ ở bất cứ hoàn cảnh nào, dù là trên xe taxi, trong nhà hàng hay lúc được người khác chăm sóc. Đưa "tiền tip" cho một người là ít hay nhiều lăng nhục người đó. Đừng áy náy vì trong dịch vụ bạn yêu cầu đã bao gồm cả khoản tiền này, không cần phải cho thêm.
4. Hãy khoe tài dùng đũa
Tùy thuộc vào nhà hàng bạn đến ăn tối, có thể bạn phải dùng đũa. Nếu cảm thấy khó khăn khi dùng đũa, bạn nên tập trước khi đến Nhật. Ăn tối với người Nhật, bạn đừng ngạc nhiên khi người Nhật đánh giá rất cao khả năng ăn giống dân bản địa của bạn, trong đó có cả kỹ năng dùng đũa.
5. Trước khi bước qua ngưỡng cửa
Hãy cởi giày dép của bạn trước khi bước vào bất cứ ngôi nhà nào tại Nhật Bản. Vào nhà hàng, khách sạn cũng thế. Thường thì có nơi cho bạn để giày và bên cạnh có đôi hài để bạn xỏ chân vào.
6. Khẩu trang
Khẩu trang tiệt trùng được sử dụng rộng rãi ở Nhật Bản, kể cả công nhân viên chức và những người đi đường để ngăn ngừa vi trùng. Nhưng khẩu trang không chỉ dùng bảo vệ vi trùng (bảo vệ cũng chẳng được là bao) mà đôi khi chỉ là phương tiện che cái gì đó trên mặt, hay để người khác… đừng nhận ra mình!
7. Nhập gia tùy tục
Khi một nhóm học sinh Nhật được hỏi hãy xác định các nguy cơ nào chúng phải đối mặt hôm nay, đa số đồng ý nguy cơ số 1 là chủ nghĩa cá nhân. Trong khi xã hội Nhật Bản hình thành dựa vào các nhóm người hay tổ chức thì xã hội phương Tây hình thành quanh những cá nhân. Điều này có nghĩa là người Nhật chấp nhận cuộc sống như một con ông thợ cần cù, trong những khối thép và bê tông? Không hẳn thế, nhưng kẻ nào sống cá nhân quá sẽ bị đánh giá, thậm chí phải được trị liệu tâm lý. Làm cho người khác chú ý bằng cái tôi là sai lầm lớn.
8. Văn hóa nhà tắm
Nhà tắm công cộng vẫn sống và sống tốt tại Nhật Bản bất chấp sự đi xuống tại những nơi khác. Sento (nhà tắm ở khu dân cư) rất dễ dàng tìm thấy từ những khu phố lớn ở Shinjuku đến thị trấn nhỏ trên đảo Shikoku. Onsen (suối nước nóng) rất phổ biến tại những khu nghỉ dưỡng cuối tuần. Khác với phòng tắm phương Tây, bạn chỉ được vào phòng tắm Nhật sau khi đã tắm rửa sạch sẽ, để được trầm mình trong nước nóng từ 10 — 30 phút.
9. Ngôn ngữ mặc định của bạn là tiếng Anh
Người Nhật nào cũng tự động xem bạn là người nói tiếng Anh thượng hạng cho đến khi nào bạn chứng tỏ mình không biết tiếng Anh. Ngay cả khi đến Nhật Bản thời gian ngắn, bạn cũng sẽ chứng kiến một nhóm học sinh chào người nước ngoài bằng tiếng “Hello! Hello! Hello!” hoặc một ai đó tập đối đáp tiếng Anh với bạn bằng câu nói “Where are you from?”. Dù bạn có thể nói thông thạo tiếng Nhật thì đối với người Nhật, ngôn ngữ mặc định của bạn vẫn là tiếng Anh.
10. Ám ảnh an toàn
Người Nhật thường cảnh cáo bạn là hãy cẩn thận khi đi lại và hãy để ý những đồ mang theo mình. Lý do đơn giản: Nỗi sợ tội ác tại Nhật rất cao, nhất là đối với người bản địa, nhiều vụ sát nhân hàng loạt đã xảy ra. Tuy nhiên, tỷ lệ tội ác tại Nhật lại vào hàng thấp nhất thế giới. Điều này được chứng minh khi bạn rất dễ dàng chứng kiến các doanh nhân hay thường dân lỡ chuyến tàu ngủ trên ghế đá công viên với tư trang bên cạnh, hay một nhóm bé trai 5 tuổi tự đi bộ hơn 1km đến trường vào buởi sáng sớm mà không sợ bị bắt cóc.
DLNB
Những lễ hội dị thường ở Nhật
Nhật Bản nổi tiếng với những điều lạ lùng, trong số đó có các lễ hội truyền thống độc nhất vô nhị trên thế giới.
Lễ hội Nakizumou Matsuri: Lễ hội độc đáo này được tổ chức tại các ngôi đền trên khắp Nhật Bản. Những em bé sẽ được các võ sĩ sumo bế và dọa để khóc thét lên. Người Nhật tin rằng đứa trẻ khóc càng to càng gặp nhiều may mắn. |
Lễ hội Onbashira Matsuri: Cứ 7 năm một lần, người dân Suwa, tỉnh Nagano lại vào khu rừng gần đó và chọn 16 cây to để làm cột cho ngôi đền địa phương. Sau khi đốn hạ, họ thả cho các thân cây xuống một sườn núi dốc và những người đàn ông mặc lễ phục sẽ nhảy lên những thân cây đang trượt xuống. Thương tích là chuyện thường và đã từng có người thiệt mạng, nhưng truyền thống này vẫn tiếp diễn. |
Lễ hội Yukake Matsuri: Tại các thành phố có suối nước nóng ở Nhật, vào ngày diễn ra lễ hội Yukake Matsuri , nam giới cả già lẫn trẻ đóng khố và tụ tập vào sáng sớm, sau đó té nước nóng vào người nhau. |
Lễ hội Hadaka Matsuri: Ở Saidaiji , vào những ngày lạnh nhất trong năm, thường là tháng 2, hàng ngàn nam giới là tín đồ đạo Shinto sẽ cởi trần, đóng khố, uống rượu sake để thanh tẩy, sau đó chạy nhảy và la hét để làm nóng người. |
Lễ hội Kanamara Matsuri: Tên lễ hội này có nghĩa là “Lễ hội dương vật thép” và được tổ chức hàng năm vào ngày chủ nhật đầu tiên của tháng 4 ở Kawasaki. Tương truyền, con quỷ nấp trong âm hộ của một phụ nữ đã cắn đứt dương vật của người chồng vào đêm tân hôn. Cô đã tìm đến một thợ rèn nhờ đúc dương vật thép để làm gẫy răng con quỷ. Dương vật thép được thờ trong trong ngôi đền mà sau này nhiều gái bán hoa tìm đến để cầu nguyện cho bản thân tránh khỏi bệnh tật. Ngoài ra, lễ hội này còn để cầu có con cũng như sinh nở mẹ tròn con vuông. Tại lễ hội, du khách sẽ thấy hình ảnh dương vật trên đủ mọi loại hàng hóa, từ tranh ảnh, trang sức tới kẹo, đồ ăn… Tâm điểm của lễ hội là rước ba tượng dương vật, một tượng làm từ gỗ, một tượng làm từ sắt và một tượng điêu khắc màu hồng được khênh bởi những người đàn ông ăn mặc như phụ nữ. |
Ảnh: Windsorstar
.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét