Thứ Ba, 30 tháng 7, 2013

Hành trình chinh phục Tây Tạng

Cung đường Sài Gòn - Lào Cai

 

(iHay) Sáng 3.7, đoàn caravan thuộc diễn đàn otosaigon.com khởi hành từ TP.HCM đến Tây Tạng và lên đỉnh Everest Base Camp trong hành trình 35 ngày.


Đây là đoàn caravan đầu tiên của Việt Nam đến Himalaya bằng đường bộ. Đoàn sẽ khởi hành từ TP.HCM đi Lào Cai, sau đó đoàn đi qua hàng chục địa danh khác nhau của Trung Quốc để đến Tây Tạng và Everest Base Camp.
 
Các thành viên trong đoàn hành trình 

Thành viên nữ duy nhất trong hành trình

Đoàn gồm 23 thành viên trong đó có một thành viên nữ đi trên 9 xe SUV và bán tải. Để thực hiện chuyến đi này, các thành viên đã cùng nhau lên kế hoạch gần 1 năm và cùng nhau rèn luyện sức khỏe qua các chương trình leo núi Bà (Tây Ninh), núi Chứa Chan (Đồng Nai)... để làm quen dần với độ cao.
 Trong hành trình của đoàn caravan lần này, Thanh Niên Online là đơn vị bảo trợ truyền thông chính cho chương trình. Dự kiến đoàn sẽ về lại TP.HCM vào ngày 7.8. 
Cung đường TP. HCM - Lào Cai
Ngày 7.7, sau 3 ngày kể từ khi xuất phát từ TP.HCM, đoàn caravan “Hành trình TP.HCM - Tây Tạng - Everest Base Camp” đã đến cửa khẩu Lào Cai.
Với đoạn đường dài trên 2.000 km nhưng buộc phải di chuyển trong thời gian ngắn, các thành viên trong đoàn đã thay nhau lái xe gần như trắng đêm để đến Lào Cai trong thời gian sớm nhất.
Ngày 8.7 đoàn sẽ tiếp tục hành trình trên đất Trung Quốc để đến Everset Base Camp. 

Các thành viên phải thức dậy lúc 2 giờ sáng để chuẩn bị

Xuất phát trong đêm





Trong ngày đầu tiên, đoàn đã vượt qua gần 700 km, đi qua các tỉnh miền Trung

Đoàn đã gặp phải những sự cố như đá văng làm bể kiếng…

 Những giây phút nghỉ ngơi

Anh Bùi Dương Thái Châu (trái) có nick name “Châu Lì” lái xe đưa mẹ (năm nay 66 tuổi)
đến Everest Base Camp





Cả đoàn di chuyển liên tục, kể cả ban đêm





Sau 3 ngày, các thành viên của đoàn caravan đã đến Lào Cai. Từ đây, đoàn tiếp tục di
chuyển bằng ô tô đến Tây Tạng, sau đó sẽ đến Everest Base Camp

Gặp khó ở Kiến Thủy

 

(iHay) Ngày đầu tiên trên đất Trung Hoa rộng lớn, đoàn caravan TP. HCM - Tây Tạng đã gặp nhiều khó khăn.


Mặc dù đã có sự chuẩn bị từ trước nhưng các thành viên phải chờ gần 6 tiếng đồng hồ để được làm thủ tục cũng như hướng dẫn cấp giấy phép để có thể lái xe trên đường Trung Quốc. Sau khi được cấp giấp phép tạm thời, các thành viên đã có thể lái xe trên đường cao tốc với tốc độ lên đến 120 km/giờ.

Các ngành chức năng đang làm thủ tục cho đoàn

Sau khi đã làm thủ tục hải quan, đoàn xe đi vào Trung Quốc

Bữa trưa đầu tiên trên nước bạn

Tại Hà Khẩu, đoàn đã được kiểm tra an ninh trong gần 1 giờ

Các thành viên trong đoàn háo hức lên đường dù thời tiết không thuận lợi

Cả đoàn dừng lại giúp một xe của người dân địa phương vừa bị trượt khỏi đường do trời mưa to

Một góc phố của khu phố cổ ở Kiến Thủy 

Thăm Đại Lý cổ thành

 

(iHay) Với chặng đường hơn 500 km, đoàn hành trình caravan Sài Gòn – Tibet – Everest Base Camp, đã có một đoạn đường hoàn toàn thuận lợi, từ Kiến Thủy đến cổ thành Đại Lý.


Thời tiết ở Vân Nam vào mùa này khá đẹp, trời ít mưa cùng với  cơ sở hạ tầng giao thông tốt nên tốc độ di chuyển trung bình khoản 70 km/h, có những đoạn đường tốt tốc độ lên đến 120 km/h. Dù có những trục trặc nho nhỏ trên đường đi nhưng đến chiều ngày 9.7, đoàn đã đến Đại Lý, một địa danh thuộc tỉnh Vân Nam.

Ngay sáng sớm, xe số 5 đã gặp phải trục trặc nho nhỏ cần phải khắc phục 

Phóng viên cùng với Somsak người dẫn đường có kinh nghiệm đưa các đoàn caravan
lên Everests Base Camp

Cả đoàn chụp hình lưu niệm trước Chu Gia Trang, một trong 99 di sản văn hóa thế giới
của Vân Nam

Tiếp tục hành trình đến Côn Minh

Khởi hành từ Côn Minh đi Đại Lý dưới trời mưa

Dù mưa khá to nhưng tốc độ vẫn duy trì 100 km/h 
Đại Lý là thủ phủ của Châu tự trị dân tộc Bạch Đại Lý, diện tích khoảng 1.468 km², hơn 500.000 dân - là thành phố có lịch sử lâu đời.
Từ thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ thứ 10 – Đại Lý từng là trung tâm chính trị - văn hóa lịch sử của Vân Nam. Nhiều công trình kiến trúc đặc sắc còn bảo tồn tốt đến ngày nay trong đó có thành cổ Đại Lý (hay Tử Cẩm Thành Đại Lý) được xây dựng năm 1382 tường thành cao 7,6 m rộng 6 m, chu vi 12 dặm.

Đoàn đã đến Đại Lý vào 15 giờ cùng ngày 

Trong triều đại nhà Minh, nhà Thanh nơi này là đế đô phủ Vân Nam, năm Thái Bình Thiên Quốc từng là soái phủ của Đại Nguyên soái thống lĩnh binh mã Đỗ Văn Tú. Đại Lý cổ thành là điểm tham quan du lịch hấp dẫn của tỉnh Vân Nam cùng với Phim trường Thiên Long Bát bộ và Thành cổ Lệ Giang.
 

Những hình ảnh dễ dàng bắt gặp ở Đại Lý

Những phương tiện giao thông ở Đại Lý 



Tranh thủ khoản thời gian ngắn ngủi ở Đại Lý đi thăm chùa Sùng Thánh và Tam tháp Đại Lý 
Cách thành 1 km về phía Bắc bên hồ Nhĩ Hải - Tam tháp Đại Lý là một công trình kiến trúc cổ rất đặc sắc. Ba tháp tạo thành hình Tam Giác - tháp chính là Thiên Thuần cao 69 m, gồm 16 tầng tháp, được xây dựng từ thời Đường. Cạnh Tam Tháp là chùa Sùng Thánh được xây dựng từ năm 834 đến năm 840 được bảo tồn khá tốt .

Đi bộ ở Lệ Giang

 

(iHay) Một chút nấn ná ở Lệ Giang, chúng tôi quyết định "hạ xa", cuốc bộ lòng vòng những con phố...


Lệ Giang, cũng là một thành phố cổ. Nhưng từ Đại Lý cổ thành đến Lệ Giang lại là một thứ "không khí" hoàn toàn khác lạ. Lệ Giang nằm phía tây bắc tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), đã gần Tây Tạng lắm rồi, nép dưới chân ngọn Ngọc Long cao 5.596m quanh năm tuyết phủ...
 Hành trình khám phá Tây Tang - Kỳ 4: Đi bộ ở Lệ Giang 1
Những người trong đoàn vẫn kháo nhau về cái tên Lệ Giang. Nhiều giả thuyết. Nhưng cứ nhìn những dòng trong vắt chảy xen giữa những ngôi nhà cổ kính, tôi tin chữ "Lệ" trong từ "Lệ Giang" hẳn phải đến từ chữ "Diễm Lệ". Dù rằng câu chuyện tình yêu khét tiếng đẫm nước mắt của tộc người Nạp Tây bản địa vẫn được coi là gần gũi nhất với cái tên Lệ Giang.
Chùm ảnh "tạt ngang" khi cả đoàn xuống xe, cuốc bộ, hẳn không cần phải chú giải nhiều. Có ai đó đùa vui rằng: Hay là cả đoàn cưỡi ngựa caravan tiếp đến Tây Tạng? Vì khoảng khắc lóc cóc vó ngựa mà chúng tôi vừa bắt gặp ở Lệ Giang, khiến nhiều người xúc động. Lâu rồi, người Sài Gòn có còn thấy xe thổ mộ chở hoa vào nội đô nữa đâu...
Em còn nhớ hay em đã quên... Nhớ ngựa thồ ngoại ô xa vắng... (Trịnh Công Sơn).
Hành trình khám phá Tây Tang - Kỳ 4: Đi bộ ở Lệ Giang 2
Hành trình khám phá Tây Tang - Kỳ 4: Đi bộ ở Lệ Giang 3
Hành trình khám phá Tây Tang - Kỳ 4: Đi bộ ở Lệ Giang 4
Hành trình khám phá Tây Tang - Kỳ 4: Đi bộ ở Lệ Giang 5
Hành trình khám phá Tây Tang - Kỳ 4: Đi bộ ở Lệ Giang 6
Hành trình khám phá Tây Tang - Kỳ 4: Đi bộ ở Lệ Giang 7
Hành trình khám phá Tây Tang - Kỳ 4: Đi bộ ở Lệ Giang 8
Hành trình khám phá Tây Tang - Kỳ 4: Đi bộ ở Lệ Giang 9
Hành trình khám phá Tây Tang - Kỳ 4: Đi bộ ở Lệ Giang 10
Hành trình khám phá Tây Tang - Kỳ 4: Đi bộ ở Lệ Giang 11
Hành trình khám phá Tây Tang - Kỳ 4: Đi bộ ở Lệ Giang 12
Hành trình khám phá Tây Tang - Kỳ 4: Đi bộ ở Lệ Giang 13
Hành trình khám phá Tây Tang - Kỳ 4: Đi bộ ở Lệ Giang 14
Hành trình khám phá Tây Tang - Kỳ 4: Đi bộ ở Lệ Giang 15
Hành trình khám phá Tây Tang - Kỳ 4: Đi bộ ở Lệ Giang 16
Hành trình khám phá Tây Tang - Kỳ 4: Đi bộ ở Lệ Giang 17


Hành trình khám phá Tây Tang - Kỳ 4: Đi bộ ở Lệ Giang 18

Ngày đầu tiên trên đất Tạng

 

(iHay) Sau khi vượt hành trình gần 200 km đường đồi núi quanh co hiểm trở, các thành viên trong đoàn đã đặt chân đến Shangri - La



Đoàn chúng tôi đến Shangri - La vào ngày 11.7. Đây là một huyện thuộc châu tự trị dân tộc Tạng Địch Khánh ở tây bắc tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. 
Hành trình chinh phục Tây Tạng - Kỳ 5: Ngày đầu tiên trên đất Tạng 1
 Hành trình chinh phục Tây Tạng - Kỳ 5: Ngày đầu tiên trên đất Tạng 2
Xa xa là trập trùng núi
Hành trình chinh phục Tây Tạng - Kỳ 5: Ngày đầu tiên trên đất Tạng 3
Hành trình chinh phục Tây Tạng - Kỳ 5: Ngày đầu tiên trên đất Tạng 4
Hành trình chinh phục Tây Tạng - Kỳ 5: Ngày đầu tiên trên đất Tạng 5
Vượt qua gần 200 km đường đèo dốc, cuối cùng đoàn caravan cũng đến được Shangri - La nằm ở độ cao 3.200 m so với mực nước biển
Tên gọi trước đây của vùng này là Trung Điện nhưng sau đó, nhà chức trách của Trung Quốc đã đổi tên vào năm 2001 theo vùng đất viễn tưởng Shangri - La trong một tiểu thuyết do James Hilton viết năm 1933 có tên Chân trời quên lãng (Lost Horizon ).

Trong tiểu thuyết này, Shangri - La là một thung lũng huyền thoại, dẫn đến từ một tu viện Lạt Ma giáo, nằm trong vùng phía tây cuối dãy núi Côn Lôn. 
 Hành trình chinh phục Tây Tạng - Kỳ 5: Ngày đầu tiên trên đất Tạng 6

Hành trình chinh phục Tây Tạng - Kỳ 5: Ngày đầu tiên trên đất Tạng 7
Hành trình chinh phục Tây Tạng - Kỳ 5: Ngày đầu tiên trên đất Tạng 8
Một ngôi chùa của người Tạng với những vật biểu trưng tình yêu treo dọc lối đi
Hành trình chinh phục Tây Tạng - Kỳ 5: Ngày đầu tiên trên đất Tạng 9

Hành trình chinh phục Tây Tạng - Kỳ 5: Ngày đầu tiên trên đất Tạng 10
Hành trình chinh phục Tây Tạng - Kỳ 5: Ngày đầu tiên trên đất Tạng 11
Hành trình chinh phục Tây Tạng - Kỳ 5: Ngày đầu tiên trên đất Tạng 12
Tùng Táng Lâm Tự, một ngôi chùa nổi triếng ở Shangri - La
Shangri - La đã trở nên đồng nghĩa với bất kỳ thiên đường hạ giới nào, đặc biệt với dãy Himalaya huyền thoại - một vùng đất được coi như biểu tượng của hạnh phúc vĩnh viễn, biệt lập với thế giới bên ngoài. 
Hành trình chinh phục Tây Tạng - Kỳ 5: Ngày đầu tiên trên đất Tạng 13
Hành trình chinh phục Tây Tạng - Kỳ 5: Ngày đầu tiên trên đất Tạng 14
Hành trình chinh phục Tây Tạng - Kỳ 5: Ngày đầu tiên trên đất Tạng 15
Hành trình chinh phục Tây Tạng - Kỳ 5: Ngày đầu tiên trên đất Tạng 16
Hành trình chinh phục Tây Tạng - Kỳ 5: Ngày đầu tiên trên đất Tạng 17
Hành trình chinh phục Tây Tạng - Kỳ 5: Ngày đầu tiên trên đất Tạng 18
Hành trình chinh phục Tây Tạng - Kỳ 5: Ngày đầu tiên trên đất Tạng 19
Hành trình chinh phục Tây Tạng - Kỳ 5: Ngày đầu tiên trên đất Tạng 20
Hành trình chinh phục Tây Tạng - Kỳ 5: Ngày đầu tiên trên đất Tạng 21
Hành trình chinh phục Tây Tạng - Kỳ 5: Ngày đầu tiên trên đất Tạng 22
Những hoạt động phong phú ngoài phố luôn thu hút du khách 
Trong tiểu thuyết Chân trời quên lãng, cư dân ở Shangri - La gần như bất tử, sống lâu vượt quá tuổi thọ thông thường và chỉ có bề ngoài lão hóa rất chậm.  
Hành trình chinh phục Tây Tạng - Kỳ 5: Ngày đầu tiên trên đất Tạng 23
Một góc sông Dương Tử, thượng nguồn sông Mê Kông, chảy ngang qua Shangri - La 
Shangri - La nổi tiếng với những địa danh như: Tùng Táng Lâm Tự, khu phố cổ …Nhiều người coi đây là cửa ngõ lên Tây Tạng.

Gió bụi bên đường

 

(iHay) Cái lạnh của vùng cao nguyên và những con đường ven núi khúc khuỷu thử thách những tay lái lụa đến từ Việt Nam. Bù lại, những thành viên trong đoàn caravan đến Tây Tạng (Trung Quốc) được hòa mình vào khung cảnh nên thơ, những cánh đồng hoa cải vàng, từng đàn bò nhởn nhơ gặm cỏ...


Ngày 17.7 là ngày đáng nhớ nhất trên chặng hành trình từ TP.HCM đi Tây Tạng vì đây là ngày đầu tiên đoàn phải di chuyển trong suốt hơn 10 giờ đồng hồ trong điều kiện thời tiết khá khắc nghiệt, trên độ cao hơn 4.000 m so với mực nước biển.
 

Rời Shangri-La đoàn xe bắt đầu đi vào những cung đường khó khăn

Đi trong mưa, trong sương mù ở độ cao trên 4.000m so với mực nước biển
Đêm đến, đoàn cắm trại trên một bãi cỏ ven đường giữa cái lạnh khoảng 7 độ C. Hạ trại xong cũng là lúc đồng hồ điểm 2 giờ sáng. Cả đoàn tranh thủ ngủ lấy sức để sáng hôm sau tiếp tục hành trình.
Tuy vậy, nhiều thành viên trong đoàn không quen với cái lạnh miền cao nguyên đã thức gần như trắng đêm. Sáng hôm sau (18.7), cả đoàn tranh thủ dậy sớm, vội vã ăn sáng với những gói mì ăn liền mang theo từ Việt Nam và tiếp tục lên đường.
 

Trạm kiểm tra đầu tiên trên vùng đất Tạng. Người tạng thân thiện với khách đường xa. Ở đây, người dân mua xăng theo tem phiếu
Cung đường từ Rawu đến Nyingchi quả là một trải nghiệm với những “tay lái lụa” đến từ Việt Nam. Do đang vào thời điểm thi công những công trình hầm ngầm xuyên núi nên con đường độc đạo ven vách núi bị các loại xe cày nát.
 

Những hình ảnh gặp trên đường
Dịp này ở Tây Tạng,  lượng mưa nhiều nên các đoạn đường khá xấu và rất nguy hiểm đối với các bác tài. Đoàn xe của chúng tôi buộc phải di chuyển chậm. Từ Linzhi lên Lhasa là một cung đường đẹp, với những thảo nguyên xanh mênh mông nối tiếp nhau, điểm xuyến bởi những cánh đồng hoa cải vàng tươi.

Đường đến Lhasa thường đi trên vách núi

Có những đoạn cảnh đẹp như tranh nhưng không tí hiểm nguy rình rập 


Và thủ phủ của vùng đất Tây Tạng là đây với thánh điện Potala hùng vĩ
 
Mùa này trên cao nguyên Thanh Tạng không có tuyết, chỉ có từng đàn bò nhởn nhơ gặm cỏ. Đến Lhasa, thủ phủ của Tây Tạng, cả đoàn được nghỉ một ngày để có thời gian kiểm tra lại các phương tiện chuẩn bị cho hành trình lên Everest Base Camp.
Phượt ký của Nguyễn Bình

Đặt chân lên nóc nhà thế giới


Bị người nhà kịch liệt phản đối; phải qua 26 trạm kiểm soát với 6 loại giấy thông hành đặc biệt để đến được Tây Tạng nhưng những điều này không ngăn được quyết tâm của những tay lái quyết tâm chinh phục “nóc nhà thế giới” bằng ô tô.


>> Hành trình chinh phục Tây Tạng - Kỳ 6: Gió bụi bên đường
>> Hành trình chinh phục Tây Tạng - Kỳ 5: Ngày đầu tiên trên đất Tạng
>> Hành trình khám phá Tây Tạng - Kỳ 4: Đi bộ ở Lệ Giang
>> Hành trình chinh phục Tây Tạng - Kỳ 3: Thăm Đại Lý cổ thành
>> Hành trình chinh phục Tây Tạng - Kỳ 2: Gặp khó ở Kiến Thủy
>> Hành trình chinh phục Tây Tạng - Kỳ I: Cung đường Sài Gòn - Lào Cai
Sáng 19.7, đoàn hành trình caravan TP.HCM - Tây Tạng - Everest Base Camp xuất phát từ Segatse trong mưa. Segatse là thị trấn nhỏ của Tây Tạng nằm ở độ cao gần 4.000 m so với mực nước biển.
Cũng giống như hầu hết những địa phương khác trên cao nguyên Tây Tạng, nơi đây quanh năm hầu như không có mưa, vào mùa đông thường xuất hiện băng tuyết. Nhưng ngày chúng tôi đến, trời đổ mưa dầm dề. Xe chúng tôi đi trong mưa, nhiệt độ bên ngoài là 10 độ C. Cái lạnh như cắt da, cắt thịt.
Vượt ngàn trùng xa
Bà Dương Thị Lệ Thu (66 tuổi), người cao tuổi nhất đoàn co ro trong chiếc áo ấm. Trong chuyến đi này, bà Thu đồng hành cùng người con trai út Bùi Dương Thái Châu, có biệt danh Châu “lì”. Khởi hành từ TP.HCM,  Châu “lì” một mình “một ngựa” chạy suốt hơn 5.000 km mà không đổi tài. 

Đoàn đi trên quốc lộ 318 lên Everest Base Camp
 
Cũng như Châu “lì”, anh Dương Anh Tuấn, tự lái “chiến mã” Ford Everest đã hơn 12 tuổi vượt hàng ngàn cây số đến Everest Base Camp.
“Tôi cũng đã tham gia nhiều đoàn caravan nhưng đây là chuyến đi để đời. Được tự lái chính xe của mình rong ruổi trong một hành trình dài như thế này quả tuyệt vời”, anh Tuấn tâm sự.
Anh Nguyễn Hữu Đăng Huy, một thành viên của Diễn đàn Ô tô Sài Gòn kể, để tham gia hành trình này, anh đã khá vất vả vì bị vợ phản đối kịch liệt. “Đây là chuyến đi có một không hai trong đời nên tôi quyết định tham gia hành trình”, anh Huy nói.
Sau khi qua trạm kiểm soát thứ 26, kể từ khi bắt đầu vào Tây Tạng, cả đoàn chúng tôi ghé vào quán ăn Cheng Du dùng bữa trưa.
Mang tiếng là quán ăn của người Hán nhưng thức ăn ở đây cũng không khác gì những bữa ăn mà chúng tôi đã ăn hơn 10 ngày qua. Do vậy, chúng tôi đành chọn... mì gói. Sau bữa trưa, chúng tôi đến một trạm kiểm soát quân sự. Đoàn xe xếp hàng chờ dài hàng cây số. Chúng tôi chờ  hơn 2 giờ đồng hồ để kiểm tra.
Con đường từ quốc lộ 381 đi vào Everest Base Camp dài 102 km nhưng chúng tôi phải đi mất  hơn 6 giờ đồng hồ do đường quanh co, lổn nhổn đá và xe chỉ có thể chạy trung bình 20 km/giờ.
Khi chúng tôi đến một nhà nghỉ cạnh khu bảo tồn cũng đã quá nửa đêm. Vừa nhận phòng xong, điện liền cúp. Bên ngoài, nhiệt độ -2 độ C...
Hùng vĩ Himalaya
Sáng 20.7, chúng tôi thức dậy từ sớm. Hầu hết các thành viên trong đoàn đều háo hức ngắm bình minh trên “nóc nhà thế giới”.
Từ nhà nghỉ, chúng tôi di chuyển 4 km đến khu vực dừng xe, sau đó đón xe buýt lên Everest Base Camp ở độ cao trên 5.000 m so với mực nước biển.

Các thành viên trong đoàn caravan TP.HCM - Tây Tạng - Everest Base Camp
Lúc này, mây mù đã tan hẳn. Đỉnh Everest tuyết phủ trắng xóa hiện ra. Tất cả các thành viên tranh thủ ghi lại khoảnh khắc đáng nhớ nhất của đời người.
Trong hành trình gần 20 ngày ròng rã rong ruổi trên những cung đường hiểm nguy với độ cao ngộp thở, không khí lạnh buốt; phải qua 26 trạm kiểm soát với 6 loại giấy thông hành đặc biệt, đỉnh Everest, dãy Himalaya đã phần nào làm các thành viên trong đoàn chúng tôi phấn chấn.
Som Sắk, người dẫn đoàn caravan lần này xúc động cho biết, anh đã từng hướng dẫn cho các đoàn caravan Malaysia, Thái Lan, Indonesia lên Everest Base Camp nhưng đây là lần đầu tiên thời tiết thuận lợi và có thể ngắm rõ đỉnh Everest như thế này.
Sau hơn 1 giờ đồng hồ ngắm nhìn thỏa thích dãy Himalaya hùng vĩ trong cái rét buốt xương, nhiều thành viên trong đoàn đã có dấu hiệu “say” độ cao nên chúng tôi buộc phải quay về Shegatse.
Gần 1 năm chuẩn bị, với tổng chiều dài đường bộ phải vượt qua hàng chục km, chúng tôi đã đặt chân lên Everest. Nói như anh Đỗ Minh Hồ Hải, người khởi xướng chương trình: “Ban đầu chúng tôi cũng gặp nhiều khó khăn, trở ngại vì đây là lần đầu tiên tổ chức một hành trình dài ngày và chi phí cho hành trình này cũng không phải là nhỏ, thế nhưng hôm nay tất cả 19 thành viên đứng trên trại nền của dãy Himalaya hùng vĩ mới tin là chúng tôi đã làm được. Đó cũng là do sự nỗ lực của tất cả các thành viên muốn trải nghiệm một hành trình hoàn toàn mới lạ”.

Một khúc sông Yalung

Cổng  vào khu bảo tồn Quomolangma




Từ quốc lộ 318, đi thêm 102 km đường bộ sẽ vào đến khu vực Everets Base Camp

Anh Dương Anh Tuấn, đang xin chữ ký của các thành viên trong đoàn ngay tại
Everest Base Camp

Bà Dương Lệ Thu (66 tuổi), người cao tuổi nhất đoàn: “Đây là chuyến đi quan trọng nhất đời tôi”

Gian nan đường về

 

(iHay) Bên cạnh vẻ đẹp hùng vĩ của dãy Himalaya, chúng tôi không khỏi chạnh lòng khi nhìn cảnh  những đứa trẻ cứ bám riết lấy xin tiền, xin thức ăn.

.
Ngày 20.7, sau khi rời Everest Base Camp, đoàn chúng tôi về lại Segatse. Trên quãng đường về, các thành viên trong đoàn vẫn còn cảm giác ngất ngây vì chúng tôi là đoàn đầu tiên đến Himalaya bằng ô tô.

Hôm sau, từ Segatse, chúng tôi theo con đường cũ dẫn về Lhasa. Thật khó hình dung giữa mùa hè lại có tuyết rơi. Trên các vách núi ven đường, chúng tôi bắt gặp một đồng cỏ phủ đầy tuyết.
Niềm phấn khích được nhân lên, nhiều thành viên trong đoàn đã đưa xe lên sườn dốc cao. Mọi người rời xe, rảo bước trên cánh đồng tuyết, đắm mình vào không gian mênh mông; tận hưởng cái lạnh mùa đông ngay giữa những ngày hè.

Từ Everest trở về 
Một nhóm phụ nữ và trẻ con chạy đến tận xe vui vẻ cùng chúng tôi chụp hình. Họ là những người du mục đi cùng đàn gia súc của mình đến đây. Cuộc sống du mục là thế, hễ nơi nào đàn gia súc có đủ thức ăn thì nơi đó là nhà của họ. Thảo nguyên bao la là quê hương của những người chân chất thật thà này.
Chúng tôi tiếp tục lên đường, con đường dẫn về Lhasa đi men theo hồ Yamzho Yumco. Đây là hồ nước mặn nằm trên độ cao 4.000 m so với mực nước biển.
Hồ này là một trong ba hồ thiêng của người Tây Tạng, có chiều dài 72 km với diện tích mặt hồ lên đến 638 km2. Tương truyền hồ này được một nữ thần hóa thành.
Trong ánh chiều tà, chúng tôi đi dọc bờ hồ, ngắm nhìn mặt nước trong xanh, bõ công lặn lội hàng ngàn cây số.
Một trong số các xe trong đoàn gặp sự cố. Còn hơn 200 km nữa mới đến Lhasa. Đường đèo dốc quanh co, giữa núi rừng mênh mông, chúng tôi đành chọn phương án kéo xe về Lhasa để sửa chữa.  

Tranh thủ offroad trên sườn đồi đầy tuyết

Trẻ em Tây Tạng

Những đứa trẻ và phụ nữ du mục rất thân thiện

Được cầm tuyết trên tay là niềm vui của nhiều thành viên trong đoàn

Hồ Yamzho Yumco nhìn từ trên cao

Một góc Yamzho Yumco


Giám đốc hậu mãi Mecerdes Benz thích thú với chú chó ngao Tây Tạng


Tranh thủ những phút nghỉ chân bên đường chụp hình kỷ niệm


Trẻ em và phụ nữ Tây Tạng

Một chiếc xe trong đoàn phải thay bánh

Một chiếc xe trong đoàn của chúng tôi gặp sự cố. Một xe khác phải kéo xe này gần 200 km
Thành phố Lhasa nhìn từ trên cao

Người hành hương trước Potala

Đường lên Potala

Một hình ảnh thường thấy ở Potala

Tiền được nhét đầy trên vách tường cung điện Potala

Cả đoàn trước cung điện Potala

Tuyết giữa mùa hè

 

Chúng tôi rời Lhasa, thủ phủ của Tây Tạng theo quốc lộ G109 đi về hướng đông nam để đến NagQu, một địa khu thuộc khu tự trị Tây Tạng, NagQu có nghĩa là nước đen….

.
Trên đường đi chúng tôi đã ghé hồ Namtso hay còn gọi là hồ Nam, một hồ  nước mặn cao nhất thế giới. Từ quốc lộ 109, con đường rẽ vào hồ mùa này rất đông xe của người địa phương đỗ về đây cắm trại.
Namtso có diện tích 1.920 km²… là một hồ nước mặn trên núi cao tại khu vực ranh giới giữa huyện Damxung của thành phố Lhasa và huyện Baingoin của địa khu Nagqu tại Khu tự trị Tây Tạng, Trung Quốc, cách 112 kilômét về phía bắc tây bắc của trung tâm Lhasa.
Độ cao bề mặt 4.718 m so với mực nước biển, vào mùa hè ấm áp, rất nhiều đàn gia súc được chăn thả quanh hồ. Hồ Namtso là 1 trong 3 hồ thiêng của người Tạng.

Anh Dương Hồng Liêm và chiến mã của mình trên dãy Hymalaya
Rời Namtso, chúng tôi tiếp tục trở lại địa khu Nagqu theo hướng quốc lộ G109, trên đường đến Nagqu đoàn chúng tôi băng qua những cơn mưa mưa đá, mưa tuyết. Con đường trở nên khó đi với những đoạn đường gồ ghề, có những đoạn xe cứ chồm lên rầm rầm. Khoảng 19 giờ, chúng tôi đến Nagqu.
Nagqu là một trong những thành phố nhỏ thuộc khu tự trị Tây Tạng nằm ở độ cao trên 4.000 mét so với mực nước biển, theo tiếng địa phương, tên thành phố có nghĩa là nước đen do Nagqu được mong đợi là sẽ có sân bay trên độ cao lớn nhất thế giới trong năm 2011 với cao độ 4.436 mét so với mực nước biển. Sân bay sẽ có tên là Nagqu Dagring.
 
Cả đoàn dừng lại chụp hình trên dòng suối đóng băng, phía trước một ngọn núi tuyết thuộc dãy Hymalaya

Các tài xế luôn thoải mái trên đại lộ băng qua sa mạc mênh mông 

Chụp hình cùng những bạn offroad người bản địa 

Đi qua bình nguyên ở cao độ 4000 m 

Đi trên dãy Hymalaya phủ đầy tuyết

Dọn tuyết trước xe 

Đường vào hồ Namtso
Nagqu đã được lựa chọn để tổ chức một trung tâm dịch vụ hậu cần lớn nhất trên vùng cao nguyên, hoạt động từ tháng 8 năm 2009. Nagqu cũng có tuyến đường sắt Thanh Tạng chạy qua. Nagqu có dân số là 400.000 người.

Hồ nước mặn cao nhất thế giới luôn là nơi thu hút đông đảo du khách vào mùa hè 2

Khó mà thấy được tuyết trước xe như thế này


Một bé gái địa phương


Một công trình đang xây dựng bên cạnh một hẻm núi tuyệt đẹp 

Tuyết đóng đầy ca pô sau một trận mưa


Những đàn Zak đang gặm cỏ bên cạnh hồ


Offroad trên thảo nguyên chờ đến giờ check poind


Tốc độ luôn trên 100 km/h trên Quốc lộ G109 
Tối đến, chúng tôi dừng chân tại khách sạn Na Qu, dù là một khách sạn tiêu chuẩn 4 sao nhưng nó cũ kỹ với hệ thống dịch vụ được cho là kém nhiều so với danh hiệu nó hiện có. La Da, người dẫn đường địa phương cho chúng tôi hay ở một địa khu như Nagqu, rất khó có thể tìm ra khách sạn nào tốt hơn khách sạn này.
Dù là số một ở đây, nhưng Na Qu không đáp ứng được yêu cầu cơ bản cho chúng tôi, nhất là việc sưởi ấm, dưới cái lạnh của miền sơn cước, nhiệt độ khoản 60C chúng tôi đành phải chập chờn trong giấc ngủ giá rét… giữa mùa hè trên thảo nguyên mênh mông.

Chia tay vùng đất chư thiêng

 

Chúng tôi chia tay Tây Tạng trong một đêm giữa mùa hè mưa rả rích.

.
Nửa đêm, chúng tôi xuôi theo quốc lộ 109 từ Nagqu xuống Xianing, cung đường này quả là gần như dài nhất trong hành trình. Theo dự kiến, hôm nay chúng tôi nghỉ lại tại Hồ Thanh Hải, nhưng đến khu vực hồ Thanh Hải, trời mưa rả rích nên cả đoàn quyết định tiếp tục di chuyển trong đêm.
Sáng nay 26.7, chúng tôi rời Nagqu đi về phía đông bắc của Tibet, điểm đến đầu tiên của đoàn hành trình là Hồ Thanh Hải, đây là hồ nước mặn lớn nhất của Trung Quốc và cũng là hồ nằm trong nội địa có diện tích “khủng” nhất của quốc gia này.
Hồ nước được tạo thành từ khoảng 40 triệu năm trước do sự va chạm của các mảng kiến tạo của trái đất và vị trí của nó là ở phía Tây Trung Quốc. Sự va chạm đó đã biến vùng Himalaya từ biển sâu thành núi cao và dấu tích để lại chính là hồ nước tuyệt đẹp này.
Nằm ở độ cao 3.260 m so với mức nước biển, hồ Thanh Hải có chu vi khoảng 360 km2 còn diện tích lên tới 4.340 km. La Da, người hướng dẫn đoàn chúng tôi, cho biết, vào mùa tuyết tan, trên dọc quốc lộ G109 ngày nay có rất nhiều khu cắm trại dọc ven hồ. Giữa hồ có một hòn đảo, trên đảo có tu viện, và hòn đảo nổi tiếng với đảo chim rộng hơn 1.000 m2 với cả trăm loài chim di trú tập trung vào mỗi đợt xuân hè.
Sau khi ăn chiều, đoàn chúng tôi quyết định di chuyển đến thành phố Tây Ninh (Xining) thuộc tỉnh Thanh Hải. Tây Ninh là một thành phố lớn, từng là trung tâm thương mại chính trên hành trình của những đoàn buôn đến Tây Tạng.
Đêm xuống, bên bờ sông Hoàng Hà, thành phố Tây Ninh rực rỡ những ánh đèn đêm. Đoàn chúng tôi dừng xe trên đường cao tốc, chia tay với người dẫn đường La Da, người đã cùng chúng tôi đi suốt quảng đường dài từ Shangri-La đến hôm nay.
Tất cả chúng tôi điều hiểu rằng, chia tay La Da là chúng tôi đã tạm biệt vùng đất Tây Tạng, một vùng đất có bề dày văn hóa hàng ngàn năm, vùng đất chư thiêng. Một cuộc chia tay trong đêm giữa những  trận mưa giữa mùa hè rả rích.
Chúng tôi bắt đầu "hạ độ cao" xuống ba 3.000 m so với mưc nước biển, những hình ảnh về một vùng đất này cứ đeo đuổi theo chúng tôi trong suốt hành trình vượt đường dài trong đêm nơi đất khách.
Đến hơn 3 giờ sáng, vượt qua quãng đường hơn 1.000 km chúng tôi mới đến được Lan Châu (Lan Zhou).
 
Bon bon trên đường cao tốc
 
 
Chúng tôi đã có những hành trình khó quên trên đất Tây Tạng
 
Đi giữa cảnh đẹp như trong tranh
 
Đoàn lặng lẽ vượt qua những cung đường hiểm nguy
 
La Da, anh hướng dẫn người Tạng đã cùng chúng tôi đi suốt hành trình ở vùng đất Tibet

Lái xe trong khi thiếu ôxy
 
Những hình ảnh hàng ngày ở Tây Tạng
 
Người Tạng thường bày bán những món hàng do thiên nhiên ban tặng, kiểu như con chó sói nhồi bông này
 
Những người Tạng thân thiện
 
 
Những túp liều của những người du mục nằm sâu dưới thung lũng
 
Một cửa hàng của người Tạng trên phố
 
Những sản vật được bày bán quanh hồ
 
Trâu Zak, biểu tượng của sự sống trên 'nóc nhà thế giới'
 
Đường vào hồ Thanh Hải
 
Thánh địa Bakor là "đích đến" của người Tibet ít nhất một lần trong đời

Đi qua những ngôi làng tan hoang

 

Trên đường về Thành Đô (Tứ Xuyên, Trung Quốc), đoàn chúng tôi đi ngang qua thị trấn Chung-xing, nơi cách đây không lâu xảy ra vụ lũ quét chôn vùi ít nhất 40 người.

.
Cả đoàn “hạ sơn” từ Cửu Trại Câu về Thành Đô vào ngày 29.7. Buổi sáng, đường khá thông thoáng. Đoàn nhanh chóng đến điểm tập kết ăn trưa tại một thị trấn nhỏ, sau đó tiếp tục lên đường. Đến quá trưa, đến thị trấn Chung-xing, chúng tôi rơi vào cảnh kẹt xe kéo dài hàng km trên đường cao tốc 312.
Ngay cạnh  đường cao tốc, nhiều ngôi làng bị nước lũ tàn phá tan hoang, hậu quả của trận lũ quét cách đây vài tuần. Quang cảnh vẫn còn đượm mùi tang thương. Chật vật vượt qua đoạn đường hư hỏng nặng, sau nhiều giờ liền cả đoàn đã đến Thành Đô, thành phố nằm ở hướng tây nam Trung Quốc.

Rời Cửu Trại Câu, đoàn đi gần 500 km để đến Thành Đô

Cảnh vật quyến rũ như níu kéo lòng người


Những ngôi làng tan hoang bên cạnh đường cao tốc


Cảnh đẹp ven đường

Những ngôi làng tan hoang bên cạnh đường cao tốc 312

Những hầm chui bị sạt lở

Người dân khắc phục hậu quả của trận lũ cách đây 2 tuần


Cửa vào đường hầm bị bịt vì sạt lở


Những mảng núi bị lở do mưa lũ

Xe kẹt hàng dài vì đường hư hỏng nặng

Nhiều công nhân đang khắc phục hậu quả trên đường cao tốc



Cả đoàn đến Thành Đô

Khép lại những gian nan

 

Sau hơn 13.000 km hành trình đầy gian nan, đoàn xe caravan chinh phục Tây Tạng và Everest Base Camp đã về đến TP.HCM an toàn.

 .
23 thành viên tham gia đoàn đã vinh dự trở thành đoàn caravan đầu tiên của Việt Nam chinh phục thành công Tây Tạng và Everest Base Camp.
Đoàn xe Caravan chinh phục Tây Tạng và Everest Base Camp đã về đến TP.HCM sớm hơn 3 ngày so với dự kiến.
Khép lại một hành trình gian nan, nhưng thú vị và... an toàn!
 
Đoàn caravan đã về đến TP.HCM an toàn vào lúc 13 giờ ngày 4.8, sau 31 ngày hành trình gian nan


“Chiến mã” Mercedes-Benz GLK 300 4MATIC hùng dũng dẫn đầu đoàn đua trong suốt cuộc hành trình


Quang cảnh tuyệt đẹp khi đoàn caravan chinh phục Everest Base Camp
Phượt ký của Kim Lan

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét