Thứ Tư, 3 tháng 7, 2013

Corinth - Kênh đào hẹp nhất thế giới

Kênh đào Corinth nổi tiếng kết nối Vịnh Corinth với vịnh Saronic ở biển Aegean. Nó cắt ngang eo đất hẹp của Corinth, chia cách bán đảo Peloponnesian ra khỏi Hy Lạp, do đó, về hình thức nó gần như một hòn đảo riêng biệt.
Kênh đào Corinth  có chiều dài 6,4 km và chỉ rộng 21,3 mét. Vách đá hai bên có chiều cao hơn 63 mét. Với hình dạng như thế nên nó không cho phép các con tàu có kích thước to lớn đi qua mà chỉ phục vụ cho tàu thuyền nhỏ. Trước khi có kênh đào này, việc di chuyển của tàu thuyền giữa Aegean và Adriatic thật sự khó khăn. Phải đi hơn 185 hải lý vòng quanh Pelopinnese.
Người đầu tiên quyết đạo đào kênh Corinth là Periander – bạo chúa của vùng Corinth (602 TCN). Đây có thể nói là một dự án khổng lồ vượt ngoài khả năng kỹ thuật thời cổ đại nên Periander đã thực hiện một dự án lớn khác, đó là xây dựng một con đường trải đá, dùng để vận chuyển những con tài đi xuyên qua bán đảo. Dimitrios Poliorkitis – Vua của Macedon (khoảng 300 TCN) là người thứ hai nối tiếp ý tưởng này, nhưng do nhầm tưởng, các kỹ sư của ông khẳng định rằng hai vùng biển khi được kết nối, Adriatic ở phía bắc cao hơn sẽ gây ngập lụt cho vùng Aegean nằm ở phía Nam.
Trong suốt hơn 2000 năm việc xây dựng kênh đào này luôn là mong muốn của những người đứng đầu, từ Hoàng đế Julius Caesar, Hadrian,  Caligula đến Hoàng đế Nero…tuy nhiên công việc này luôn gặp thất bại và khi ấy người ta nghĩ rằng thần Poseidon-  vị thần biển cả, không muốn để hai vùng biển hòa làm một.  Người có quyết tâm cao nhất, có lẽ là Hoàng đế Nero. Ông đã ra lệnh cho 6.000 nô lệ thực hiện. Khi khai thổ, vị hoàng đế dùng một chiếc cuốc bằng vàng cùng một dàn nhạc đệm đến để cổ vũ tinh thần. Tuy nhiên, ông ta đã bị giết chết trước khi giấc mơ được hoàn thành.
Trong thời kỳ hiện đại, ý tưởng về việc làm lại kênh đào được Capodistrias (Thống đốc đầu tiên của Hy Lạp sau khi độc lập khỏi đế chế Ottoman) nêu ra một cách nghiêm túc. Với chi phí dự toán 40 triệu Franc cho công trình kỷ nguyên này, quá sức so với một nhà nước Hy Lạp non trẻ. Mãi đến đến năm 1869, Quốc hội Hy Lạp thông qua quyết định chi 30 triệu Franc cho công ty tư nhân của Áo  - Austrian General Etiene Tyrr  xây dựng kênh đào Corinth . Công trình được khởi công  vào ngày 29 tháng 3 năm 1882, nhưng cuối cùng với 30 triệu Franc, Công ty Austrian General Etiene Tyrr  cũng đành bó tay vì chi phí không đủ cho công trình.
Đến năm 1890, dự án mới tái khởi động với 5 triệu Franc do  công ty Andreas Syggros đảm nhiệm và cuối cùng dự án cũng đã hoàn thành và đưa vào sử dụng từ ngày 28 tháng 10 năm 1893. Do diện tích quá hẹp nên kênh đào này  không có tiềm năng quan trọng về kinh tế, chỉ phục vụ cho ngành du lịch, thỉnh thoảng người ta  lại đóng cửa để gia cố vách đá hai bên, do đó lượng lưu thông tàu thuyền qua lại đây rất ít. Ngày nay, kênh đào này chủ yếu được phục vụ cho các chuyến tàu du lịch và cây cầu bắc ngang qua kênh là nơi lý tưởng cho những ai yêu thích môn thể thao mạo hiểm – nhảy bungee.
Bảo Anh (TTVN)

Độc đáo kênh đào Corinth ở Hy Lạp

Kênh đào Corinth nối liền Vịnh Corinth và Vịnh Saronic trên biển Aegean. Kênh đào này cắt ngang eo biểnIsthmus và tách bán đảo Peloponnesian ra khỏi Hy lạp, nhờ thế mà bán đảo lại trở thành một hòn đảo. Người ta đã đào một con kênh qua eo biển ngang với mực nước biển nên không cần dùng các thủy môn để điều chỉnh độ chênh lệch của mực nước.

Kênh đào Corinth
Kênh đào này được thi công từ năm 1881 nhưng mãi đến năm 1893 mới hoàn thành. Kênh dài 6,4 cây và chỗ rộng nhất chỉ có 21,3 mét nên nhiều chiếc tàu hiện đại không thể nào qua được. Và chỉ có những chiếc thuyền loại nhỏ mới có thể đi lọt kênh đào này. Hiện nay kênh đào này không có tiềm năng quan trọng về kinh tế, chỉ phục vụ cho ngành du lịch. Trước khi có kênh đào này, việc di chuyển của tàu thuyền giữa Aegean và Adriatic thật sự khó khăn. Phải đi hơn 185 hải lý vòng quanh Pelopinnese.
Kênh đào Corinth là một ý tưởng và một giấc ước từ hơn 2000 ngàn năm, và đã hiện thực hóa vào cuối thế kỷ 19. Đó là ý tưởng của bạo chúa Periander vùng Corinth. Nhưng trình độ kỹ thuật thời đó không thể giúp ông ta đạt được mong muốn này, trong suốt hơn 2000 năm việc xây dựng kênh đào luôn là mong muốn của những người đứng đầu từ Hoàng đế Julius Caesar và hoàng đế Hadrian và Caligula đến Hoàng đế Nero, công việc này luôn thất bại và khi ấy người ta nghĩ rằng thần Poseidon, vị thần biển cả, không muốn để hai vùng biển hòa làm một.
Trong thời kỳ hiện đại, ý tưởng về việc làm lại kênh đào được Capodistrias (Thống đốc đầu tiên của Hy Lạp sau khi độc lập khỏi đế chế Ottoman) nêu ra một cách nghiêm túc. Với chi phí dự toán 40 triệu franc cho công trình kỷ nguyên này, quá sức so với một nhà nước Hy Lạp non trẻ. Mãi đến đến năm 1869, Quốc hội Hy Lạp quyết định chi 30 triệu franc cho công ty tư nhân (Austrian General Etiene Tyrr) xây dựng kênh đào Corinth này. Công việc bắt đầu vào ngày 29 tháng 3 năm 1882, nhưng với 30 triệu Franc chi phí không đủ, Đến năm 1890, dự án mới tái khởi động với 5 triệu franc từ công ty Andreas Syggros. Kênh đào được hoàn thành và đưa vào sử dụng từ ngày 28 tháng 10 năm 1893. Do diện tích hẹp nên kênh đào chủ yếu phục vụ cho các chuyến tàu du lịch, và nhảy bungee từ trên cầu của kênh đào.
(Nguồn: Yan.vn)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét