Thứ Tư, 26 tháng 6, 2013

Vùng đất đặc biệt của một bộ tộc lạ lùng ở châu Phi

(VTC News) – Cao nguyên Mopti của Mali (châu Phi), người Dogon với nền văn hóa độc đáo và kỳ lạ, đã sinh sống tách biệt suốt nhiều thế kỷ.
Bộ tộc Dogon của đất nước Mali, châu Phi chỉ có số lượng không đầy một triệu người.


Họ sinh sống tách biệt trên cao nguyên Mopti qua nhiều thế kỷ, gìn giữ những giá trị văn hóa độc đáo mà tổ tiên đã xây dựng suốt hàng trăm năm qua.
 Một trong những truyền thống văn hóa có giá trị của người Dogon là những công trình kiến trúc bằng đá núi hết sức kỳ lạ và độc đáo.
 Trong đó có rất nhiều các khu định cư và các công trình phòng thủ được xây dựng ngay trên vách đá.
 Lịch sử thường xuyên bị xâm lược bởi những cộng đồng khác đã khiến cho người Dogon quyết định xây nhà giữa các vách đá cheo leo hiểm trở.
 Họ chọn những vách núi sa thạch để định cư, trải qua nhiều thế hệ đã xây dựng nên những hệ thống kiến trúc, làng mạc vô cùng độc đáo.
 Nghệ thuật vẽ tranh trên đá cũng xuất hiện từ hàng trăm năm trước, phản ánh cuộc sống tinh thần và tín ngưỡng của những người Dogon.
 Sau khi đất nước Mali giành được độc lập, những người Dogon cũng dần chuyển xuống sinh sống tại những khu vực màu mỡ hơn dưới chân núi.
 Những kho thóc được đắp bằng đất là hình ảnh không thể thiếu tại các ngôi làng của người Dogon
 Người dân trong làng cùng cất giữ lương thực và hạt giống của mình trong những nhà kho công cộng như thế.
 Những nhà kho có mái nhọn như thế này được gọi là kho thóc “nam”, nơi lưu trữ kê và các loại ngũ cốc quan trọng. Phụ nữ cũng có những nhà kho riêng, họ độc lập về kinh tế đối với chồng mình.
 Ngoài ra trong làng còn có những ngôi nhà chỉ dành cho nam giới tụ họp và bàn bạc các công việc quan trọng, gọi là toguna
 
 Những toguna có mái rất thấp, đến nỗi người ta không thể đứng lên trong nhà. Điều này được lý giải là để hạn chế xung đột khi các cuộc tranh luận giữa những người đàn ông trở nên gay gắt.
 Những ngôi nhà quan trọng nhất trong làng được gọi là ginna, thường chỉ dành cho những người lãnh đạo hoặc sáng lập làng.
 Những người được tôn kính nhất trong làng sinh sống và trông coi các ginna.
 Ngoài ra ginna cũng là nơi để thờ cúng tổ tiên và các vị thần linh, được gọi chung là Wagem – một tôn giáo sơ khai mà phần lớn người Dogon thờ phụng.
 Phía ngoài ngôi làng, tại những vị trí trọng yếu thường là các công trình phòng thủ có dáng dấp như những tháp canh tựa vào vách đá.
 Phần lớn những tháp canh này giờ đây đã không còn được sử dụng.
 Mỗi làng có một người lãnh đạo tinh thần, gọi là Hogon. Người này được dân làng bầu chọn trong số những người đàn ông lớn tuổi và được tôn kính nhất.
 Hogon được chọn phải sống một mình và không cạo râu, tắm rửa trong suốt một thời gian dài. Ông được phục vụ bởi một người trinh nữ nhưng không được chạm vào bất kỳ ai.
 Đàn ông Dogon thường chỉ có một vợ, mặc dù họ được phép đa thê. Thế nhưng người vợ cũng thường chỉ sống chung với chồng cho đến khi sinh con, sau đó cô có thể sinh sống tự do và độc lập nếu muốn.
 
Xã hội Dogon ngày nay cũng đã xuất hiện nhiều tôn giáo khác như Hồi Giáo hay Thiên Chúa Giáo. Những Nhà thơ của họ cũng hết sức kỳ lạ.
 
Những Giáo đường này cũng được đắp bằng đất với kiểu kiến trúc hết sức “Dogon”.
 
 .

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét