. | ||||||||
Bên trong nhà thờ thánh Peter
(ĐSCT) Nói về những cảnh quan cổ xưa ở Thổ Nhĩ Kỳ, không đâu bằng tỉnh Hatay. Antioch là thủ phủ của tỉnh, nổi tiếng với món gia vị của địa phương gắn liền với tinh túy ẩm thực cùng sự thành lập những nhà thờ đầu tiên của Thiên Chúa giáo, dòng sông Orontes chảy qua mang theo những câu chuyện lịch sử. Ngày nay người dân Antioch vẫn làm cho các du khách ngạc nhiên với tính tình bình dị và ôn hòa của họ, không một phụ nữ nào mang mạng che mặt, phần nhiều họ mặc những trang phục màu sắc tươi mát và quyến rũ. Tượng thánh Peter trong giáo đường Thành phố nhỏ Harbiye thuộc tỉnh Hatay là quần thể của những thác nước nằm giữa rừng cây nguyệt quế. Thoạt đầu người ta gọi là Daphne, giờ được gọi là “Những giọt nước mắt của Apollo”. Theo truyền thuyết, đây là nơi thần Apollo bắt kịp nữ thần Daphne. Bị đuổi kịp, nàng đã biến thành cây và thần Apollo đã giữ gìn vẻ đẹp vĩnh cửu của nàng bằng cách cho nàng xanh tươi mãi mãi. Bên cạnh những huyền thoại, trên thực tế người ta tìm đến nơi đây để cải thiện sức khỏe. |
||||||||
V.K (Newsweek)
Đất nước thành Troy có nền văn hóa và
lịch sử lâu đời. Đặt chân đến đây, du khách sẽ không khỏi bỡ ngỡ trước
những công trình hàng nghìn năm tuổi từ thời Hy Lạp cổ đại vẫn đang hiện
diện bên cạnh các tòa nhà hiện đại.
Thành Trojan - Canakkale
Những người yêu thích truyền thuyết về thần thoại Hy Lạp đều không thể
không biết đến bộ phim nổi tiếng xoay quanh cuộc chiến thành Troy. Con
ngựa thành Troy như biểu tượng của sự khôn ngoan trong chiến trận đã thu
hút hàng triệu du khách ghé thăm Canakkale mỗi năm. Theo sử học Hy Lạp
cổ đại, thành Trojan được hình thành từ thế kỉ thứ XII trước công
nguyên. Các nhà sử gia đã có cách giải thích khác về cuộc chiến thành
Troy khi cho rằng chính sự thịnh vượng và giàu có nơi đây là nguồn gốc
của xung đột và tranh chấp. Tại thời điểm bấy giờ, thành Troy nằm ngay
cạnh một cảng biển với nhiều tàu bè qua lại. Giao thương buôn bán làm
vùng đất giàu lên và thành Troy ngày càng được xây dựng kiên cố với
những vòng thành chắc chắn.Ngày nay, khi du khách đến tham quan khu di tích cổ thành Troy, sẽ được chứng kiến 9 vòng thành kiên cố, dù đã trải qua bao biến cố của lịch sử, và những câu chuyện truyền miệng của người dân với niềm phần khích như mới xảy ra ngày hôm qua. Hai con ngựa thành Troy, một con ngựa cổ ngay tại khu di tích thành Trojan và một con ngựa mới được đoàn làm phim Hollywood tặng vùng đất này sẽ là phần thưởng xứng đáng cho những ai yêu thích và muốn chiêm ngưỡng biểu tượng độc đáo.
Những biến động về địa chất của trái đất khiến nước biển lùi ra xa, cộng với những thiệt hại về chiến tranh làm thành Trojan bắt đầu suy yếu. Cảng biển Kusadasi bắt đầu nổi lên như một nơi giao thương thuận tiện. Kết quả là thành phố Ephesus dần được xây dựng và trở nên thịnh vượng vào thế kỷ I trước công nguyên. Ephesus không những là biểu tượng về kinh tế của thời bấy giờ, mà còn là trung tâm về văn hóa, tôn giáo và giáo dục. Những công trình tiêu biểu còn lại đến hôm nay gồm: đền thờ Atermis, một trong bảy kỳ quan cổ đại của thế giới; thư viện Celsus cổ đại với bộ sưu tập hàng nghìn cuốn sách từ khắp nơi dành riêng cho giới quý tộc; ngôi nhà Maria, nơi các nhà sử gia tin rằng đó là nơi mẹ Maria từng sống những ngày cuối đời… Tuy chỉ được phục chế lại 15% so với tài liệu ghi chép thực tế, nhưng những gì còn sót lại làm thế giới không khỏi thán phục bởi sự hùng vĩ, thịnh vượng mà các đế chế cai trị từ thời xa xưa đã gây dựng cho vùng đất này.
Hierapolis được xây dựng ngay bên cạnh “Cotton Castle” hay còn gọi là “Lâu đài bông” thuộc tỉnh Pamukkale. Pamukkale nổi tiếng với những suối nước khoáng nóng tạo hình “ruộng bậc thang” đá vôi bởi sự tích tụ của muối khoáng và đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới năm 1988. Bên cạnh đó, đây cũng là nơi duy nhất trên trái đất du khách có thể nhìn thấy tuyết rơi ở 400 độ C. “Hòn ngọc thiên nhiên” Cotton Castle tại Pamukkale từng được nữ hoàng Cleopatra đặt chân đến và ngâm mình vào nguồn suối nóng giàu khoáng chất bởi nó rất tốt cho sức khỏe và có công dụng chữa bệnh. Phương Thảo |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét