Được biết đến với những cuộc duyệt binh và đe dọa chiến tranh nhiều hơn những danh lam thắng cảnh, vậy nhưng Triều Tiên vẫn có sức hút lạ kỳ với du khách phương Tây. Với ai có dịp tới đây, họ sẽ được thấy một thế giới hoàn toàn khác lạ, đầy thú vị.
Vào một ngày đầu tháng 5, khi căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên đang lên cao với một loạt các cuộc tập trận và đe dọa chiến tranh hạt nhân từ Bình Nhưỡng, phóng viên Nigel Richardson của tờ Telegraph đã có một chuyến du lịch tới Bình Nhưỡng kéo dài một tuần. Chuyến đi đã đem lại cho tác giả nhiều bất ngờ và cả những ấn tượng mới mẻ về một Triều Tiên khác nhiều với những định kiến của giới truyền thông. Dưới đây là những chia sẻ rất chân thực của nhà báo này.
Đặt chân vào quốc gia bí mật nhất, kỳ lạ nhất, thậm chí còn được cho là hiếu chiến và đáng sợ nhất, sự thực lại đầy thú vị. Trái với những gì người ta vẫn nghĩ, việc tới đây không hề khó khăn, và cũng không hề nguy hiểm, trừ khi bạn là một kẻ ngốc nghếch cứng đầu.
Trong khi nhà lãnh đạo Kim Jong Un không ngừng chĩa tên lửa vào “đế quốc Mỹ” và “kẻ tay sai hàn quốc (ở đây người ta thường không viết hoa chữ Hàn Quốc)”, hoa vẫn nở khắp Bình Nhưỡng, chẳng hề có chiếc xe tăng nào cả.
“Có vẻ như người ta càng ở xa bán đảo Triều Tiên bao nhiêu thì nỗi lo về chiến tranh tại đây càng lớn bấy nhiêu”, Hannah Barraclough, một phụ nữ người Anh đã có 7 năm làm hướng dẫn viên cho các tour tới quốc gia bí mật này nói.
Dù vậy, đây vẫn là một chuyến du lịch “nhạy cảm”. Trong buổi gặp gỡ trước khi lên đường tại văn phòng Bắc Kinh của Koryo Tour, một công ty của Anh chuyên đưa du khách tới Triều Tiên, Hannah đã đề ra một số quy định chung.
Tìm hiểu những điều này không hề thừa bởi nếu bạn không muốn làm theo, tốt nhất không nên đến Bình Nhưỡng. Trước hết, du khách chỉ có thể đi thành đoàn và bị kiểm soát chặt chẽ, kể cả Hannah. Nhóm của chúng tôi gồm 10 người (có người đến từ Anh, Hà Lan, Đức, New Zealand và Romania) nhưng có tới 3 hướng dẫn viên người Triều Tiên, cộng thêm người lái xe và một thợ chụp ảnh, người đã cố bán cho chúng tôi những bức ảnh khi chuyến đi kết thúc.
Theo Hannah, chúng tôi cần “một cái đầu cởi mở và mong muốn tìm hiểu Triều Tiên qua góc nhìn của chính người Triều Tiên. Bạn có thể thảo luận về tôn giáo, chính trị, gì cũng được, nhưng đừng trở thành giáo viên của họ”.
Có một số chủ đề cấm kỵ: những người đào tẩu (sang Hàn Quốc), các trại lao động tập trung (khoảng 200.000 người đang bị giam giữ), và bất kỳ chỉ trích nào đối với gia đình họ Kim. “Họ là thánh thần”, Hannah khẳng định.
Ngoài ra nam giới cũng cần phải mang theo một áo khoác, áo sơ mi và cà cạt để mặc khi tới thăm Cung điện mặt trời Kumsusan, đỉnh núi Olympus nơi các vị “thánh thần” yên nghỉ. Và để tỏ sự thành kính chúng tôi cũng được yêu cầu phải cúi chào khi thấy họ. “Nơi đây chính là thánh địa Mecca của người Triều Tiên”, Hannah nhấn mạnh.
Cũng chính tại đây, tôi đã vô tình huýt sáo và lập tức bị nhắc nhở. Quả thực đây đúng như thánh địa Mecca, một nơi hành hương của những người Triều Tiên. Những người phụ nữ đều đến đây trong những bộ váy truyền thống chỉn chu và đem đến một bầu không khí đầy tôn kính. Với họ, nhà lãnh đạo Kim Nhật Thành, người sáng lập Triều Tiên năm 1948 vẫn còn sống.
“Đừng tranh luận về bất kỳ sự kiện lịch sử nào”, Hannah khuyên tiếp. “Từ khi họ sinh ra, thậm chí khi còn đang trong bụng mẹ, họ đã được dạy cho một câu chuyện”.
Chúng tôi cũng được dạy như vậy, chỉ có điều là một câu chuyện khác về Triều Tiên, rằng đây là nơi tận cùng của sự nghèo khổ với những người cuồng tín. Thường thì bức tranh vẫn được vẽ lên bởi các nhà bình luận, những người thường gần lắm cũng chỉ tới Seoul hay Bắc Kinh hoặc thậm chí chỉ ngồi tại London.
Trong số những người đồng hành của tôi, có 2 giáo sư đại học đã nghỉ hưu và một trợ lý nghị sỹ. Tất cả đều chung quan điểm rằng không tin vào những bức tranh này và sẽ tự khám phá Triều Tiên.
Sau khoảng 2 giờ bay trên chuyến bay của Air Koryo từ Bắc Kinh, chúng tôi đã đến với quốc gia không internet Triều Tiên, và trở thành một trong số ít ỏi 5000 – 6000 người nước ngoài được phép tới thăm nước này mỗi năm.
Trên xe buýt từ sân bay về Bình Nhưỡng, hướng dẫn viên chính bắt đầu giúp chúng tôi làm quen với các quy định: “Khi chụp ảnh các bức tượng hoặc tượng đài, vui lòng chụp toàn bộ các nhà lãnh đạo của chúng tôi, đừng chụp một phần”.
Bên ngoài cửa sổ, Bình Nhưỡng dần hiện ra, sạch sẽ, vững chắc, cao vút, và thậm chí (trong ánh nắng mùa xuân và hoa) là đẹp. Tại các quảng trưởng và không gian công cộng, hàng nghìn thiếu niên tiền phong, binh sỹ và nhân viên bán quân sự đang luyện tập cho màn đồng diễn tập thể, diễn ra mỗi mùa Hè.
Một màn múa tuyệt đẹp nhịp nhàng như máy có được sau vô số giờ luyện tập. Còn trên các tòa nhà và tại từng góc phố, gương mặt của các nhà lãnh đạo họ Kim tỏa sáng đầy bao dung. Phải chăng tôi đang nằm mơ?
Chúng tôi nhận phòng tại khách sạn 1000 phòng Yanggakdo, nằm ngay trên mũi của một hòn đảo trên sông Taedong, mà du khách phương Tây vẫn đùa là nhà tù vui vẻ Alcatraz. Khách sạn có một nhà hàng xoay tròn trên sân thượng và một tầng trệt đủ thú vui: một casino, bể bơi, khu chơi bowling và một quán karaoke. Trên bảng thông báo ở sảnh, các sự kiện quan trọng đều được đăng lên: “Kim Jong Un thị sát và chỉ đạo tại xưởng dệt kim Bình Nhưỡng”.
Nhóm hướng dẫn viên của chúng tôi gồm hai nam và một nữ, tuổi chỉ chừng ngoài 20. Giải thích của họ về các địa điểm du lịch thường nặng về ngày tháng và con số thống kê. Nhưng họ tinh tế hơn những gì chúng tôi nghĩ ban đầu. Họ thừa nhận một số thực tế chính trị như nạn đói kinh hoàng những năm 1990 và tình trạng cung cấp điện yếu kém, khiến các thành phố chìm trong bóng tối khi đêm xuống.
Họ nói họ muốn đất nước mở cửa cho nhiều du khách hơn. “Tôi muốn nhiều du khách nước ngoài tới đây”, ông Li nói với tôi. “Bởi vì họ có cái nhìn rất tiêu cực về đất nước này qua giới truyền thông. Nếu họ tới họ có thể tự thấy mọi thứ”.
Nhưng liệu họ sẽ được thấy gì? Đó chính là vấn đề của chúng tôi. Bình Nhưỡng từ lâu được biết tới là nơi để phô trương, còn cả bộ mặt của một xã hội khác vẫn còn trong bóng tối…Chỉ khi tham gia hai chuyến đi ra ngoài thành phố, chúng tôi mới có cảm nhận mình thấy điều gì đó của một Triều Tiên đích thực.
Tại đây, ngoài những tuyến đường vắng vẻ, chúng tôi còn được chứng kiến sự đói nghèo. Với gần như không chút cơ giới hóa nào, người lao động trên những cánh đồng chỉ trơ đất đang cúi lom khom giống như những nông dân nghèo khổ trong tranh của Van Gogh. Trong ánh sáng xiên xiên của buổi chiều tối, cảnh tượng thật đẹp lạ kỳ.
Một buổi sáng, khi những người khác tới thăm một trang trại trái cây, tôi quyết định tới điểm tham quan mới nhất của Bình Nhưỡng: “Bình Nhưỡng thu nhỏ”, một công viên giải trí với nhiều mô hình các tượng đài của thành phố.
Bình Nhưỡng thu nhỏ, lẽ ra đã thật vui nếu như không có những kẻ phá bĩnh xuất hiện khắp nơi với những loa phóng thanh và còi, sẵn sàng chấm dứt mọi sự phấn khích và bột phát. Tại “quảng trường Kim Nhật Thành”, có kích thước bằng khoảng nửa sân tennis, được trang trí bằng một cuộc diễu hành của xe tăng và tên lửa, một trong những đội viên dân phòng đã yêu cầu tôi cho xem bức ảnh tôi vừa chụp và đứng đó theo dõi trong khi tôi phải xóa chúng đi.
Tội lỗi gì đây? Chẳng qua tôi đã lỡ chụp những hình ảnh thu nhỏ của gia đình họ Kim trên một trong những tòa nhà mô hình tại quảng trưởng mô hình đó. Điều buồn cười đó là mới hôm trước đó tôi đã đứng trên quảng trường thật và chụp nhiều bức ảnh có hình ảnh của họ ngay chính giữa. Ông Lí trông có vẻ bối rối. “Tôi xin lỗi”, ông nói. “Chuyện này phức tạp lắm”.
Đó là một mặt của Triều Tiên, nhưng còn một mặt khác nữa.
Chuyến du lịch được thiết kế để chúng tôi tới đúng dịp Quốc tế lao động và là ngày nghỉ lễ tại Triều Tiên, ngay cả những người phá đám và chỉ điểm cũng được nghỉ. Các đài phun nước dọc sông Taedong đều được bật lên. Cờ đỏ cắm đầy các ngã tư. Còn người dân Bình Nhưỡng dường như đều thư giãn.
Tại công viên Moranbong, giữa nhiều chùa chiền, hồ nước trang trí và rất nhiều hoa, mọi người cùng đi dã ngoại, uống rượu soju (rượu gạo), hát những bài dân ca đầy tình cảm và xem những du khách nước ngoài chúng tôi như bạn.
Trước đó, một người trong nhóm có nói với tôi rằng: “Bạn không thể biết được điều gì đang diễn ra trong đầu họ”. Nhưng khi chuyến du lịch diễn ra, những người Triều Tiên chúng tôi gặp có vẻ ngày càng cởi mở và thân thiện hơn.
Tuy vậy, tôi nhận ra rằng có một ảo giác, không phải họ mà chính là chúng tôi đã thay đổi. Chúng tôi đã bắt đầu từ bỏ những định kiến mà chúng tôi thậm chí không biết rằng mình từng có nó. Trong quá trình đó chúng tôi bắt đầu lờ mờ nhận ra những con người thực sự.
Tôi muốn dành lời cuối cho một trong những hướng dẫn viên của mình, chị Han. Đứng trước những bức tượng đồng to lớn của ông Kim Nhật Thành và Kim Jong Il tại Đài kỷ niệm vĩ đại Mansudae, chị nói đầy tự hào: “Chiều cao của các bức tượng là 23m”. “Ồ, vậy chúng nặng bao nhiêu?”, tôi hỏi với ý trêu chọc. Chị Han nhìn có vẻ bối rối. “Ông không biết sao?”, tôi lắc đầu.
“Tôi sẽ tìm hiểu xem”, chị nói. Sau đó, khi chúng tôi trở lại xe, chị nói với tôi: “Tôi biết câu trả lời cho câu hỏi của ông rồi”. Tôi ngỡ ngàng: “Chị biết sao?”.
“Có chứ. Các bức tượng nặng bằng tất cả trái tim của người Triều Tiên. Đó là đáp án của tôi”, chị Han nói và cười tinh nghịch.
Đặt chân vào quốc gia bí mật nhất, kỳ lạ nhất, thậm chí còn được cho là hiếu chiến và đáng sợ nhất, sự thực lại đầy thú vị. Trái với những gì người ta vẫn nghĩ, việc tới đây không hề khó khăn, và cũng không hề nguy hiểm, trừ khi bạn là một kẻ ngốc nghếch cứng đầu.
Hình ảnh các nhà lãnh đạo Triều Tiên xuất hiện khắp nơi
Trong khi nhà lãnh đạo Kim Jong Un không ngừng chĩa tên lửa vào “đế quốc Mỹ” và “kẻ tay sai hàn quốc (ở đây người ta thường không viết hoa chữ Hàn Quốc)”, hoa vẫn nở khắp Bình Nhưỡng, chẳng hề có chiếc xe tăng nào cả.
“Có vẻ như người ta càng ở xa bán đảo Triều Tiên bao nhiêu thì nỗi lo về chiến tranh tại đây càng lớn bấy nhiêu”, Hannah Barraclough, một phụ nữ người Anh đã có 7 năm làm hướng dẫn viên cho các tour tới quốc gia bí mật này nói.
Dù vậy, đây vẫn là một chuyến du lịch “nhạy cảm”. Trong buổi gặp gỡ trước khi lên đường tại văn phòng Bắc Kinh của Koryo Tour, một công ty của Anh chuyên đưa du khách tới Triều Tiên, Hannah đã đề ra một số quy định chung.
Tìm hiểu những điều này không hề thừa bởi nếu bạn không muốn làm theo, tốt nhất không nên đến Bình Nhưỡng. Trước hết, du khách chỉ có thể đi thành đoàn và bị kiểm soát chặt chẽ, kể cả Hannah. Nhóm của chúng tôi gồm 10 người (có người đến từ Anh, Hà Lan, Đức, New Zealand và Romania) nhưng có tới 3 hướng dẫn viên người Triều Tiên, cộng thêm người lái xe và một thợ chụp ảnh, người đã cố bán cho chúng tôi những bức ảnh khi chuyến đi kết thúc.
Theo Hannah, chúng tôi cần “một cái đầu cởi mở và mong muốn tìm hiểu Triều Tiên qua góc nhìn của chính người Triều Tiên. Bạn có thể thảo luận về tôn giáo, chính trị, gì cũng được, nhưng đừng trở thành giáo viên của họ”.
Có một số chủ đề cấm kỵ: những người đào tẩu (sang Hàn Quốc), các trại lao động tập trung (khoảng 200.000 người đang bị giam giữ), và bất kỳ chỉ trích nào đối với gia đình họ Kim. “Họ là thánh thần”, Hannah khẳng định.
Tất cả đều phải tỏ sự tôn kính trước các bức tượng nhà lãnh đạo Triều Tiên
Ngoài ra nam giới cũng cần phải mang theo một áo khoác, áo sơ mi và cà cạt để mặc khi tới thăm Cung điện mặt trời Kumsusan, đỉnh núi Olympus nơi các vị “thánh thần” yên nghỉ. Và để tỏ sự thành kính chúng tôi cũng được yêu cầu phải cúi chào khi thấy họ. “Nơi đây chính là thánh địa Mecca của người Triều Tiên”, Hannah nhấn mạnh.
Cũng chính tại đây, tôi đã vô tình huýt sáo và lập tức bị nhắc nhở. Quả thực đây đúng như thánh địa Mecca, một nơi hành hương của những người Triều Tiên. Những người phụ nữ đều đến đây trong những bộ váy truyền thống chỉn chu và đem đến một bầu không khí đầy tôn kính. Với họ, nhà lãnh đạo Kim Nhật Thành, người sáng lập Triều Tiên năm 1948 vẫn còn sống.
“Đừng tranh luận về bất kỳ sự kiện lịch sử nào”, Hannah khuyên tiếp. “Từ khi họ sinh ra, thậm chí khi còn đang trong bụng mẹ, họ đã được dạy cho một câu chuyện”.
Chúng tôi cũng được dạy như vậy, chỉ có điều là một câu chuyện khác về Triều Tiên, rằng đây là nơi tận cùng của sự nghèo khổ với những người cuồng tín. Thường thì bức tranh vẫn được vẽ lên bởi các nhà bình luận, những người thường gần lắm cũng chỉ tới Seoul hay Bắc Kinh hoặc thậm chí chỉ ngồi tại London.
Trong số những người đồng hành của tôi, có 2 giáo sư đại học đã nghỉ hưu và một trợ lý nghị sỹ. Tất cả đều chung quan điểm rằng không tin vào những bức tranh này và sẽ tự khám phá Triều Tiên.
Sau khoảng 2 giờ bay trên chuyến bay của Air Koryo từ Bắc Kinh, chúng tôi đã đến với quốc gia không internet Triều Tiên, và trở thành một trong số ít ỏi 5000 – 6000 người nước ngoài được phép tới thăm nước này mỗi năm.
Trên xe buýt từ sân bay về Bình Nhưỡng, hướng dẫn viên chính bắt đầu giúp chúng tôi làm quen với các quy định: “Khi chụp ảnh các bức tượng hoặc tượng đài, vui lòng chụp toàn bộ các nhà lãnh đạo của chúng tôi, đừng chụp một phần”.
Bên ngoài cửa sổ, Bình Nhưỡng dần hiện ra, sạch sẽ, vững chắc, cao vút, và thậm chí (trong ánh nắng mùa xuân và hoa) là đẹp. Tại các quảng trưởng và không gian công cộng, hàng nghìn thiếu niên tiền phong, binh sỹ và nhân viên bán quân sự đang luyện tập cho màn đồng diễn tập thể, diễn ra mỗi mùa Hè.
Một màn múa tuyệt đẹp nhịp nhàng như máy có được sau vô số giờ luyện tập. Còn trên các tòa nhà và tại từng góc phố, gương mặt của các nhà lãnh đạo họ Kim tỏa sáng đầy bao dung. Phải chăng tôi đang nằm mơ?
Chúng tôi nhận phòng tại khách sạn 1000 phòng Yanggakdo, nằm ngay trên mũi của một hòn đảo trên sông Taedong, mà du khách phương Tây vẫn đùa là nhà tù vui vẻ Alcatraz. Khách sạn có một nhà hàng xoay tròn trên sân thượng và một tầng trệt đủ thú vui: một casino, bể bơi, khu chơi bowling và một quán karaoke. Trên bảng thông báo ở sảnh, các sự kiện quan trọng đều được đăng lên: “Kim Jong Un thị sát và chỉ đạo tại xưởng dệt kim Bình Nhưỡng”.
Nhóm hướng dẫn viên của chúng tôi gồm hai nam và một nữ, tuổi chỉ chừng ngoài 20. Giải thích của họ về các địa điểm du lịch thường nặng về ngày tháng và con số thống kê. Nhưng họ tinh tế hơn những gì chúng tôi nghĩ ban đầu. Họ thừa nhận một số thực tế chính trị như nạn đói kinh hoàng những năm 1990 và tình trạng cung cấp điện yếu kém, khiến các thành phố chìm trong bóng tối khi đêm xuống.
Họ nói họ muốn đất nước mở cửa cho nhiều du khách hơn. “Tôi muốn nhiều du khách nước ngoài tới đây”, ông Li nói với tôi. “Bởi vì họ có cái nhìn rất tiêu cực về đất nước này qua giới truyền thông. Nếu họ tới họ có thể tự thấy mọi thứ”.
Nhưng liệu họ sẽ được thấy gì? Đó chính là vấn đề của chúng tôi. Bình Nhưỡng từ lâu được biết tới là nơi để phô trương, còn cả bộ mặt của một xã hội khác vẫn còn trong bóng tối…Chỉ khi tham gia hai chuyến đi ra ngoài thành phố, chúng tôi mới có cảm nhận mình thấy điều gì đó của một Triều Tiên đích thực.
Tại đây, ngoài những tuyến đường vắng vẻ, chúng tôi còn được chứng kiến sự đói nghèo. Với gần như không chút cơ giới hóa nào, người lao động trên những cánh đồng chỉ trơ đất đang cúi lom khom giống như những nông dân nghèo khổ trong tranh của Van Gogh. Trong ánh sáng xiên xiên của buổi chiều tối, cảnh tượng thật đẹp lạ kỳ.
Một buổi sáng, khi những người khác tới thăm một trang trại trái cây, tôi quyết định tới điểm tham quan mới nhất của Bình Nhưỡng: “Bình Nhưỡng thu nhỏ”, một công viên giải trí với nhiều mô hình các tượng đài của thành phố.
Bình Nhưỡng thu nhỏ, lẽ ra đã thật vui nếu như không có những kẻ phá bĩnh xuất hiện khắp nơi với những loa phóng thanh và còi, sẵn sàng chấm dứt mọi sự phấn khích và bột phát. Tại “quảng trường Kim Nhật Thành”, có kích thước bằng khoảng nửa sân tennis, được trang trí bằng một cuộc diễu hành của xe tăng và tên lửa, một trong những đội viên dân phòng đã yêu cầu tôi cho xem bức ảnh tôi vừa chụp và đứng đó theo dõi trong khi tôi phải xóa chúng đi.
Bình Nhưỡng có tàu điện và cả bảo tàng về... việc xây tàu điện
Tội lỗi gì đây? Chẳng qua tôi đã lỡ chụp những hình ảnh thu nhỏ của gia đình họ Kim trên một trong những tòa nhà mô hình tại quảng trưởng mô hình đó. Điều buồn cười đó là mới hôm trước đó tôi đã đứng trên quảng trường thật và chụp nhiều bức ảnh có hình ảnh của họ ngay chính giữa. Ông Lí trông có vẻ bối rối. “Tôi xin lỗi”, ông nói. “Chuyện này phức tạp lắm”.
Đó là một mặt của Triều Tiên, nhưng còn một mặt khác nữa.
Chuyến du lịch được thiết kế để chúng tôi tới đúng dịp Quốc tế lao động và là ngày nghỉ lễ tại Triều Tiên, ngay cả những người phá đám và chỉ điểm cũng được nghỉ. Các đài phun nước dọc sông Taedong đều được bật lên. Cờ đỏ cắm đầy các ngã tư. Còn người dân Bình Nhưỡng dường như đều thư giãn.
Tại công viên Moranbong, giữa nhiều chùa chiền, hồ nước trang trí và rất nhiều hoa, mọi người cùng đi dã ngoại, uống rượu soju (rượu gạo), hát những bài dân ca đầy tình cảm và xem những du khách nước ngoài chúng tôi như bạn.
Trước đó, một người trong nhóm có nói với tôi rằng: “Bạn không thể biết được điều gì đang diễn ra trong đầu họ”. Nhưng khi chuyến du lịch diễn ra, những người Triều Tiên chúng tôi gặp có vẻ ngày càng cởi mở và thân thiện hơn.
Tuy vậy, tôi nhận ra rằng có một ảo giác, không phải họ mà chính là chúng tôi đã thay đổi. Chúng tôi đã bắt đầu từ bỏ những định kiến mà chúng tôi thậm chí không biết rằng mình từng có nó. Trong quá trình đó chúng tôi bắt đầu lờ mờ nhận ra những con người thực sự.
Tôi muốn dành lời cuối cho một trong những hướng dẫn viên của mình, chị Han. Đứng trước những bức tượng đồng to lớn của ông Kim Nhật Thành và Kim Jong Il tại Đài kỷ niệm vĩ đại Mansudae, chị nói đầy tự hào: “Chiều cao của các bức tượng là 23m”. “Ồ, vậy chúng nặng bao nhiêu?”, tôi hỏi với ý trêu chọc. Chị Han nhìn có vẻ bối rối. “Ông không biết sao?”, tôi lắc đầu.
“Tôi sẽ tìm hiểu xem”, chị nói. Sau đó, khi chúng tôi trở lại xe, chị nói với tôi: “Tôi biết câu trả lời cho câu hỏi của ông rồi”. Tôi ngỡ ngàng: “Chị biết sao?”.
“Có chứ. Các bức tượng nặng bằng tất cả trái tim của người Triều Tiên. Đó là đáp án của tôi”, chị Han nói và cười tinh nghịch.
Theo Thanh Tùng/Telegraph/Dân Trí
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét