Giản dị như chính nguyên liệu làm nên nó, cái tên pasta đặt cho món ăn được ưa chuộng và phổ biến nhất thế giới có nghĩa là “cục bột nhào”. Pasta có thể là mì tươi hoặc mì khô với trên 300 loại và hơn 1300 tên gọi, mà phổ biến phải kể đến là spaghetti, angel hair, lasagna, nui… Sở dĩ pasta được chia làm nhiều loại một phần là do nó dễ kết hợp với các loại thực phẩm khác: cà chua, nấm, rau cải, thịt heo, thịt bò, hải sản… Tuy vậy, mỗi loại pasta sẽ được phục vụ cùng một loại nước xốt đặc trưng.
Pasta
có thể là mì tươi hoặc mì khô với trên 300 loại và hơn 1300 tên gọi,
mà phổ biến phải kể đến là spaghetti, angel hair, lasagna, nui
- Xốt pesto hợp với đa số các kiểu pasta. Loại này xay từ rau mùi và
dầu ô-liu, khi trộn vào pasta sẽ khiến mì có vị mát như rau thơm, rất
thích hợp cho mùa hè nóng bức.- Các loại pasta sợi nhỏ, dài, dẹt thường ăn chung với các loại nước xốt không quá đặc.
- Mì Ý xốt cà khá phổ biến ở Việt Nam và các nước, tuy nhiên không như nhiều người lầm tưởng món mì spaghetti carbonara gồm mì spaghetti, xốt kem, phô-mai bào, thịt xông khói mới chính là món mì pasta truyền thống.
- Thêm một “sai lầm” nữa là những loại pasta dài với bản tròn nhỏ như spaghetti chỉ thích hợp để ăn cùng xốt kem hoặc xốt phô-mai, không phải để ăn cùng xốt cà, do spaghetti rất trơn, nên xốt cà không dính bám nhiều vào sợi mì. Bởi vậy, nước xốt đặc quánh thì thích hợp cho những sợi mì dạng tròn như spaghetti, nước xốt đặc len lỏi cùng những loại pasta hình ống xoắn sẽ đem lại hương vị thơm ngon cho món ăn.
- Các loại pasta ngắn thì thích hợp để làm salad rau củ cùng xốt chanh dùng lạnh.
Những
loại pasta dài với bản tròn nhỏ như spaghetti chỉ thích hợp để ăn cùng
xốt kem hoặc xốt phô-mai, không phải để ăn cùng xốt cà
Mì Ý cũng có nhiều màu sắc khác nhau. Theo truyền thống màu vàng là
màu phổ biến nhất có được do lòng đỏ trứng, màu ửng đỏ là trong bột có
trộn cà chua, màu xanh là trộn cải bó xôi, màu đen có được nhờ trộn mực
của con mực.
Khi muốn làm một lượng
pasta, hãy luôn ghi nhớ tỉ lệ 1:1 tức 100g bột mì là 1 quả trứng. Vì
vậy, cho dù phục vụ 4 hay 40 người, tỉ lệ này sẽ đảm bảo cho bạn một mẻ
pasta hoàn hảo. Một số máy cán bột có chỉ số cài đặt từ 1-5, trong khi
có máy đánh số từ 1-9. Kiên trì thực hiện lần lượt đến con số càng
cao, thớ mì củ bạn càng mỏng và dai.
Sau khi cán mì sợi, cho vào
một chút bột mì Ý (không mịn như bột mì Việt) là bước cuối cùng để đem
lại những sợi mì mềm mại. Bạn có thể mua loại bột này tại các siêu thị
bán thực phẩm nhập khẩu.
Mì tươi sau khi làm xong
cho vào chút bột mì, xới mì lên để các thớ mì tách rời, cho mì vào túi
ziplock bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, có thể sử dụng trong 3 ngày.
Vì mì tươi nên sẽ luộc rất nhanh, gần như chỉ là chần qua nước sôi. Bạn
chỉ cần đợi nước sôi, cho mì vào, thêm chút muối, để nước sôi lại,
luộc thêm cỡ 2-3 phút là mì mềm.
Trong trường hợp không có
máy cán bột, sau khi nặn, dùng cây cán gỗ cán khối bột từ tâm ra ngoài
sao cho lớp bột thật mỏng nhất có thể. Trong lúc lăn thỉnh thoảng cho
thêm chút bột mì để bột khỏi dính ướt. Cho bột nghỉ khoảng 10-15 phút
sau đó cắt thành sợi nhỏ.
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét