Thứ Tư, 13 tháng 3, 2013

Kiếm đạo Katori: Di sản văn hóa Nhật Bản


Được sáng lập bởi tổ sư Iizasa Ienao, năm 1960 Katori Shinto-ryu là môn võ thuật đầu tiên được chính thức công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của Nhật Bản.

Tenshin Shōden Katori Shintō-ryū (天真正伝香取神道流) là một trong ba tông phái khởi thủy của võ thuật Nhật Bản. Katori là một trong những môn võ cổ nhất còn sót lại của Nhật Bản và là khuôn mẫu của võ cổ truyền Nhật.
 
Kiếm đạo Katori: Di sản văn hóa Nhật Bản 1

Katori Shinto-ryu là một môn võ toàn diện đã tồn tại và được lưu truyền từ thời xưa. Đến nay, truyền thống truyền dạy vẫn được giữ bí mật thông qua những quy định chặt chẽ được ghi trong huyết thệ (keppan) mà các thành viên khi muốn gia nhập đều phải thực hiện. Trải qua hơn 600 năm tồn tại, nghi thức này đã góp phần bảo toàn chất lượng của việc luyện tập truyền thống một cách nguyên bản về cả tinh thần cũng như hình thức như khi được sáng lập bởi tổ sư Iizasa Ienao.

Hoàn thiện võ học

Không giống như các budo hiện đại chỉ tập trung vào 1 trường phái kỹ thuật nhất định, truyền thống củaKatori Shinto-ryu là việc học một cách toàn diện nhiều lĩnh vực của võ thuật. Nội dung của cách học này có thể gọi chính xác là bugei juhappan (“thập bát ban võ nghệ” - hoàn thiện việc học võ). Tuy ngày nay những môn như: suiren (bơi lội), hojutsu (bắn súng), kyujutsu (bắn cung) không còn tồn tại trong hệ thống môn phái, giáo trình của Katori Shinto-ryu vẫn có thể gọi là toàn diện, thậm chí cả kiến thức về ninjutsu (hoạt động gián điệp) và noroshi (lửa hiệu) vẫn được truyền dạy.
 
Kiếm đạo Katori: Di sản văn hóa Nhật Bản 2

Trên chiến trường ngày trước, các chiến binh mặc áo giáp và chiến đấu với đại đao, thương giáo. Nếu cây thương bị gãy, họ sẽ tiếp tục dùng cán cầm như 1 cây gậy. Nếu vũ khí này bị mất đi, các chiến binh sẽ chiến đấu với tachi (kiếm). Trừ khi kiếm họ bị gãy, lúc này họ sẽ trở lại với kumiuchi (đấu vật) và dựa vào kĩ năng trong jujutsu.

Rõ ràng, những chiến binh này sống trong 1 thời đại mà chỉ dựa vào 1 kỹ năng võ thuật duy nhất sẽ không đủ để họ sống sót trong các trận chiến. Do đó, kiến thức đa dạng của Katori Shinto-ryu không nghi ngờ là 1 thành quả của sáng tạo nghệ thuật trong thời đại mà loại hình chiến đấu này còn phổ biến.

Những bước đi tại Việt Nam
 
Kiếm đạo Katori: Di sản văn hóa Nhật Bản 3
 
Tháng 3/2012, môn võ thuật đặc biệt này đã được lưu truyền vào Việt Nam bởi một võ sư người Hà Lan. Thầy đã được thầy chưởng môn Risuke Otake của môn phái Katori chính thức ban tặng danh hiệu Shidosha – Đại diện cao nhất và duy nhất của môn phái tại Việt Nam. Tháng 10/2012, võ đường Katori Việt Nam đã gửi 2 môn sinh qua Nhật tập huấn và trở thành 2 người Việt Nam đầu tiên trong lịch sử môn phái làm huyết thệ nhâp môn tại Shinbukan Dojo. Với những bước đi vững chắc, đặc biệt chú trọng vào chất lượng, môn phái Katori Việt Nam ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm và tình cảm của giới võ thuật. Hiện tại, Katori Shinto-ryu Việt Nam đang tập luyện tại võ đường Liên Phong của diễn viên Johnny Trí Nguyễn.
 
Kiếm đạo Katori: Di sản văn hóa Nhật Bản 4
Tập luyện kỹ thuật đối kháng kenjutsu

Kiếm đạo Katori: Di sản văn hóa Nhật Bản 5
Thầy Malte Stokhof hướng dẫn kỹ thuật đối kháng kiếm – gậy

Kiếm đạo Katori: Di sản văn hóa Nhật Bản 6
Tập Katori Shinto-ryu không phải để tấn công mà để bảo vệ kẻ yếu trong tư thế của kẻ mạnh!
 
Kiếm đạo Katori: Di sản văn hóa Nhật Bản 7
Những môn sinh đầu tiên của Katori Shinto-ryu Việt Nam
 
Saga - Theo TTVN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét