Ngôi đền Tanah Lot nằm "trơ trọi" trên vách đá với cây xanh tuyệt đẹp...
Nằm trên một cấu trúc đá lớn ngoài bờ biển Bali, Indonesia là một trong những biểu tượng văn hóa và điểm du lịch nổi tiếng của vùng: ngôi đền Tanah Lot.
Ngôi đền nằm cách thành phố Tabanan 13km về phía Tây Nam và là một trong những ngôi đền chính trong chuỗi thờ phụng các vị thần Bali. Tanah Lot được xây dựng trên đỉnh của một hòn đá khổng lồ bao quanh bởi biển. Nơi đây đã trở thành một phần của thần thoại Bali hàng thế kỷ nay.
Tanah Lot là một trong chuỗi 7 ngôi đền chạy dọc bờ biển Tây Nam Bali và từ bất cứ địa điểm nào thuộc chuỗi đền này, bạn đều có thể thấy được vị trí tiếp theo.
Khách du lịch muốn tới được ngôi đền từ bãi biển phải đi qua một hành lang dài 50m tạo nên bởi đá và cát đen. Nhưng có một vấn đề nho nhỏ đó chính là ngôi đền chỉ chấp nhận những người có đức tin.
Điều này có nghĩa là chỉ những người muốn cầu nguyện hay thực hiện các hoạt động tín ngưỡng mới được phép vào bên trong ngôi đền.
Nằm trên hòn đảo, ngoài ngôi đền chính, du khách còn có thể chiêm ngưỡng Penyawang - một biểu tượng tâm linh của nơi này.
Bên cạnh đó là một vài ngôi đền nhỏ mà tại đây những người dân làng thường tới cầu xin gặp nhiều may mắn trong đời sống nông nghiệp.
Con đường dẫn lên ngôi đền cũng đưa du khách đến với khu vườn nhiệt đới tuyệt đẹp. Nhìn về phía Bắc của ngôi đền, ta sẽ thấy đền Batu Bolong, cũng được xây trên một cấu trúc đá với một cây cầu vượt “rỗng” nối với đất liền.
Mặc dù trở thành một điểm đến thu hút khách du lịch, đền Tanah Lot vẫn giữ vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh của người Bali và là điểm tổ chức các nghi lễ.
Không có gì quá ngạc nhiên nếu bạn nhìn thấy nhóm phụ nữ mặc đồ nhiều màu đội chiếc rổ đồ cúng hay những người đàn ông trong trang phục trắng đi lên đền thờ.
Theo truyền thuyết kể lại, vào năm 1546, một tu sĩ Ấn Độ thông thái tên là Danghyang Nirartha đã đi lang thang đến Bali.
Khi đi ngang qua đây, ông thấy cảnh vật đẹp nên đã thuyết phục người dân dựng xây đền và miếu thờ để truyền bá đạo Hindu. Từ đó, Tanah Lot trở thành một trong những điểm đến của các tín đồ đạo Hindu từ nhiều quốc gia khác nhau.
Tương truyền, vị thần bảo vệ của ngôi đền là con cháu của thần rắn Basuki. Người dân ở đây tin rằng, những con rắn sẽ bảo vệ ngôi đền khỏi linh hồn ác độc cũng như kẻ muốn xâm phạm nơi này.
Tuy nhiên, một điều kỳ lạ là bạn khó có thể tìm thấy loài rắn biển có độc ở bên dưới hòn đảo. Lý do là bởi chúng thường trốn bên trong các hẻm đá và có người trông coi. Khi thủy triều rút, chúng sẽ bơi về phía đền thờ và "thưởng thức" đồ ăn của người dân Bali đặt sẵn nơi đây.
Vào năm 1980, một mặt của hòn đảo này bắt đầu bị vỡ nát và khu vực xung quanh cũng như bên trong ngôi đền bắt đầu trở nên nguy hiểm cho khách du lịch.
Click vào ảnh để có góc nhìn 360 độ khung cảnh của Tanah Lot.
Điều này có nghĩa là chỉ những người muốn cầu nguyện hay thực hiện các hoạt động tín ngưỡng mới được phép vào bên trong ngôi đền.
Bên cạnh đó là một vài ngôi đền nhỏ mà tại đây những người dân làng thường tới cầu xin gặp nhiều may mắn trong đời sống nông nghiệp.
Không có gì quá ngạc nhiên nếu bạn nhìn thấy nhóm phụ nữ mặc đồ nhiều màu đội chiếc rổ đồ cúng hay những người đàn ông trong trang phục trắng đi lên đền thờ.
Theo truyền thuyết kể lại, vào năm 1546, một tu sĩ Ấn Độ thông thái tên là Danghyang Nirartha đã đi lang thang đến Bali.
Khi đi ngang qua đây, ông thấy cảnh vật đẹp nên đã thuyết phục người dân dựng xây đền và miếu thờ để truyền bá đạo Hindu. Từ đó, Tanah Lot trở thành một trong những điểm đến của các tín đồ đạo Hindu từ nhiều quốc gia khác nhau.
Vào năm 1980, một mặt của hòn đảo này bắt đầu bị vỡ nát và khu vực xung quanh cũng như bên trong ngôi đền bắt đầu trở nên nguy hiểm cho khách du lịch.
Vì vậy, chính phủ Nhật Bản đã cung cấp một khoản vay vốn khoảng 130 triệu đô la (gần 2.100 tỷ VND) cho Indonesia để bảo tồn ngôi đền lịch sử này cùng với những điểm du lịch tiêu biểu khác của Bali. Kết quả là 1/3 cấu trúc đá của hòn đảo giờ đây chỉ là đá nhân tạo được “ngụy trang” một cách khéo léo.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét