Thứ Hai, 14 tháng 1, 2013

Nét văn hóa chợ cá Phù Tang


Đến thăm Tsukiji - chợ cá lớn nhất thế giới ở Nhật Bản, người ta có thể cảm nhận được phần nào hồn dân tộc của đảo quốc có nền văn hoá ẩm thực kết tinh trong hai chữ "gạo" và "cá" này.
Khi những quán bar ở quận Ginza, trung tâm thành phố Tokyo, vừa đóng cửa, chợ Tsukiji bắt đầu sáng đèn. Mỗi đêm hơn 2.300 tấn hải sản trị giá khoảng 35 triệu USD từ 60 nước trên thế giới đổ về đây, cung cấp 1/3 lượng hải sản cho toàn thị trường Nhật Bản. Không phải ngẫu nhiên mà Tsukiji được Theodore C. Bestor - nhà nhân loại học thuộc Đại học Harvard, người nhiều năm nghiên cứu các chợ cá trên thế giới - gọi là chợ cá trung tâm toàn cầu.
Một góc chợ cá Tsukiji (uni.edu).
Tsukiji khởi thuỷ chỉ là một chợ cá bên sông Nihonbashi từ thế kỷ 16, chuyên cung cấp lương thực cho kinh thành Edo (nay là Tokyo) và lớn dần theo sự gia tăng dân số của Tokyo. Năm 1923, sau khi 20 chợ lớn nhỏ ở Tokyo bị trận đại động đất Kanto phá huỷ gần như hoàn toàn, các chợ đầu mối trong đó có Tsukiji được xây dựng lại theo luật chợ đầu mối Nhật Bản ban hành đầu năm đó. Bao phủ diện tích trên 220.000 m2 với 1.677 gian hàng, Tsukiji là chợ cá lớn nhất thế giới, hấp dẫn nhiều du khách nước ngoài trong hành trình của họ ở Tokyo.
Tsukiji có truyền thống tổ chức kinh doanh rất chặt chẽ - hải sản phải qua ít nhất 3 lần mua bán trước khi rời khỏi cổng chợ. Chỉ có 7 công ty bán buôn lâu đời (các niyuke) được quyền mua trực tiếp từ các mối hàng về chợ. Niyuke bán đấu giá hải sản cho người bán buôn cấp hai (nakaoroshi), và một số bếp trưởng nhà hàng, các công ty chế biến thực phẩm bên ngoài chợ được cấp giấy phép. Mỗi nakaoroshi đều có một gian hàng nhỏ trong chợ để tiếp tục phân phối hàng. Không khí hối hả khẩn trương của những cuộc mua bán, những dòng xe chuyên dụng chở hải sản đi lại (chưa kể khoảng 17.000 chiếc xe tải ra vào mỗi ngày) hòa lẫn với dòng người nhộn nhịp vào tham quan, mua hàng khiến Tsukiji tựa như một hội chợ đường phố. Du khách đều cố gắng đến tham quan Tsukiji từ sáng sớm để chứng kiến các phiên đấu giá căng thẳng như ở sở giao dịch chứng khoán, giữa ngổn ngang hàng trăm bồn cá các loại, những giỏ tôm cua, mực, bạch tuộc, những đống sò hến...
Ước tính có tới gần 400 loài hải sản tươi, đông lạnh hoặc chế biến có mặt tại Tsukiji, từ những con cá mòi bé xíu tới những con cá ngừ nặng ngót nghét 2 tạ. Chúng đều phải chịu sự kiểm tra chất lượng rất gắt gao: bất kỳ một vết trầy tróc, một vết thâm ngoài da cũng làm giảm giá trị - theo tiêu chuẩn chất lượng bất thành văn, tiêu chuẩn "Tsukiji". Chả thế mà có câu nói "Người Nhật Bản không đùa với cá". Người Nhật đang thế chỗ người Pháp để trở thành những người sành ăn nhất thế giới... Hải sản được bày ra toàn bộ trước mắt du khách trên những khoanh đá lạnh chứ rất hiếm khi được giữ trong tủ lạnh, tủ kính để khách hàng thoải mái xem, sờ, ngửi, thậm chí nếm trước khi mua.
Khu bán hàng của chợ gần như không có mùi tanh. Mỗi gian hàng chỉ vẻn vẹn 7 m2 trang trí bằng những con búp bê giấy Daruma, cây cào tre dán biểu tượng may mắn hay những bức tượng nhỏ thần Ebisu - thần lộc, Daitoku - thần phù hộ người bán hàng. Toàn chợ Tsukiji còn lập chung đền Shinto thờ thuỷ thần Suijin-sama, vị thần trông coi chợ, cũng là vị thần trông coi các bếp ăn gia đình tựa các Táo quân của người Việt Nam. Chợ Tsukiji đóng cửa từ sau 1 giờ trưa và các ngày chủ nhật, ngày lễ trong tuần. 
(Theo Lao Động)

Thăm chợ cá lớn nhất thế giới tại xứ sở hoa anh đào

(Dân trí) - Chợ Tsukiji tại thành phố Tokyo, Nhật Bản, là chợ cá lớn nhất thế giới. Đây cũng là một điểm dừng chân hấp dẫn, thu hút nhiều du khách khi đến với xứ sở hoa anh đào.

Một phiên đấu giá cá ngừ tại chợ Tsukiji 
Một phiên đấu giá cá ngừ tại chợ Tsukiji

Chợ được chia làm hai khu riêng rẽ. "Chợ trong" (jōnai-shijō) là chợ bán buôn được cấp phép, nơi diễn ra những cuộc đấu giá và phần lớn quá trình chế biến cá và đây cũng là nơi có những quầy hàng của những tiểu thương được cấp phép. "Chợ ngoài" (jōgai-shijō) gồm các cửa hàng bán sỉ và lẻ những dụng cụ nhà bếp Nhật Bản, tạp phẩm và hải sản, và rất nhiều nhà hàng, đặc biệt là nhà hàng bán sushi. 

Ngoài cá, chợ còn những gian hàng khác từ rau củ đến đồ gia dụng. Thời gian nhộn nhịp nhất của chợ cá này là từ 5:30 đến 8:00 sáng, vì vậy, tốt nhất trước khi đến chợ, bạn nên có kế hoạch trước về những sản phẩm mình định mua để tiện cho việc lựa chọn cũng như tiết kiệm thời gian, tránh cảm giác bị ngột ngạt, chen lấn giữa đám đông.

Một phiên đấu giá cá ngừ tại chợ Tsukiji

Đây đích thực là “vương quốc hải sản” với hơn 400 loại hải sản khác nhau, từ loại rong biển rẻ tiền cho đến loại trứng cá muối đắt nhất, từ cá mòi nhỏ đến cá ngừ 300kg và những loài cá voi quý hiếm. Cá được bán nguyên con hay cũng có thể được cắt thành miếng để phục vụ nhiều món ăn khác nhau. 
 
Ước tính, có hơn 700.000 tấn hải sản được buôn bán mỗi năm tại ba chợ hải sản của Tokyo với tổng giá trị vượt quá 600 tỉ yên Nhật (khoảng 7-8 tỉ đô la Mỹ). Hải sản nhập về đều phải qua một cuộc kiểm tra chất lượng rất gắt gao.

Ngoài khu vực bán cá, rau củ quả, đồ gia dụng cũng tạp phẩm, chợ còn có khu vực nhà hàng phục vụ thực khách với những nhà hàng nhỏ được đặt sát nhau. 

Quầy rau củ
Quầy rau củ

Một trong những hoạt động bạn không thể bỏ qua khi ghé thăm khu chợ là xem đấu giá cá ngừ sống vào sáng sớm. Tuy nhiên, để đảm bảo cho việc kinh doanh, mỗi ngày chỉ có 120 du khách được xem cảnh tượng đặc biệt này, chia làm hai lần mỗi lần 60 người. Và để trở thành một trong 120 người may mắn trên bạn cần phải đến thật sớm và đăng kí tại Trung tâm Osakana Fukyu Center.

Sau buổi đấu giá, cá sẽ được phân phối đi khắp Tokyo và vùng phụ cận. Từng đoàn xe vận tải nhận hàng và rời khu chợ mỗi sáng. Số còn lại được đem xuống phân phối các nơi gần trung tâm, các nhà hàng và cho cả các cửa hàng bán lẻ ngay trong khu chợ. 

Chợ bán trên 400 hải sản các loại
Chợ bán trên 400 hải sản các loại

Một giờ chiều, chợ cá Tsukiji đã thưa thớt người qua lại, các chiếc xe phun nước chạy ngang dọc rửa chợ, các cửa tiệm phân phối hải sản lau rửa cửa hàng sạch sẽ. Khu chợ cá nhộn nhịp suốt đêm đến sáng trở nên yên lặng buổi chiều. 

Tuy nhiên, Nhật Bản đang di dời chợ cá lớn nhất thế giới này tới hòn đảo thuộc vịnh Tokyo nhằm phục vụ cho Thế vận hội Olympic 2020. Bên cạnh đó, Tsukiji tọa lạc trên khu đất “vàng” ở trung tâm Tokyo trị giá hàng tỷ USD. Các nhà hoạch định muốn xây dựng trên nền chợ cá Tsukiji hiện tại bằng các tòa nhà chung cư cao tầng, khu vui chơi giải trí.

Phương Nam
Tổng hợp

Cận cảnh chợ cá lớn nhất Nhật Bản

Tsukiji là chợ bán buôn cá và nhiều loại hải sản lớn nhất Nhật Bản, nằm ở trung tâm thủ đô Tokyo.

can canh cho ca lon nhat nhat ban hinh 1
Chợ Tsukiji được chia làm hai khu chính: "Chợ trong" và “chợ ngoài” - Ảnh: tofugu.com.
can canh cho ca lon nhat nhat ban hinh 2
Chợ trong là chợ bán buôn được cấp phép, nơi diễn ra những cuộc đấu giá và phần lớn quá trình chế biến cá và đây cũng là nơi có những quầy hàng của những tiểu thương được cấp phép - Ảnh: dreamstime.com
can canh cho ca lon nhat nhat ban hinh 3
Chợ ngoài gồm các cửa hàng bán sỉ và lẻ những dụng cụ nhà bếp Nhật Bản, tạp phẩm và hải sản, và rất nhiều nhà hàng, đặc biệt là nhà hàng bán sushi - Ảnh: Medium
can canh cho ca lon nhat nhat ban hinh 4
Chợ Tsukiji thường họp từ 5h đến 10h hàng ngày. Tuy nhiên, phần lớn các cửa hàng ở chợ ngoài đóng cửa đầu giờ chiều, và ở chợ trong thậm chí đóng cửa sớm hơn - Ảnh: gettyimages.com
can canh cho ca lon nhat nhat ban hinh 5
Chợ buôn bán hàng trăm loại hải sản khác nhau, từ loại rong biển rẻ tiền cho đến loại trứng cá muối đắt nhất, từ cá mòi nhỏ đến cá ngừ và nhiều loài cá quý hiếm - Ảnh: jphilosophy3.blogspot.com
can canh cho ca lon nhat nhat ban hinh 6
Khắp chợ Tsukiji lúc nào cũng vang lên tiếng loa nhắc quy định, được thông báo bằng 5 ngôn ngữ khác nhau - Ảnh: japan-guide.com
can canh cho ca lon nhat nhat ban hinh 7
Cá được vận chuyển từ chợ này tới mọi miền Nhật Bản và trên khắp thế giới - Ảnh: nihonsun.com
can canh cho ca lon nhat nhat ban hinh 8
Hàng tấn cá ngừ được giao dịch tại đây mỗi ngày - Ảnh: approachguides.com
can canh cho ca lon nhat nhat ban hinh 9
Phần lớn cá ngừ vây xanh được bán tại 3 khu chợ lớn của Nhật Bản, trong đó nổi tiếng nhất là chợ Tsukiji. Chợ Tsukiji giao dịch những con cá trị giá cả triệu USD được chuyển đi khắp Nhật Bản và nhiều nước trên thế giới - Ảnh: web-japan.org
can canh cho ca lon nhat nhat ban hinh 10
Khách hàng cầm dao móc hoặc rìu lấy một mẫu thịt cá để xem - Ảnh: visitfoodmarkets.com
can canh cho ca lon nhat nhat ban hinh 11
Khi được chuyển đến chợ Tsukiji, những con cá ngừ vây xanh sẽ bị cắt đuôi, phanh bụng. Trọng lượng và nguồn gốc của từng con sẽ được viết ngay trên thân bằng mực đỏ - Ảnh: content.time.com
can canh cho ca lon nhat nhat ban hinh 12
Để đảm bảo chất lượng, cá ngừ luôn được ướp lạnh khi mang ra đấu giá. Điều này khiến nhiệt độ tại chợ Tsukiji lúc nào cũng thấp và bị phủ bởi một màn sương mỏng do khí lạnh từ hàng trăm con cá thoát ra - Ảnh: photoshelter.com
can canh cho ca lon nhat nhat ban hinh 13
Rời chợ Tsukiji, cá được vận chuyển bằng xe tới các nhà hàng ngay trong ngày, để chế biến món kuromaguro (sushi làm từ cá ngừ vây xanh) truyền thống - Ảnh: gettyimages.com
can canh cho ca lon nhat nhat ban hinh 14
Người ta thường dùng một con dao có lưỡi dài và mảnh để cắt đôi con cá, sau khi đã rửa sạch lớp băng dính phía ngoài. Nếu mua số lượng lớn, khách hàng có thể sử dụng dịch vụ cắt cá bằng máy ngay tại chợ - Ảnh: gettyimages.com
Trần Ngọc (nguồn VOV.vn)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét