Thứ Năm, 20 tháng 12, 2012

Quyến rũ Giáo đường Thánh Tâm


Giáo đường Pháp thế kỷ 19 này vĩnh viễn liên hệ với khu tụ hội của nhà văn và họa sĩ thế kỷ 19. Người ta xây dựng Thánh đường với mục đích dâng thánh tâm lên Jesus Christ, tượng trưng cho tình yêu cứu thế. Bởi vậy cho tới tận bây giờ, giáo đường vẫn là nơi thu hút những người hành hương.
Giáo đường Thánh Tâm (Sacre Coeur) sừng sững trên vùng đất cao của một gò nhỏ, tức Montmartre, mặt bắc trung tâm thành phố Paris, nhưng nó lại chịu ảnh hưởng của giáo đường lớn Saint Florent ở Berry phía tây nam.
Giáo đường Saint Florent là một ngôi giáo đường kiểu Byzantime không tầm thường, xây dựng cuối thế kỷ 12. Nó có 5 nóc tròn, có phần giống nhà thờ Saint Marc ở Venise. Vào thế kỷ 19, giáo đường lớn Frent tiến hành sửa sang phục hồi đại quy mô, một trong những kiến trúc sư phụ trách công tác trùng tu là Paul Abadie. Khi ông được cử xây dựng giáo đường Thánh Tâm năm 1874, trong óc ông vẫn nghĩ đến giáo đường Saint Florent. Tuy thế cũng có người oán trách Abadie không những làm hỏng Saint Florent, mà còn kéo theo việc xây Thánh Tâm không lấy gì làm đặc sắc.
 
Quang cảnh giáo đường Thánh Tâm.

Công trình này được sự giúp đỡ của nhà nước, nó có điểm tượng trưng giống như nước Pháp sau thất bại trong chiến tranh Phổ Pháp 1870-1871 khôi phục lại niềm tin. Công xã Paris khởi nghĩa sau chiến tranh, là bắt nguồn từ vùng đất cao Montmartre, nên xây thánh đường ở đây cũng là để kỷ niệm phong trào khởi nghĩa. Được sự tán đồng của tập đoàn thống trị Thiên chúa giáo La Mã, ngôi giáo đường này được xây dựng với ý nghĩa tượng trưng cho sự sám hối của toàn thể quốc gia.
Vật liệu đá cần cho việc xây dựng giáo đường mới được chuyển đến từ thành lũy Landon. Những khối đá trùm lên toàn thể kiến trúc ánh sáng màu trắng, tạo thành nét đặc sắc của giáo đường này. Những ngày đầu, công trình tiến triển chậm chạp, bãi khai thác đá thạch cao dùng để chế tạo thạch cao chín khiến cho việc xây dựng nền móng thêm phức tạp. Năm 1891, nơi đây được dùng để tiến hành hoạt động tôn giáo, nhưng phải đến 1919, giáo đường mới chính thức hoàn thành.
Nóc tròn lớn của giáo đường và vẻ bề ngoài cho thấy kiến trúc phương Đông nhiều hơn. Kiến trúc này cao 79 m, người tham quan có thể leo lên vùng nóc trên cùng để thưởng thức cảnh đẹp Paris và phần bên trong. Gác chuông cao hơn nóc tròn chừng 30 m, bên trong là quả chuông lớn nhất thế giới, cao 3 m, nặng 19,3 tấn. Vì chiếc chuông này là lễ vật của tỉnh Savoie năm 1895 nên người ta gọi đó là Savoya.
Phần bên trong giáo đường có một số lượng lớn bức nạm khảm tinh tế, nhưng màu sắc của pha lê đã bị hủy hoại gần hết trong đại chiến thứ hai. Bức tranh khảm phía trên bục cao của ban hát thánh ca thi biểu hiện lòng trung thành đối với Thánh Tâm. Phía dưới mặt chính của bia kỷ niệm là các bậc thang, người ta có thể lần theo những bậc thang này để lên trên. Thiết kế của nó nhằm trưng bày tượng Jesus cùng các yếu nhân của Samaris và tượng Maria ở trong ngôi nhà cửa tây. Nhà hầm vươn dài ra đến toàn thể mặt dưới của giáo đường được coi là nơi trưng bày nghệ thuật tôn giáo, được mở cửa tự do cho du khách vào xem.
Từ trên nóc ban công phía ngoài giáo đường có thể nhìn thấy cảnh sắc đẹp đẽ. Nơi duy nhất mà tu viện lớn Montmartre thời trung cổ lưu lại chỉ còn có giáo đường Saint Piere. Sau khi được khôi phục lại vào thế kỷ 19, nó sở hữu một sân vườn giáo đường phong cách lãng mạn chủ nghĩa. Nolastudanter - "Quảng trường làng" của Montmartre có một ngôi nhà kiểu thế kỷ 18 khiến ai cũng cảm thấy thích thú. Viện bảo tàng Montmartre trên đường Hutgorto chứa lượng lớn tranh, ảnh, đồ cổ và kỷ niệm về các họa sĩ, nhạc sĩ, nhà văn ở khu này. Quán cà phê, hộp đêm của họ lưu lại hồi ức về những sinh hoạt văn nghệ sĩ phóng đãng không gò bó. Giáo đường Thánh Tâm vẫn là đỉnh cao vinh dự của Montmartre ngày nay.




                                             Theo sách 100 kỳ quan thế giới

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét