Thứ Năm, 6 tháng 12, 2012

Khám phá Abu Simbel - niềm tự hào của Ai Cập


Từ thủ đô Cairo, máy bay của Hãng hàng không Ai Cập băng qua gần 900km đưa tôi đến Aswan, thành phố xa nhất ở phía nam Ai Cập.

Đi thêm khoảng 300km giữa sa mạc, hai ngọn núi đá khổng lồ chứa hai ngôi đền đã bị cắt nhỏ thành từng mảnh hiện ra trước mắt. Đó là câu chuyện của cả một nỗ lực phi thường để gìn giữ những di sản văn hóa cho đời sau.
Abu Simbel, niềm tự hào của người Ai Cập là di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận. Những gì du khách được chiêm ngưỡng ngày nay là ngôi đền đã được di dời hoàn toàn ra khỏi vị trí nguyên thủy.
Trong các năm 1902 và 1971, hai công trình đập khổng lồ là đập Aswan và đập High ra đời tại thành phố Aswan, phía nam Ai Cập. Dưới chân những con đập này, một hồ nhân tạo lớn nhất thế giới có tên Nasser cũng hình thành với diện tích 5.250 km2, dài 510km, rộng 5- 35km.
Các công trình này đem lại rất nhiều lợi ích: diện tích canh tác tăng lên 30%, lượng điện năng sản xuất ra cho đất nước cũng tăng gấp đôi trước đó. Tuy nhiên, một vùng rộng lớn cũng sẽ vĩnh viễn nằm sâu dưới đáy hồ.
Hàng chục ngàn người Ai Cập có thể rời bỏ quê quán, nhưng việc di dời những kiến trúc khổng lồ nằm gần sông Nile thì khó khăn hơn gấp bội.
Thế nhưng, hai cuộc giải cứu ngoạn mục của Ai Cập, với sự trợ giúp của UNESCO, đã diễn ra với cụm đền Abu Simbel nằm gần biên giới Sudan và đền thờ Isis trên đảo Philae, Aswan.
Những vết cắt dọc ngang, minh chứng cho cuộc đại di dời cụm đền.
Ngày nay, khi viếng thăm hai ngôi đền khổng lồ tại Abu Simbel, người ta có thể dễ dàng nhận ra những vết cắt thẳng tắp xuất hiện khắp nơi trong các căn phòng, bức tượng, cột đỡ. Đó là dấu vết còn lại sau khi người ta cắt nhỏ cụm đền và đưa nó đến vị trí khác cao hơn đến 65m, chính là hòn đảo nhân tạo nơi ngày nay du khách có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp hùng vĩ của Abu Simbel.
Theo tính toán, toàn bộ cụm đền nguyên thủy đã bị cắt ra thành 800 phiến đá, mỗi phiến nặng 20 tấn. Hòn đảo nhân tạo này và 40 triệu USD chi phí, cộng thêm bốn năm làm việc vất vả (1964-1968) đã cứu thoát một di sản thế giới khỏi đáy hồ.
Cách Abu Simbel 300 km, Đền thờ Isis trên đảo Philae vẫn đứng sừng sững dưới nắng trời Ai Cập, cũng nhờ vào một cuộc di dời vất vả tương tự như trên.
Đền thờ Isis ở vị trí mới
Sau khi chiếc đập đầu tiên Aswan được xây dựng, mực nước tại hồ Nasser dâng cao, nhấn chìm hòn đảo Philae mỗi năm sáu tháng dưới nước. Cảnh tượng kì lạ này cho phép khách du lịch lướt đi trên những con thuyền và “nhìn ngắm” ngôi đền qua làn nước mờ ảo.
Đến khi con đập thứ hai hoàn thành, ngôi đền này sẽ vĩnh viễn biến mất nếu không được chuyển đến một địa điểm khác.
Dấu vết ngôi đền từng bị cắt nhỏ
“Mảnh đất mới” mà ngày nay đền thờ tọa lạc là đảo Agilkia, có độ cao hơn 20 mét so với đảo Philae cũ. Từng mảnh của ngôi đền đã được cắt ra và phục hồi nguyên trạng cho ngôi đền trên hòn đảo mới. Thậm chí, người ta nói rằng cảnh quan xung quanh đền thờ Isis hiện nay còn được tái hiện lại y như trước khi nó được di dời.
Từ thủ đô Cairo, bạn di chuyển đến thành phố Aswan bằng máy bay, tàu hỏa hoặc xe buýt (từ Luxor có thể đi thuyền felucca). Để đến Abu Simbel, bạn có thể đi xe buýt công cộng, tuy nhiên có giới hạn lượng khách nước ngoài trên mỗi xe.
Để thuận tiện nhất, bạn nên đặt xe từ khách sạn hoặc một đại lý du lịch. Thời gian di chuyển giữa Aswan - Abu Simbel cả đi và về là tám tiếng. Các chuyến đi đến đây thường bắt đầu từ sáng sớm, lúc 4h.
Theo iHay

Chiêm ngưỡng đền thờ Abu Simbel - niềm tự hào của người dân Ai Cập

Đền thờ Abu Simbel được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào giữa năm 1960 và là niềm tự hào của người dân Ai Cập.

Đền thờ Abu Simbel nằm ở mỏm núi dựng đứng cách ngọn thác đầu tiên ở khu vực sông Nile 280m về phía Nam. Ảnh: blogspot.
Mặt chính của đền thờ Abu Simbel rộng khoảng 40m, cao 30m, đại sảnh và cung điện nhỏ nằm sâu 60m trong núi. Ảnh: wondermondo.
Đền thờ Abu Simbel là hệ thống kiến trúc đền đá độc đáo được xây dựng từ khoảng năm 1264 - 1244 TCN. Ảnh: flickr.
Ngôi đền nằm trong quần thể 7 ngôi đền đá. Ảnh: megalithic.
Đền thờ Abu Simbel nằm bên cạnh đập Aswan. Bên trong là bốn bức tượng người ngồi to lớn với ánh mắt cương nghị đang nhìn về phía trước. Ảnh: holidaypictureshd.
Trên bức vách chính diện của đền thờ Abu Simbel có tạc 4 bức điêu khắc nằm kề vai nhau. Những bức tượng này có độ cao trên 20m. Ảnh: tripadvisor.

Ở khu vực ngoài đền còn hiện diện những pho tượng đá hình thần chim ưng Re-Harakhti cùng Nữ thần công lý và sự thật - Ma’at. Ảnh: wikimedia.
Hành lang gồm 8 trụ cột lớn chính là 8 pho tượng thần Osiris - vị thần cai quản địa ngục, tượng trưng cho cái chết. Ảnh: imgbuddy.
Bước vào trong ngôi đền, người ta có thể chiêm ngưỡng rất nhiều bức phù điêu chạm khắc bằng hình vẽ cũng như chữ tượng hình. Ảnh: wikipedia.
Bức phù điêu bên trong đền thờ Abu Simbel. Ảnh: wikimedia.
Đền Abu Simbel đã được Unesco công nhận là di sản văn hóa thế giới vào giữa năm 1960. Ảnh: skyscrapercity.
Đền thờ Abu Simbel được xem là niềm tự hào của người dân Ai Cập. Ảnh: wikiwand. 
Theo CTV Hương Giang
VOV


Đền Abu Simbell - Công trình kiến trúc cổ vĩ đại của người Ai Cập


Để có được một chuyến du ngoạn đáng nhớ, Abu Simbell (nằm bên bờ sông phía Tây của hồ Nasser) là một trong những lựa chọn tuyệt vời mà du khách không nên bỏ qua khi đến Ai Cập.
Đây là khu di tích khảo cổ học gồm 2 ngôi đền lớn được tạc từ núi đá trong suốt triều đại của vua Pharaoh Ramesses II vào thế kỷ 13 trước Công nguyên. Chắc chắn du khách sẽ khám phá thêm được nhiều điều về lịch sử cũng như nét văn hóa độc đáo của người Ai Cập xưa từ những gì đẹp mắt và tinh xảo nhất của lối kiến trúc Ai Cập cổ đại hiện diện trong ngôi đền này.
Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Den Abu Simbell cong trinh kien truc co vi dai cua nguoi Ai Cap
Ảnh: flickr.com

Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Den Abu Simbell cong trinh kien truc co vi dai cua nguoi Ai Cap
Ảnh: williamhpeck.org

Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Den Abu Simbell cong trinh kien truc co vi dai cua nguoi Ai Cap
Ảnh: flickr.com
Đền Abu Simbell là một trong những công trình xây dựng của vua Pharaoh Ramesses II nhằm ghi lại những chiến công lừng lẫy của ông. Bên trong ngôi đền có thờ 3 vị thần bảo hộ nhà nước Ai Cập quan trọng là Amun–Re, Ptah và Re-Horakhty. Ngoài ra, chính bản thân Pharaoh Ramesses II cũng được sùng bái và thờ phụng ở đây ngay khi nhà vua vẫn còn sống. Phần lớn các tác phẩm chạm nổi bên trong ngôi đền đều thể hiện những khung cảnh lịch sử tưởng niệm các trận đánh của Ramesses II ở Syria, Libya và Nubia, trong khi các khung cảnh chi tiết khác thể hiện tính cách thần thánh của ông.
Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Den Abu Simbell cong trinh kien truc co vi dai cua nguoi Ai Cap
Ảnh: craigduff.wordpress.com

Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Den Abu Simbell cong trinh kien truc co vi dai cua nguoi Ai Cap
Ảnh: egyptsites.wordpress.com

Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Den Abu Simbell cong trinh kien truc co vi dai cua nguoi Ai Cap
Ảnh: sacred-destinations.com

Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Den Abu Simbell cong trinh kien truc co vi dai cua nguoi Ai Cap
Ảnh: mathildasanthropologyblog.wordpress.com

Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Den Abu Simbell cong trinh kien truc co vi dai cua nguoi Ai Cap
Ảnh: flickr.com

Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Den Abu Simbell cong trinh kien truc co vi dai cua nguoi Ai Cap
Ảnh: briank.org

Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Den Abu Simbell cong trinh kien truc co vi dai cua nguoi Ai Cap
Ảnh: flickr.com

Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Den Abu Simbell cong trinh kien truc co vi dai cua nguoi Ai Cap
Ảnh: fotopedia.com
Nằm cách ngôi đền Abu Simbell lớn 120 m về phía Đông Bắc, ngôi đền Abu Simbell nhỏ thờ nữ thần Hathor và chính phi Nefertari của vua Ramesses II cũng là nơi rất đáng được tham quan. Ngôi đền này nằm ở Nubia (bên kia biên giới truyền thống ở miền nam Ai Cập nhưng nằm lọt trong khu vực do Ai Cập kiểm soát và quản lý hành chánh vào thời bấy giờ). Người xưa đã chọn địa điểm này để xây dựng ngôi đền vì mặt đá ở đây không có vết nứt, thuộc loại sa thạch tốt, thích hợp cho việc xây dựng đền trong hang đá hướng về mặt trời mọc. Du khách sẽ thực sự bị cuốn hút bởi những tranh ảnh, bức tường, trụ cột chống đỡ và các pho tượng nghệ thuật bên trong ngôi đền được chạm khắc một cách tỉ mỉ và sống động.
Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Den Abu Simbell cong trinh kien truc co vi dai cua nguoi Ai Cap
Ảnh: flickr.com

Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Den Abu Simbell cong trinh kien truc co vi dai cua nguoi Ai Cap
Ảnh: panoramio.com

Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Den Abu Simbell cong trinh kien truc co vi dai cua nguoi Ai Cap
Ảnh: i-cias.com

 
Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Den Abu Simbell cong trinh kien truc co vi dai cua nguoi Ai Cap
 Ảnh: i-cias.com

Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Den Abu Simbell cong trinh kien truc co vi dai cua nguoi Ai Cap
Ảnh: flickr.com

Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Den Abu Simbell cong trinh kien truc co vi dai cua nguoi Ai Cap
Ảnh: en.wikipedia.org
Đền Abu Simbel đã được Unesco công nhận là di sản văn hóa thế giới vào giữa năm 1960. Tuyến điểm du lịch này hiện đang là một trong những địa chỉ du lịch hấp dẫn nhất của Ai Cập và thu hút hàng trăm nghìn lượt du khách đến tham quan mỗi năm.
Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Den Abu Simbell cong trinh kien truc co vi dai cua nguoi Ai Cap
Ảnh: flickr.com

Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Den Abu Simbell cong trinh kien truc co vi dai cua nguoi Ai Cap
Ảnh: maniza.com
 Theo: Đình Huệ (Theo en.wikipedia.org) / Phunu Online

Ai Cập - Các di tích Nubian từ Abu Simbel đến Philae (1979)

(Cinet-DSTG) – Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc Unesco đã công nhận Các di tích Nubian từ Abu Simbel đến Philae của Ai Cập là Di sản văn hóa thế giới năm 1979.
Các di tích Nubian từ Abu Simbel đến Philae, Ai Cập
Abu Simbel là một khu vực khảo cổ quan trọng không chỉ của Ai cập mà đối với cả thế giới. Abu Simbel bao gồm hai ngôi đền lớn được tạc từ đá nằm tại khu vực phía Nam, Ai Cập. Khu vực khảo cổ này nằm bên hồ Nasser cách thành phố Aswan cổ khoảng 290 km về phía Tây Nam.
Hầu hết toàn bộ kiến trúc đền đều được tạc từ đá rắn chỉ trừ vách tường phía trong sân và một kiến trúc nhỏ xây dựng thờ Mặt trời. Nằm tại một khu vực khá hẻo lánh, địa hình cao do đó ngôi đền vẫn còn tương đối nguyên vẹn. Bất chấp trong nhiều năm nước trong đập Aswan đã dâng cao, ngôi đến vẫn được bảo quản tốt.
Không chỉ hoành tráng về mặt kích thước, Abu Simbel còn gây ấn tượng mạnh cho người xem với mặt tiền hoành tráng. Toàn bộ mặt phía trước đền là bốn pho tượng khổng lồ, miêu tả nhà vua. Tượng cao khoảng 22 mét, chia làm 2 bên ở giữa là lối đi vào được khoét sau trong vách đá. Ngôi đền này được xây dựng dưới thời Pharaong Ramesses II. 
Sự hùng vĩ, hoành tráng của ngôi đền nổi tiếng từ thời cổ đại Abu Simbel

Pharaong Ramesses II trị vì Ai Cập từ năm 1279 đến năm 1213 trước Công nguyên. Nhà vua đã cho xây dựng rất nhiều các công trình dọc sông Nil đế ghi lại các chiến lích của mình, trong số những công trình đó có Abu Simbel. Ngôi đền danh tiếng này đã được khởi công xây dựng từ những năm đầu tiên của triều đại Ramesses II và hoàn tất trong khoảng 24 năm. Đền thờ 3 vị thần quan trọng có nhiệm vụ bảo hộ nhà nước Ai Cập là: Amun-Re; Ptah và Re-Honakhly và chính nhà vua Ramesses II. Vua Ramesses II được thờ phụng ở đây ngay từ khi ông còn sống và tại vị. Phần lớn các tác phẩm kiến trúc điêu khắc chạm nổi ở đây có nội dung kể vể những trận đánh của Ramesses II như trận đánh tại Syria, Libya và Nubia. Bên cạnh đó cũng còn một số bức phù điêu chạm khắc hình ảnh được thần thánh hóa của Pharaong Ramesses II. Ngoài ra còn có một công trình kiến trúc nhỏ nhưng cũng vô cùng ấn tượng đó là đền thờ nữ thần Hathor và chính phi Nefertati của vua Ramesses II.
Những chạm khắc tinh xảo từ hàng nghìn năm trước cho đến nay vẫn khiến các nhà khảo cổ trên thế giới không khỏi ngạc nhiên và khiến bất kỳ ai nhìn thấy cũng phải kinh ngạc

Toàn bộ kiến trúc còn lại của Abu Simbel nằm ở Nubia. Theo ý kiến của các nhà sử học và các chuyên gia thì Abu Simbel được lựa chọn xây dựng tại đây vì thời điểm đó Nubia thuộc quyền quản lý hành chính của Ai Cập đồng thời địa chất của khu vực này phù hợp để xây dựng những công trình lớn. Tại Nubia có nhiều đá sa thạch tốt rất thích hợp làm vật liệu xây đền. Ngoài ra do vị trí hang đá hướng về phía mặt trời mọc do đó cứ vào tháng hai và tháng 10 hàng năm, ánh nắng mặt trời có thể dọi vào tận bên trong điện thờ, sâu trong hang. Đến nay vẫn có những tranh cãi về việc xây dựng của người xưa là có chủ ý hay không chủ ý sử dụng luồng ánh sáng này.
Năm 1960, khu di chỉ khảo cổ quan trọng với giá trị to lớn này đã chút nữa bị nhấn chìm do công trình xây đập Aswan. May mắn nhờ chiến dịch hỗ trợ của Unesco và nhiều quốc gia trên thế giới, ngôi đền cũng những bức tượng và hiện vật vô giá tại đây đã được di chuyển lên vùng đất cao hơnCuộc giải cứu thời gian đó đã tiêu tốn tới 40 triệu USD

Thực tế đã có rất nhiều cuộc thăm dò, khai quật và nghiên cứu tại di chỉ này tuy nhiên đến nay vẫn chưa thể tìm được nguồn tư liệu xác thực nào có liên quan đến việc xây dựng đền. Các nhà khoa học đã phải tiến hành giám định và chắp nối nhiều nguồn tư liệu khác nhau để có lời giải cho ý nghĩa cũng như cách người Ai Cập cổ tạo nên những công trình kỳ vĩ như Abu Simbel. Theo đó, những thợ khắc đá đã phải tặc những pho tượng khổng lồ ở dạng thô theo kích thước của người họa sĩ phác họa. Nhóm thợ thực hiện phần thô chỉ cần tạc pho tượng sau vào trong vách đá. Sau đó công đoạn tiếp theo đến những thợ lành nghề tạo hình dáng cho pho tượng và các nghệ nhân tiếp tục thực hiện công đoạn cuối cùng tạc nên khuôn mặt, hình thái pho tượng. Tất cả các tấm phù điêu chạm khắc bên trong  và bên ngoài đến đều được thực hiện cũng theo công đoạn trên.
Trong những năm 1960, do công trình xây dựng đập Aswan, các di tích khảo cổ này đã vướng vào mối đe dọa ngập trong nước và sụt lún hoàn toàn. Thời gian đó, Tổ chức Unesco đã tổ chức một chiến dịch lớn với sự hỗ trợ của nhiều quốc gia nhằm giải cứu những di tích này. Từ năm 1964 đến năm 1968, hai ngôi đền này đã được tháo dỡ và đặt lại vị trí cao hơn vị trí ban đầu 65km. Để vận chuyển những tảng đá khổng lồ nặng tới hàng chục tấn để di dời ngôi đền, các nhà khoa học, khảo cổ đến từ nhiều quốc gia đã làm việc vất vả để nghiên cứu cách thức và sau đó thực hiện trong suốt gần 4 năm. Kinh phí di dời hai ngôi đến này vào thời kỳ đó đã mất tới 40 triệu USD. Ngày nay, Các di tích Nubian từ Abu Simbel đến Philae bao gồm Abu Simbel trở thành một trong những địa điểm nổi tiếng khắp thế giới, thu hút hàng chục nghìn lượt khách thăm quan mỗi năm.
Thái Anh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét