Thứ Hai, 12 tháng 11, 2012

Thăm Bhutan, đất nước Phật giáo


Người dân Bhutan gọi đất nước mình là Druk Yul – nghĩa là miền đất của Rồng sấm.
Nằm ở phía đông dãy Himalaya, lọt thỏm giữa Tây Tạng và Ấn Độ, đối với thế giới bên ngoài, vương quốc Phật giáo Bhutan được coi là một Shangri-La (thủ phủ của khu tự trị Tây Tạng, Trung Quốc) thời hiện đại, do nguồn gốc văn hoá của đất nước này bắt nguồn từ văn hoá cổ Tây Tạng. Dấu ấn Phật giáo và nguồn gốc tôn giáo Tây Tạng có thể được nhìn thấy từ bất cứ nơi đâu trên khắp đất nước Bhutan.
Sotaydulich Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Tham Bhutan dat nuoc Phat giao

Các nhà sư trẻ trên đường phố chính ở Thimphu
Từ Việt Nam, để đến được với đất nước Phật giáo Bhutan, nếu không phải đi theo đường công vụ, thì cách tốt nhất là bạn phải liên hệ với các công ty dịch vụ du lịch lữ hành tại Bhutan, để nhờ dịch vụ của họ về xin visa và tổ chức tour, vì Bhutan chưa có cơ quan ngoại giao chính thức tại Việt Nam. Các công ty này có thể được tìm thấy dễ dàng trên internet, nhưng bạn nên chọn các công ty được liệt kê trên trang web du lịch của chính phủ tại địa chỉ http://www.tourism.gov.bt.

Tại Bhutan, dịch vụ du lịch được quản lý khá đồng bộ và chuyên nghiệp, đất nước này không khuyến khích bạn tự do khám phá đất nước họ mà không có người hướng dẫn. Bù lại, các tour du lịch được tailor - made (thiết kế) theo ý bạn một cách linh động nhất. Chỉ khi có visa và lịch trình tour dự kiến, bạn mới có thể đặt được vé máy bay của hàng không Bhutan (DrukAir), là hãng hàng không duy nhất được phép bay vào Bhutan. Các chuyến bay chỉ có từ 2 địa điểm là Bangkok (Thái Lan) và Kolkata (Ấn Độ), cũng là điểm dừng bắt buộc của chuyến bay từ Bangkok.

Mùa du lịch cao điểm là tháng 3 - 4 và nhất là mùa lễ hội từ cuối tháng 9 đến hết tháng 11 hàng năm. Thông thường, do chính sách phát triển du lịch bền vững của Bhutan với lượng khách được duy trì không vượt quá công suất phục vụ, khách du lịch muốn đến thăm Bhutan thường đặt tour trước vài tháng (chắc chắn hơn cả là trước 6 tháng cho mùa du lịch tháng 9).
Sotaydulich Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Tham Bhutan dat nuoc Phat giao

Ở Bhutan, dễ dàng bắt gặp những hình ảnh thanh bình như thế này
Chi phí du lịch Bhutan thường được tính theo ngày, mới nghe có vẻ khá đắt đỏ (khoảng từ 200 USD/ngày), nhưng đó đã là bao gồm mọi thứ cần thiết cho chuyến du ngoạn tại đất nước này (thuế du lịch của chính phủ, ăn, ở, đi lại, hướng dẫn viên, quà lưu niệm – thường là sách, postcard về Bhutan), và sau khi đã trải qua chuyến đi, cảm giác hài lòng của du khách sẽ nhường chỗ cho nỗi băn khoăn về giá cả trước đó.

Tiếng Anh là ngôn ngữ làm việc chính thức tại Bhutan, nên nếu bạn biết tiếng Anh, bạn không phải băn khoăn về việc giao tiếp hàng ngày.

Người Bhutan trông vẻ ngoài khá giống người Tây Tạng. Họ vẫn luôn mặc trang phục truyền thống của mình (gho cho nam giới, kira cho nữ giới) trong cuộc sống hàng ngày, nhất là đối với giới công chức và học sinh, sinh viên.

Là một đất nước Phật giáo, hình ảnh các nhà sư ở mọi lứa tuổi có thể được bắt gặp ở bất cứ đâu tại Bhutan. Trẻ em trai trong độ tuổi từ 6 - 9 đã bắt đầu cuộc sống tu hành trong các ngôi chùa, nơi các nhà sư được học ngôn ngữ cổ của kinh Phật, ngôn ngữ gốc của Bhutan và tiếng Anh. Các trẻ em này sau này có thể chọn lựa cho mình một trong hai con đường: học giáo lý nhà Phật và trở thành nhà sư, hoặc với đa số, là thấm nhuần về giáo và sống cuộc sống bình thường với đức tin của riêng mình.
Sotaydulich Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Tham Bhutan dat nuoc Phat giao
Toàn cảnh thủ đô Thimphu của Bhutan nhìn từ trên cao, nơi thiêng liêng giăng đầy những lá cờ Phật mang lời nguyện cầu của người dân tới đức Phật
Sotaydulich Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Tham Bhutan dat nuoc Phat giao
Một người nông dân ra thủ đô Thimphu bán nông sản, trên đường trở về nhà đang chạm tay cầu nguyện. Ảnh chụp tại quảng trường Tháp Đồng hồ tại thủ đô Thimphu
Sotaydulich Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Tham Bhutan dat nuoc Phat giao
Cảnh sát giao thông ở thủ đô Thimphu và bục chỉ đường với các họa tiết trang trí thuộc “tám tướng cát tường” của Phật giáo Mật tông
Sotaydulich Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Tham Bhutan dat nuoc Phat giao
Các vật phẩm cầu may được làm bằng đất sét và đặt tại các hẻm núi, hang đá

Theo : Mai Hương


Bhutan, nơi thời gian ngừng lại

 ...Trong 10 người nghe tới Bhutan thì phải đến 8 người không biết quốc gia này ở đâu và thậm chí có người còn hỏi đấy là thành phố của nước nào.

Khi biết mình sẽ được đi công tác tới Bhutan, tôi biết mình là một trong những người vô cùng may mắn được đặt chân tới quốc gia Nam Á nhỏ bé và bình yên này. Trong 10 người nghe tới Bhutan thì phải đến 8 người không biết quốc gia này ở đâu và thậm chí có người còn hỏi đấy là thành phố của nước nào.

Còn đối với các phượt tử đam mê khám phá những vùng đất ít được nhiều người biết đến thì Bhutan có lẽ là nỗi “thèm thuồng” của nhiều người. Bởi không phải ai cũng chịu được mức phí du lịch tại quốc gia này. Khi vào Bhutan, các khách du lịch sẽ phải trả 250usd/ngày và phải trả trước toàn bộ chi phí chuyến đi cho một đại lý du lịch nào đó. Số tiền này sẽ bao gồm chi phí ăn, ở, đi lại, hướng dẫn viên, vé vào cửa các di tích. Chưa kể, vé máy bay tới đây cũng không hề rẻ và chưa bao giờ thấy sale. Duy nhất một hãng bay Druk Air của Bhutan bay từ Paro (Bhutan) tới Nepal, Thái Lan và Ấn Độ.
 
 

Tôi biết mình may mắn bởi Bhutan là một trong những quốc gia đứng ngoài vòng xoáy của toàn cầu hóa và sự ảnh hưởng của văn hóa phương Tây nhất thế giới. Những ảnh hưởng từ bên ngoài và từ ngành du lịch bị nhà nước quản lý chặt chẽ để bảo tồn nền văn hoá Phật giáo Tây Tạng truyền thống và môi trường thiên nhiên trong sạch của mình. Họ hạn chế số lượng du khách tới quốc gia mình bằng cách đề ra một số chính sách du lịch tương đối khắt khe. Ngoài chi phí đắt đỏ, khi đã đặt chân tới Bhutan, ngoại trừ ở những thành phố lớn như thủ đô Thimphu, khách du lịch đi đâu cũng phải có tour guide đi cùng nếu không bạn có thể sẽ bị các chú cảnh sát túm vào đồn và lúc đấy tour guide của bạn sẽ bị phạt vì để bạn lang thang một mình ngoài đường. Vì thế, nên dọc đường đi, dù xe ô tô của chúng tôi có bị sa lầy trong bùn nhưng anh lái xe nhất quyết không để ai xuống xe bởi anh sợ một ai đó trong chúng tôi lạc và anh ý sẽ bị cảnh sát phạt.
 

Nhưng Bhutan quả là một vùng đất vô cùng khác lạ và đáng để tìm đến. Chúng ta xem phim Mỹ, các chương trình truyền hình, quảng cáo, báo chí về các quốc gia châu Âu, châu Mỹ Latin và khi được đặt chân tới những quốc gia đó, có lẽ chúng ta sẽ thốt lên “đẹp quá, giống như trong film/ tranh ảnh”.
Nhưng khi đến Bhutan, một quốc gia, một nền văn hóa ít được biết đến, thì bạn sẽ chỉ biết nó đẹp, lạ và không giống những gì mình đã từng nhìn thấy. Đến đây, bạn sẽ có cảm giác như bước vào thế giới cổ tích, thời gian như đã ngừng lại, và mọi tác động của thế giới hiện đại bên ngoài hầu như không chạm tới được quốc gia này.
 
 

Không kiến trúc hiện đại cao tầng, tất cả nhà cửa đều tuân theo một quy chuẩn kiến trúc truyền thống, đồng nhất trong cả màu sắc. Đang quen ở một thế giới nơi quần jeans áo phông thịnh hành, bạn sẽ cảm thấy ngỡ ngàng và thích thú khi người dân nơi đây vẫn ăn mặc quần áo truyền thống. Đàn ông thì mặc Gho, hơi hơi giống như kimono của Nhật, một áo choàng dài tới đầu gối được buộc ngang eo bằng một dải thắt lưng được gọi là kera, đi giầy với tất cao tới đầu gối. Phụ nữ mặc trang phục dài tới mắt cá chân, kira, bị cắt cụt ở một bên vai và thắt ngang lưng với một áo choàng dài tay, được mặc bên trong lớp trang phục ngoài. Quần áo truyền thống là trang phục bắt buộc khi đi làm và tới những sự kiện quan trọng đối với người dân. Chỉ sau 5h chiều thì mọi người mới có thể thay ra trang phục bình thường. Nhưng thường thì đa số vẫn mặc trang phục truyền thống. Bạn sẽ có cảm giác hơi kỳ quặc và ngại ngùng nếu quần short, áo hai dây ra phố, có lẽ như mặc tankini trên những bãi biển nóng bỏng của Brazil.
 

Ngoài ra, sự ảnh hưởng của thế giới bên ngoài lên quốc gia này không nhiều một phần cũng là do tới tận cuối thập niên 90s, người dân Bhutan mới biết đến TV và internet. Còn vô cùng nhiều điều khác lạ về quốc gia này, nhưng trong câu chuyện của tôi về quốc gia Nam Á nhỏ bé nằm lọt thỏm giữa Trung Quốc và Ấn Độ này, có lẽ tôi muốn chia sẻ với các bạn những điều tôi ấn tượng và yêu quý nhất về chuyến đi này:

Himalaya hùng vĩ

Hình ảnh đầu tiên mang dấu ấn Bhutan đối với tôi là dãy núi Himalaya hng vĩ nhìn từ cửa sổ máy bay. Choáng ngợp bởi những điều mình nhìn thấy, không có lời nào tả nổi cái cảm xúc bay qua dãy núi cao nhất hành tinh, ngay trước mắt mình và ngang tầm với mình. Đỉnh các ngọn núi trắng xoá, nhô lên giữa biển mây trắng phau. Mây và tuyết hoà quyện với nhau, có cảm giác như mình có thể bước ra và dạo chơi trên sân mây như những bậc thần tiên trong Tây du ký. Một trong những điều kỳ diệu nhất tôi đã được nhìn thấy trong đời.

Văn hoá Phật giáo

Bhutan là một quốc gia Phật giáo, ảnh hưởng bởi Phật giáo Tây Tạng. Người Bhutan rất sùng đạo. Chùa và tu viện được dựng lên khắp nơi và các vị sư nhận được sự thành kính của người dân một cách tuyệt đối. Hiểu biết về Phật giáo không nhiều nên một điều khiến tôi ngạc nhiên khi bước vào những ngôi chùa của Bhutan đó là các bức tượng phật. Quen với những hình ảnh từ bi, siêu thoát và màu sắc trầm mặc của các đức phật quê nhà, tôi không khỏi giật mình khi nhìn những bức tượng mặt mũi hung dữ và cau có tại đây.  
 

Các nghi lễ Phật giáo có thể thấy trong cuộc sống hàng ngày của người dân, từ việc mua một chiếc xe ô tô mới, xây nhà hay được thăng chức. Buổi khai mạc hội thảo của chúng tôi được bắt đầu với nghi lễ ban phước lành của các nhà sư. Các nhà sư nhai trầu bỏm bẻm, lúc thì cầu kinh lầm rầm, lúc thì la hét y hệt khi xung trận, vẩy nước ban phép cho những chủ toạ hội thảo. Những kẻ ngoại đạo chúng tôi nín thở xem nghi lễ, nhưng các bạn người Bhutan thì trang nghiêm và sùng kính. Sự sùng kính hiện lên trong cả nét mặt những người bạn Bhutan đã từng học tập và làm việc ở thế giới phương Tây hiện đại, để thấy rằng tôn giáo bắt rễ rất sâu trong lòng người dân Bhutan.

Là một quốc gia sùng đạo phật nên hầu hết tất cả các kiến trúc nổi tiếng của Bhutan đều là những ngôi đền thờ hoặc cung điện của các hoàng gia. Những ngôi đền đứng cheo leo trên núi, tách xa với thế giới thực tại, nằm giữa biển mây khiến cho ta có cảm giác nơi đó là thiên đường, thực hư lẫn lộn.

Gross National Happiness – Tổng Hạnh phúc Quốc gia

Khái niệm “Tổng hạnh phúc Quốc gia” được đưa ra năm 1972 bởi vị vua thứ 4 của Bhutan, Jigme Singye Wangchuck, người đầu tiên quyết định hiện đại hóa vương quốc Bhutan. Quốc vương tin rằng hạnh phúc của người dân là chỉ số của một nền kinh tế và xã hội tốt đẹp với câu nói nổi tiếng “Tổng hạnh phúc quốc gia còn quan trọng hơn tổng sản phẩm quốc nội”
 
 

Bhutan không có Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chức năng của Bộ này do Ủy ban Hạnh phúc Quốc gia (Gross National Happiness Commission) đảm nhiệm với mục tiêu là "make our people happy" (làm cho người dân của chúng ta hạnh phúc).

Người dân Bhutan không phải là những người giàu trên thế giới, nhưng họ hẳn là những người hạnh phúc nhất. Một quốc gia thân thiện với tỷ lệ trộm cắp rất thấp. Mặc cho thế giới ngoài kia có quay cuồng và gấp gáp đến đâu, người dân nơi đây lúc nào cũng giữ được nét mặt bình an và thư giãn. Nếu bạn hỏi đường một người, người đó sẵn sàng đi với bạn vài dãy phố để chỉ cho bạn nơi cần tới.

Giao thông tại Thimphu
 
 

Tất nhiên là một đất nước với gần 700,000 dân thì nhỏ bé rồi. Nhưng mà không thể tưởng tượng được là ở thủ đô Thimphu lại chỉ có 02 dãy phố chính, không có đèn giao thông. Chỉ có duy nhất một bốt giao thông đặt chính giữa điểm cắt 2 con phố và giao thông được điểu khiển bởi một anh cảnh sát trông vô cùng ngộ nghĩnh. Trông anh điều khiển giao thông cứ như là múa, vừa vung gậy ra hiệu bằng tay vừa quay lại tán gẫu với bạn bè vây xung quanh bốt. Năm 1999, chính phủ Bhutan đã từng đặt đèn giao thông tại đây nhưng được một thời gian người dân không thích vì thấy các tín hiệu xanh đỏ phức tạp quá nên chính phủ đành phải dỡ bỏ đi và quay về kiểu điều khiển giao thông truyền thống.

Những điều bạn có thể làm khi tới Bhutan

Thiên nhiên
 
Nếu bạn yêu thích thiên nhiên hoang dã, Bhutan có rất nhiều nơi để các bạn khám phá. Động vật hoang dã nơi đây còn rất nhiều bởi người dân không săn bắn và ăn thịt chúng. Tê giác một sừng, báo, gấu, voọc, hươu, v.v. Bhutan cũng là một trong 13 quốc gia trên thế giới còn hổ sống ngoài hoang dã. Ngoài ra, các bạn có thể khám phá vẻ đẹp hoang sơ và hùng vĩ của các dãy núi, cũng như sự bình yên của các thung lũng qua các tour trekking.

Kiến trúc các tu viện, chùa
 
Tinh hoa của nền văn hóa Phật giáo. Đặc biệt, khi đến Paro bạn không thể không tới Tu viện Taktsang. Tu viện được xây dựng từ thế kỷ 17th và nằm treo leo trên vách đá, ở độ cao 3000m so với mực nước biển. Một nơi tách biệt hẳn với thế giới bên ngoài. Một du khách đã chia sẻ trên diễn đàn du lịch rằng trong suốt 2 tiếng thăm quan tu viện, anh đã nhiều lần phải thốt lên “wow” và chắp tay thành kính trong thiên đường chốn hạ giới này.


108 tháp nhỏ nằm ngang đèo Dochula

Lễ hội

Bhutan có hơn 40 lễ hội trong cả năm. Các lễ hội mang màu sắc rực rỡ với những điệu múa truyền thống, những nghi lễ cầu nguyện kỳ lạ. Các bạn có thể kiểm tra lịch lễ hội với đại lý du lịch để có thể tham gia và tìm hiểu một trong những điều đặc sắc của quốc gia này.
 
 
 
 

Đôi nét về Bhutan và một số lưu ý

Phần lớn đất đai của Bhutan là đồi núi, với những ngọn núi cao hơn 7.500m so với mực nước biển, ngoại trừ một dải đồng bằng cận nhiệt đới nhỏ ở vùng viễn nam bị phân cắt bởi các thung lũng được gọi là Duaras. Chính vì thế quốc gia này chỉ xây dựng được một sân bay quốc tế và quốc nội duy nhất tại Paro, việc đi lại trong đất nước chủ yếu bằng ôtô.
 

Thời điểm tốt nhất để đến Bhutan là mùa xuân và mùa thu (tháng Hai, Ba, Tư và từ tháng Chín tới tháng Mười một). Các tháng còn lại trong năm có nhiều mưa hoặc rất lạnh, nhưng mỗi mùa sẽ có một thú vị riêng của nó.

Nhiều nơi tại Bhutan có độ cao lớn so với mực nước biển, Thimphu cao 3200m, vì vậy bạn có thể bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi độ cao đột ngột này, đặc biệt các bạn sống ven biển, như bị nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi. Do vậy, một hai ngày đầu tới đây các bạn nên tránh vận động mạnh. Tuy nhiên, 60% diện tích Bhutan được bao phủ bởi rừng nên lượng oxy tại đây khá cao nên các hiện tượng này sẽ qua nhanh.

 
 
Bắn cung là môn thể thao quốc gia của Bhutan

 

Nhà sư âu yếm một chú chó
 


Một cuộc sống hạnh phúc không chất cồn
 


Nhà vua và hoàng hậu Bhutan
 


108 ngôi chùa nằm ngang đèo Dochula
 
(Depplus.vn/MASK)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét