Thứ Tư, 24 tháng 10, 2012

Mê hoặc xứ sở Tam giác vàng huyền bí


Tam giác vàng với những bí ẩn và sự đa dạng văn hóa luôn mê hoặc khách du lịch.
Tam giác vàng là vùng rừng núi giao giữa Thái Lan, Myanmar và Lào, với hơn 130 dân tộc thiểu số khác nhau. Đây là một trong những khu vực địa lý, văn hóa độc đáo nhất trên trái đất với sự đa dạng về lịch sử, văn hóa, ngôn ngữ, tập quán, nghệ thuật, niềm tin và tín ngưỡng.

Sống ở vùng rừng núi, người dân tại khu Tam giác vàng phải xây dựng nhà mình trên những địa thế hiểm trở như thế này. Một số nơi do ngăn sông, cách đèo, nền văn minh hiện đại hầu như không tiếp cận được.


Vào mùa thu hoạch, những thửa ruộng ở phía Đông Nam Myanmar chuyển màu cam sáng tuyệt đẹp. Đây là lúc các gia đình người Palaung tụ tập cùng nhau thu hoạch. Cô gái 15 tuổi này đang giúp cha mẹ gặt hái. 15 tuổi ở Tam giác vàng là độ tuổi lấy chồng vì vậy các cô gái trẻ luôn mặc váy áo sặc sỡ, bắt mắt để thu hút người khác giới. 


Chăn nuôi gia súc là một trong những nguồn thu chính của người dân tộc tại đây. Trong ảnh là một người thuộc tộc Akha Mu La đang dắt đàn bò qua bang Shan thuộc Myanmar. Cô mặc trang phục màu chàm và quấn khăn trên đầu, một hình ảnh đặc trưng dễ thấy tại Tam giác vàng. 


Theo truyền thống của tổ tiên, các cô gái học dệt vải từ bé, nhờ sự giúp đỡ của bà và mẹ. Từ việc trồng cây bông tới thu hoạch, se sợi, dệt, nhuộm, trang trí đều được thực hiện với kỹ thuật rất cao, sự sáng tạo và đam mê. 


Ở Tam giác vàng, người dân mặc rất nhiều phụ kiện cùng trang phục chính như khăn choàng, mũ, khăn quấn đầu với nhiều chức năng: trang trí, bảo vệ sự khỏe, thể hiện địa vị xã hội, tránh ma quỷ. 


Ngay cả trang phục thường ngày của các cô gái dân tộc cũng rực rỡ sắc màu. Ít tiếp xúc với văn minh hiện đại, họ rất ngạc nhiên và thích thú khi nhìn thấy ống kính máy ảnh. 


Đối với những người dân tộc Eng, sống trên đồi Shan ở Keng Tung, Myanmar, lễ hội trăng tròn là dịp quan trọng để tôn vinh linh hồn của rừng núi, cầu may mắn cho mùa săn sắp tới. Những người phụ nữ Eng ca múa, cầu nguyện suốt ngày đêm trong ba ngày lễ hội này. 


Vào ngày đầu năm mới hoặc cuối vụ gặt, các nhạc công thuộc tộc Lahu Shi chơi loại trống jegkho truyền thống để ca ngợi sự thành công, hát về các giai đoạn trong cuộc đời.



Một trong những lễ hội truyền thống nổi tiếng nhất ở Tam giác vàng là lễ hội Nyi Pa Phii Shau Tae của làng Akha Puli Hulai, Lào. Phải 15 năm, lễ hội mới tổ chức một lần để xua đuổi tà ma, cầu may mắn cho làng mình và các làng lân cận. 


Nằm trên vùng núi cao gần Chiang Mai, Thái Lan là những người dân tộc Karen. Dịp lễ lớn nhất của họ là lễ mừng năm mới, khi họ cùng thổi lên chiếc tù và kwae, chơi nhạc cổ truyền và tặng đến nhau những lời chúc tốt đẹp. 


Các tu sĩ Mien ở Bắc thái Lan đóng vai trò rất quan trọng trong các nghi lễ cổ truyền của người dân tộc Thái sống ở khu Tam giác vàng.


Cũng vào dịp lễ hội ở Phongsali, Lào, các cậu bé người Hmong Tsai tập luyện gheng (khèn), một nhạc cụ gồm 6 ống tre ghép vào nhau, tạo nên âm thanh rất dễ nghe. Độc đáo nhất là họ thường thổi khèn bên bờ vực. 



Hiền Trang (M)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét