Thứ Tư, 12 tháng 9, 2012

Du lịch tự túc đến Bhutan

Công ty du lịch Hương Băng
.









(TBKTSG Online) - Có một điều thú vị khi nói đến du lịch Bhutan. Đó là nơi không ai đến để mua sắm hay ăn chơi nhưng là nơi đòi hỏi du khách phải tốn khá nhiều tiền để tham gia một tour đi Bhutan từ một tuần trở lên. Kỳ này, nhiều câu hỏi tập trung về mong muốn du lịch tự túc đến Bhutan, nơi mà nhiều người cho rằng chính quyền ở đó chủ trương hạn chế sự giao lưu giữa người dân nước họ với người nước ngoài.

.

- Hiện có đường bay thẳng từ Việt Nam sang Bhutan hay phải quá cảnh? Giá vé thế nào? Mất bao lâu để đi từ TPHCM sang Bhutan bằng máy bay?
Tu viện Tiger Rest, nằm trên sườn núi ở độ cao 3.000 mét.

- Bay đi Bhutan phải quá cảnh ở Bangkok hoặc Nepal. Từ Việt Nam bay đi Bangkok, ngủ đêm ở Bangkok, sáng hôm sau bay đi Bhutan, thời gian bay 6 tiếng. Giá vé hạng thường (economic) vé lẻ khoảng 25.000.000đ.
- Nếu tôi muốn đi du lịch tự túc sang Bhutan khoảng một tuần, tôi cần phải chuẩn bị những gì? Thủ tục xin visa Bhutan có khó không?
- Chính phủ Bhutan không khuyến khích khách du lịch đi tự túc đến Bhutan mà phải qua một công ty du lịch để bảo lãnh visa. Do đó, hoàn toàn không có khách ba lô tới Bhutan. Vì vậy đi du lịch Bhutan tự túc cũng khó để làm visa.
- Chắc không thể đi "bụi", ngủ lều ở xứ sở trên cao đó rồi, vậy nếu đi tự túc, du khách có thể tìm chỗ ngủ sao cho rẻ nhất? Nhà dân có cho khách vào ngủ trọ không?
- Bhutan có những khách sạn rẻ tiền chứ hoàn toàn không có nhà dân cho ngủ trọ.
- Vì người Bhutan theo đạo Phật nên tôi nghĩ họ chỉ toàn ăn chay thôi. Không biết nhà hàng bên đó có bán thức ăn mặn hay không?
- Văn hóa Bhuan mang đậm truyền thống Phật giáo Tây Tạng, ngoài các pháo đài cổ (dzong) được xây dựng khoảng thế kỷ XIV để canh gác, bảo vệ lãnh thổ mà ngày nay được sử dụng như các công sở thì đi đâu cũng thấy chùa chiền và tu viện Phật giáo. Nhưng không phải vì thế mà cho rằng tất cả người dân nước này đều an chay.
Ngược lại, người dân ở vùng đồi núi cao này ăn nhiều thịt, nhất là các loại bò và gia cầm. Các món súp thịt nấu gạo và rau khô nêm nhiều gia vị cay được ưa thích trong mùa lạnh. Các thực phẩm chế biến từ sữa, đặc biệt là bơ và phô mát cũng tiêu thụ rất nhiều. Về đồ uống, ngoài trà, người ta cũng uống nhiều rượu gạo và bia nữa. Nhưng hãy chủ ý, Bhutan có luật cấm bán và hút thuốc lá; những người nghiện thuốc lá đến xứ sở lạnh lẽo này sẽ “khổ sở” không ít.
- Ở Bhutan người ta dùng loại phương tiện nào để di chuyển. Tôi nghe nói Bhutan đường sá khá hiểm trở và khó đi lại, điều này có đúng không? Nếu tôi muốn đi du lịch bụi thì tôi nên sử dụng loại phương tiện nào để di chuyển giữa các địa điểm tham quan ở Bhutan.
- Phương tiện di chuyển chính là các loại xe. Phần lớn đường nhỏ, nhưng vì ít xe nên không có gì nguy hiểm.
- Ngôn ngữ giao tiếp được sử dụng ở Bhutan là gì? Tôi biết tiếng Anh không rành rẽ lắm, liệu tôi có thể đi du lịch tự túc đến đây có gặp trở ngại gì không?
- Người dân Bhutan chỉ nói tiếng bản xứ, rất ít người biết tiếng Anh, vì vậy khi đến đất nước này du khách nhất thiết phải nhờ đến hướng dẫn viên người Bhutan. Hướng dẫn viên du lịch và nhân viên ngành du lịch và các dịch vụ khác cần thiết cho du khách thì chỉ dùng tiếng Anh để giao thiệp với khách nước ngoài, vì vậy nếu không biết tiếng Anh du khách sẽ gặp nhiều khó khăn.
- Pháo đài Punakha có mở cửa đón du khách đến tham quan hay không?
- Là một trong những pháo đài đẹp nhất của đất nước, Punakha nằm ở giữa hai con sông nổi tiếng Pho Chu và Mo Chu. Được xây dựng từ năm 1637, Punakha được coi là cung điện của hoàng gia Bhutan cho đến giữa thế kỷ 20. Hiện nay, Punakha thường xuyên mở cửa cho khách đến tham quan.
Pháo đài Punakha.

Bhutan - xứ sở huyền bí

.








Đèo Dochula có những vị trí tuyệt vời nhất để ngắm nhìn thiên nhiên trên dãy Hy Mã Lạp Sơn hùng vĩ.

(TBKTSG Online) - Vương quốc Bhutan nằm trên rặng Himalaya, phía bắc là những ngọn núi cao chọc trời giáp với Trung Quốc, còn ở phía nam là rừng già rậm rạp giáp Ấn Độ, địa thế hoàn toàn cô lập với thế giới. Bhutan thường được miêu tả là nền văn hóa Phật giáo Himalaya truyền thống duy nhất còn sót lại.

Từ năm 1974, ngành du lịch Bhutan phát triển dưới sự quản lý chặt chẽ của chính phủ. Trước đó, gần như quốc gia này không tiếp đón người nước ngoài vì quốc vương muốn bảo vệ văn hóa truyền thống, tránh những ảnh hưởng xấu của nước ngoài.

- Vui lòng giới thiệu cho tôi một vài điểm đến độc đáo không nên bỏ qua khi đến du lịch ở Bhutan.

- Khi đến Bhutan du khách nhất định phải tham quan các dzong ở Baro, Thimphu, Punakha, đèo Dochula - địa điểm đẹp nhất để chụp hình dãy Hy Mã Lạp Sơn (Hymalaya); trong đó, Punakha dzong là đẹp nhất. Ngoài ra, du khách không nên bỏ qua chùa Tiger Rest, nằm trên đỉnh núi 3.000 mét. Người dân Bhutan cho rằng ngôi chùa này rất linh thiêng, vì Phật tổ từ bên Tây Tạng sang và thành lập nước Bhutan.
- Theo một bài báo tôi đọc được có nói là đến Bhutan, điểm du lịch đầu tiên du khách phải đến là các dzong, vì nơi đó hội tụ tất cả các tinh hoa văn hóa và truyền thống bản địa. Cho tôi hỏi dzong là nơi thế nào?
Bản đồ Vương quốc Bhutan.
- Trước đây, dzong là các pháo đài, bây giờ đó là cơ quan hành chính của từng địa phương và cũng là trung tâm văn hóa. Trong mỗi dzong có văn phòng các cơ quan hành chính như ở thủ đô là các bộ, ở tỉnh là các sở. Đặc biệt tại bất cứ dzong nào cũng có chùa, và nhà sư lãnh đạo của thành phố sẽ là sư trụ trì chùa này.
- Qua dịp tết Nguyên đán, nhóm bạn của tôi khoảng 10 người muốn đi du lịch hành hương đến Ấn Độ, Nepal, Bhutan và Trung Quốc. Chúng tôi nên chọn lộ trình thế nào hợp lý nhất? cần thời gian tối thiểu bao lâu?
- Các bạn có thể đi Ấn Độ, qua Nepal rồi đi Bhutan. Muốn đi chương trình này để hành hương về đất Phật phải đi tối thiểu 19 ngày. Không nên nối Trung Quốc vào tuyến 3 điểm đến này vì sẽ tốn rất nhiều thời gian và phải vòng đi vòng lại.
- Được biết Thimphu là thủ đô duy nhất trên thế giới không sử dụng đèn giao thông. Vậy ở Bhutan có xảy ra tình trạng kẹt xe không?
- Bhutan là đất nước rất trật tự, người dân rất hiền lành họ ứng xử rất lịch sự trong giao thông. nên không bao giờ có kẹt xe.
- Ở Bhutan người ta sử dụng loại đồng tiền nào để giao dịch? Tỉ giá của đồng này so với đồng tiền Việt Nam khoảng bao nhiêu?
Punakha dzong.
- Tiền Bhutan gọi là Ngultrum (Nu). Một đô la Mỹ = 46 Nu.
- Tôi muốn đăng ký tour cho ba mẹ tôi du lịch Bhutan. Năm nay, hai ông bà xấp xỉ 70 tuổi và cả hai đều bị cao huyết áp, tiểu đường nên ăn uống rất kiêng cữ, không biết liệu thức ăn ở Bhutan có phù hợp với người lớn tuổi hay không?
- Thức ăn Bhutan cũng giống như Ấn Độ, nhưng ở các khách sạn người ta nấu cho khách quốc tế, người Việt Nam có thể dùng được.
- Hiện nay những công ty nào trong nước tổ chức tour đi Bhutan? Một tour đi Bhutan hiện nay có giá khoảng bao nhiêu và thời gian bao nhiêu ngày?
- Hiện nay có hai công ty đã tổ chức đi Bhutan là công ty Phú Sơn ở Hà Nội và công ty du lịch Hương Băng ở TPHCM. Tour đi Bhutan 7 ngày giá khoảng 49.600.000 đồng, nhưng đi 7 ngày thực tế chỉ có 3 ngày để tham quan, chương trình rất hạn chế, chỉ có thể tham quan đươc Paro và Thimphu.
Chương trình tour 10 ngày là đẹp nhất, giá từ 62.000.000 đồng, tham quan đầy đủ các điểm tại Bhutan như Paro, Thimphu, đèo Dochula (điểm đẹp nhất để chụp hình dãy Hy Mã Lạp Sơn), Phunakha, Thăm một làng rất cổ của Bhutan.


Những điểm đến đẹp của miền đất huyền bí Bhutan

Văn hóa Bhuan mang đậm truyền thống Phật giáo Tây Tạng, ngoài các pháo đài cổ (dzong) được xây dựng khoảng thế kỷ XIV thì đi đâu trên đất nước Bhutan cũng thấy chùa chiền và tu viện Phật giáo. 

1. Tu viện Taktsang

Tu viện Paro Taktsang là một trong những nơi linh thiêng nhất ở Bhutan có tên gọi đầy đủ là tu viện Taktsang Palphug, còn được biết đến dưới tên tiếng Anh là The Tiger's Nest Monastery (Tu viện Hang Cọp).

Tu viện Taktsan tọa lạc chênh vênh trên một vách núi đá granit cao ngất giữa tầng mây nhìn xuống thung lũng Paro, có độ cao hơn 3.000m so với mực nước biển, khoảng 900m so với thung lũng Paro. Nơi này được tín đồ Phật giáo và người dân Bhutan đặc biệt tôn kính bởi vì nó gắn liền với quá trình tu tập và hành đạo của Ngài Padmasambhava (vị đem Phật Giáo Mật Tông từ Ấn Độ truyền sang Tây Tạng vào đầu thế kỷ thứ 7).

2. Pháo đài Punakha

Là một trong những pháo đài đẹp nhất của đất nước, Punakha nằm ở giữa hai con sông nổi tiếng Pho Chu và Mo Chu. Được xây dựng từ năm 1637, Punakha được coi là cung điện của hoàng gia Bhutan cho đến giữa thế kỷ 20. Hiện nay, Punakha thường xuyên mở cửa cho khách đến tham quan.

3. Tháp Kora

Xây dựng trong 12 năm kể từ năm 1740 bằng đá trắng, công trình đường bệ nằm tại thung lũng Karmaling, phía đông Bhutan. Đây là một trong những kiến trúc Phật giáo sớm nhất quốc gia này, được xây để xua đuổi tà ma, lưu giữ nhiều thánh tích Phật giáo.

Truyền thuyết nơi đây kể rừng, cô bé gái 8 tuổi người Ấn Độ đã sang đây, tự nguyện xin được chôn sống trên công trình bằng đá để cầu nguyện trong thời gian xây dựng tháp.

4. Tháp Druk Wangyal Chorten và tháp Dochula

Trên con đèo Dochula cao 3.100 m có tới 108 tòa tháp nằm rải rác, hướng về dãy Himalaya. Một trong những công trình "trẻ tuổi" nhất là tháp Druk Wangyal, do Thái hậu của Bhutan xây dựng năm 2004, là hậu cảnh tuyệt đẹp cho tháp Dochula có từ thế kỷ 14. Truyền thuyết kể rằng, tháp Dochula được xây để xua đuổi một con quỷ thường hay bắt người tại đèo Dochula. Đây là con đèo nối thủ đô Thimphu với miền đông Bhutan.

Thimphu là thủ đô duy nhất trên thế giới không có hệ thống đèn giao thông.

5. Pháo đài Trongsa

Là pháo đài lớn nhất Bhutan và có ý nghĩa rất quan trọng đối với người dân nước này, pháo đài Trongsa là nơi ở của các vị vua Bhutan từ năm 1907. Được xây dựng tại ngọn núi phía trên đập sông Mandge Chu, từ nhiều thế kỷ nay, pháo đài kiểm soát con đường giao lưu thương mại từ đông sang tây. Tháp canh Ta Dzong giờ được biến thành bảo tàng.

Mách nhỏ cho bạn: 

- Từ Việt Nam, muốn bay đi Bhutan phải quá cảnh ở Bangkok hoặc Nepal. Nếu chọn quá cảnh ở Bangkok, bạn sẽ ngủ đêm ở Bangkok, sáng hôm sau bay đi Bhutan, thời gian bay 6 tiếng.

- Bhutan có nhiều chùa chiền và tu viện Phật giáo. Nhưng không phải vì thế mà bạn lo lắng đến đất nước này có được ăn "mặn" hay không.

Ngược lại, người dân ở vùng đồi núi cao này ăn nhiều thịt, nhất là các loại bò và gia cầm. Các món súp thịt nấu gạo và rau khô nêm nhiều gia vị cay được ưa thích trong mùa lạnh. Các thực phẩm chế biến từ sữa, đặc biệt là bơ và phô mát cũng tiêu thụ rất nhiều. Về đồ uống, ngoài trà, người ta cũng uống nhiều rượu gạo và bia nữa. Nhưng hãy chủ ý, Bhutan có luật cấm bán và hút thuốc lá; những người nghiện thuốc lá đến xứ sở lạnh lẽo này sẽ “khổ sở” không ít.

- Người dân Bhutan chỉ nói tiếng bản xứ, rất ít người biết tiếng Anh, vì vậy khi đến đất nước này du khách nhất thiết phải nhờ đến hướng dẫn viên người Bhutan.

- Đất nước Bhutan không hề có chính sách khuyến khích du lịch vì thế mà trong khi nhiều nước trên thế giới tìm nhiều cách để hấp dẫn khách du lịch thì Bhutan không thích mở cửa đón người nước ngoài. Du khách phải trả chi phí lên đến 200USD mỗi ngày để ở lại đây. Nhiều kỳ quan cổ xưa của Bhutan cũng không được công bố ra bên ngoài thế giới. 
Yeudulich

Bhutan - cõi hạnh phúc bên triền Himalaya

Bhutan quyến rũ du khách bởi khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ cùng kiến trúc pháo đài kết hợp tu viện độc đáo và huyền bí.

Là quốc gia nằm bên triền núi Himalaya, hành trình đến vùng đất vốn được mệnh danh là “cõi hạnh phúc” của miền hạ giới không dễ nhưng luôn có rất nhiều du khách chờ đợi để được đến đây.
1. Khí hậu
Bhutan có khí hậu rất đa dạng, nhiệt đới ở phía nam, mùa đông lạnh và mùa hè nóng ở miền trung, còn phía bắc dãy Himalaya thì mùa đông lạnh và mùa hè mát.
2. Di chuyển
Từ Việt Nam bay sang Bhutan, du khách có thể quá cảnh ở  Bangkok (Thái Lan) hoặc Nepal. Thời gian bay khoảng hơn 6 tiếng, giá vé hạng thường khoảng 25 triệu đồng. Nếu đi theo tour, một chuyến du lịch sang đất nước này 6 ngày khoảng hơn 50 triệu đồng. Chính phủ Bhutan không khuyến khích khách du lịch đi tự túc mà phải qua một công ty du lịch để bảo lãnh visa.
Bhutan1-9727-1403258030.jpg
Thiền viện Paro Taktsang. Ảnh: Panoramio
3. Những điểm tham quan ở Bhutan
Thimphu là thủ đô của Bhutannằm ở phần phía tây trên độ cao khoảng 2.300 mét. Từ sân bay quốc tế Paro, du khách sẽ mất khoảng một tiếng, đi qua những con đường đồi đầy gió để đến được thủ đô. Trashi Chhoe Dzong là khu trung tâm hành chính và tôn giáo được xây dựng vào thế kỷ 18. Vào ban đêm khi đèn chiếu sáng, thủ đô giống như một con tàu trong thung lũng Thimphu có cây cối bao quanh.
Dzong là lối kiến trúc pháo đài tu viện đặc thù của những quốc gia cùng dãy Himalaya, mà tiêu biểu nhất chính là ở Bhutan. Loại kiến trúc này có dáng dấp bên ngoài rất đồ sộ, tường tháp bao quanh một khu phức hợp gồm sân, đền, văn phòng chính quyền và cư xá của tu sĩ. Các pháo đài tu viện được sử dụng như là những trung tâm tôn giáo, quân sự, hành chính và xã hội. Đây còn là địa điểm để tổ chức các lễ hội tôn giáo hằng năm.
Trashicho Dzong được xây dựng vào năm 1641. Đây là tu viện ấn tượng nhất nằm trên bờ Wangchu (sông Thimphu). Hiện nay, nơi này đang này là cơ quan hành chính của nhà nước, nơi đặt ngự phòng của vua và rất nhiều cơ quan khách thuộc bộ máy cai trị của nhà nước. Đây cũng là nơi ngự giá vào mùa hè của các vị lãnh đạo Phật Giáo.
Trongsa-dzong-lon-nhat-Bhutan-6519-8488-
Kiến trúc dzong ở Bhutan.  Ảnh: Bhutanadventure
Tháp Khamsum Yulley Namyel Chorten được xây dựng bởi nữ hoàng thứ ba, Ashi Tshering Yangdon Wangchuck trong năm 2000 và là một minh chứng tuyết vời cho nghệ thuật Chorten của phái Mật Tông Bhutan.
Ta Dzong: nơi từng là tháp canh, bảo vệ khu Rinpung Dzong trong cuộc chiến tranh giành đất đai với vương quốc Tây Tạng vào thế kỷ thứ 17. Hiện giờ nơi đây được chính phủ dùng làm nhà bảo tàng quốc gia, lưu giữ rất nhiều hiện vật, kỷ vật thời xưa.
Paro Taktsang dzong là nơi linh thiêng nhất Bhutan được xây dựng cheo leo bên vách đá của thung lũng Paro ở độ cao hơn 3.000 m so với mực nước biển.
Rinpung dzong là một trong những tu viện lớn nhất Paro. Cơ quan luật pháp và chính quyền tỉnh Paro đều được đặt tại đây.
Kyichu Lhakhang là một trong những ngôi mộ thiêng liêng nhất của vương quốc Bhutan, gồm 2 đền thờ. Đền thờ đầu tiên được xây bởi vua Tây Tạng Songtsen Gampo vào thế kỷ thứ 7 và còn ngôi mộ thứ 2 được xây dựng vào năm 1968 bởi Ashi Kesang, Hoàng Thái Hậu của vương quốc Bhutan thời bấy giờ.
Pháo đài tu viện Wangdue Phodrang được xây trên một ngọn đồi nhìn xuống ngã ba sông Puna Chhu và sông Tang Chhu với mục đích ngăn chặn các cuộc xâm nhập bằng đường sông.
Punakha là một trong những pháo đài đẹp nhất của đất nước, nằm giữa hai con sông thơ mộng Pho Chu và Mo Chu. Đây được coi là cung điện của hoàng gia Bhutan cho đến giữa thế kỷ 20. Ngày nay du khách có thể vào tham quan.
Ngoài ra, đến Bhutan, du khách có thể dễ dàng bắt gặp rất nhiều động vật hoang dã như: hươu, nai, chim, sơn dương, gấu,… Chúng rất thân thiết và không tấn công con người bởi dân địa phương yêu quý muông thú, tất cả sống chung với nhau một cách thân thiện.
Một điểm thú vị khác ở Bhutan là tại thủ đô Thimphu không sử dụng tín hiệu đèn giao thông. Mọi sự hướng dẫn đều do cảnh sát giao thông đảm trách.
Nghi-le-Jampa-Lhakhang-Drup-li-2421-9705
Nghi lễ Jampa Lhakhang Drup linh thiêng và lâu đời nhất ở Bhutan. Ảnh: National Geographic
4. Lưu ý
Người dân Bhutan chỉ nói tiếng bản xứ, rất ít người biết tiếng Anh, vì vậy khi đến đất nước này du khách nhất thiết phải nhờ đến hướng dẫn viên người Bhutan.
Để bảo vệ vẻ đẹp hoang sơ và bảo tồn truyền thống văn hóa của mình, hoàng gia Bhutan quyết định hàng năm chỉ cho phép khoảng 6.000 du khách đến đất nước này. Mỗi khách du lịch phải đóng ít nhất 200 USD cho mỗi ngày ở Bhutan và đi theo chương trình do một công ty du lịch Bhutan thu xếp.
Anh Phương

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét