Thứ Ba, 28 tháng 8, 2012

Những khu vườn bách thảo đẹp nhất thế giớ


1. Vườn Brooklyn, Mỹ
Nếu bạn yêu thích nhưng khu vườn Nhật Bản nhưng lại đang sống ở Mỹ, thì Brooklyn là điểm dừng chân lý tưởng cho bạn. Là một khu vườn thực vật xanh mướt hiếm hoi ở thành phố New york, Mỹ, xây dựng năm 1910, tọa lạc trên vùng đất rộng 20,8 hecta, vườn bách thảo Brooklyn là địa điểm được du khách ghé thăm nhiều nhất nước Mỹ. Nơi đây có đến 12.000 loài thực vật khác nhau sinh sống, nổi bật lên đó là hàng cây anh đào rực rỡ sắc hoa, Viện thực vật Steinhardt và Bảo tàng cây cảnh C.V. Starr, đồng thời cũng là “nhà” của một trong những loài hoa hiếm nhất, lớn nhất và lâu nở nhất-hoa Sumatran Amorphophallus (còn gọi là Hoa xác chết). Ngoài ra, vườn còn bao gồm nhiều khu vườn “mini” như vườn Fragrance, vườn Japanese Hill and Pond, vườn hồng…
2. Vườn Kirstenbosch, Nam Phi
Kirstenbosch có thể không phải là vườn bách thảo cổ nhất nhưng lại là vườn lớn nhất thế giới. Ngự trị trên vùng đất rộng 35,6 hecta bên trên sườn núi Bàn (Table Mountain) nhìn ra thành phố Cape Town, Nam Phi, Kirstenbosch luôn tự hào là khu vườn xinh đẹp nhất châu Phi, được UNESCO công nhận là Di sản thế giới.
Ra đời năm 1913, vườn bách thảo quốc gia đầu tiên thành lập cho mục đích bảo tồn hệ thực vật địa phương, đến nay, mặc dù là khu vườn “nhân tạo” nhưng Kirstenbosch vẫn mang trong mình trọng trách bảo tồn đa dạng sinh học của đất, bao gồm hai hệ thực vật và động vật. Loài hoa nổi tiếng nhất khu vườn là hoa Mandela’s Gold vàng.
3. Vườn Botanischer, Đức
Botanischer được đánh giá là một trong những khu vườn quan trọng nhất trên thế giới. Xây dựng từ năm 1897 đến 1910, Botanischer hiện là một phần của trường Đại học Freie ở thủ đô Berlin. Điểm đáng chú ý nhất khu vườn rộng 17,2 hecta là bộ sưu tập 16 căn nhà kính, trong đó phải kể đến hai khu nhà lớn Cactus Pavilion và Pavilion Victoria, nơi trồng nhiều loài cây thực vật khác nhau. Đặc biệt có khu Đại sảnh Great Pavilion là nhà kính lớn nhất thế giới đủ sức chứa cả một cây tre khổng lồ.
Ngoài ra, trên khuôn viên của Botanischer còn có Bảo tàng thực vật học, nơi có hẳn một phòng mẫu cây và một thư viện khoa học, và một khu nghĩa trang trong đó có ba khu mộ là nơi yên nghỉ của một nhà thám hiểm, một nhà dân tộc học và nhà thực vật học Georg Schweinfurth.
4. Vườn Missouri, Mỹ
Ban đầu, khu đất rộng 31,6 hecta để xây dựng vườn bách thảo này thuộc về tài sản tư nhân, cho đến năm 1859 khu vườn hoàn thành và chính thức ra mắt phục vụ công chúng. Điểm nhấn của khu vườn là “ôm gọn” khu vườn Seiwa-en “con” rộng 5,6 hecta theo phong cách Nhật Bản và trở thành khu vườn rộng lớn nhất Tây bán cầu với tòa nhà mái vòm khổng lồ trồng đủ các loại thực vật miền nhiệt đới, một hang động đá vôi và một ngôi nhà trên cây. Nơi đây đã từng tổ chức lễ hội đèn lồng Trung Quốc với đa dạng sắc màu trong đêm.
5. Vườn Singapore
Singapore là quốc đảo được mệnh danh là City Garden – Thành phố vườn với trên dưới 300 công viên và 4 khu bảo tồn thiên nhiên, trong đó, không thể không nhắc đến Vườn quốc gia Singapore – một hình ảnh thu nhỏ của những công viên miền nhiệt đới, thành lập năm 1859, tọa lạc trên vùng đất rộng 73,2 hecta, là nơi sinh sống của hơn 20.000 loài phong lan khác nhau nằm trong Phòng trưng bày Phong lan Quốc gia cùng các loài động vật như khỉ, rùa bắc Mỹ. Ngoài ra, du khách đến đây có thể bị “choáng ngợp” bởi rất nhiều vườn “con” như vườn lan quốc gia, vườn gừng, vườn tiến hóa, vườn thiếu nhi Jacob Ballas…
6. Vườn Montreal, Canada
Có thể khí hậu lạnh lẽo của Canada vùng bắc Mỹ sẽ khiến cho việc chăm chút các khu vườn gặp khó khăn, tuy nhiên, điều này là một ngoại lệ với vườn bách thảo Montreal. Ra đời năm 1931, khu vườn thông minh này có thể “lợi dụng” cùng lúc các yếu tố không gian trong nhà và ngoài trời nhằm đáp ứng nhu cầu thăm thú của du khách quanh năm.
Trong khuôn viên khu vườn rộng lớn không chỉ có hai khu vườn lớn nhất Trung Quốc bên ngoài châu Á và vườn Nhật Bản mà còn là nơi rất nhiều loài động vật và thực vật sinh sôi và phát triển (gồm 160.000 loài bọ khác nhau cùng hàng nghìn loài bướm vùng nhiệt đới…)
7. Vườn Hoàng gia, Anh
Nằm tại vùng ngoại ô Kew, thủ đô London, vườn bách thảo Hoàng gia rộng 120 hecta, là “ngôi nhà” rộng lớn nhất thế giới cho các loài thực vật sinh sống, được UNESCO công nhận là Di sản thế giới. Để đi hết khu vườn rộng lớn này người ta phải dùng đến hệ thống tàu 72 chỗ ngồi cùng một con đường đi bộ Treetop. Điểm đặc biệt của khu vườn là nơi đây có chứa một đống phân ủ lớn nhất châu Âu, kế đó là khu vườn “con” Davies Alpine House cùng một loạt các khu nhà hoa Súng, nhà Cọ và nhà kính Công chúa xứ Wales cùng với một thư viện với 750.000 đầu sách.
8. Vườn Longwood, Mỹ
Giống như Missouri, Longwood trước kia cũng là một tài sản tư nhân cho đến năm 1919 thì khu vườn chính thức hoàn thành và ra mắt công chúng. Nổi tiếng với cái tên Khu vườn thần tiên lớn nhất thế giới với 5.500 loài thực vật khác nhau sinh sống, tọa lạc trên vùng đất rộng 400 hecta, gần Philadelphia, Longwood có tổng 20 khu vườn “con” ngoài trời và 20 khu vườn trong nhà kính là nơi bảo tồn 11.000 loài cây và hoa khác nhau trên khắp thế giới.
Hàng năm, có tới 800 sự kiện văn hóa như triển lãm hoa, biểu diễn nhạc nước, hòa nhạc hay bắn pháo hoa được tổ chức tại Longwood.
DonkeyẢnh: Ecora

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét